Tổ chức gia đình

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 37 - 44)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.1.Tổ chức gia đình

2.1. Tổ chức gia đình và dịng họ

2.1.1.Tổ chức gia đình

Gia đình là loại hình chung sống mang tính chất giới tính đƣợc liên kết lại nhờ hơn nhân nhằm để tái sản xuất cả về phƣơng diện sinh học, lẫn phƣơng diện kinh tế và văn hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo tài liệu điền dã cho biết hiếm thấy loại hình gia đình lớn ở vùng Sán Dìu mà phổ biến ở đây là loại hình gia đình nhỏ phụ hệ. Các loại hình gia đình ở Đồng Hỷ thuộc nhiều cấu trúc khác nhau:

- Loại gia đình bốn thế hệ gồm có: cụ, ơng bà, vợ chồng chủ nhà và con của họ chƣa lập gia đình cùng sinh sống trong một nhà, cùng làm chung ăn chung và chi tiêu chung, đó là trƣờng hợp gia đình ơng Tống Văn Sìn, xóm Trại Gai, xã Nam Hịa.

Mơ hình gia đình ơng Tống Văn Sìn, xóm Trại Gai, xã Nam Hịa

Loại hình gia đình bốn thế hệ cùng cƣ trú dƣới một mái nhà đến nay chiếm một tỉ lệ nhỏ.

- Gia đình ba thế hệ gồm có bố mẹ của chủ nhà, (hay bố hoặc mẹ chủ nhà) vợ chồng chủ nhà cùng con cái chƣa dựng vợ, gả chồng. Loại hình gia đình này hiện tại khá phổ biến.

Mơ hình nhà ơng Lê Văn Nhất xóm Na Ca2, xã Minh Lập Tống Văn Sìn

La Thị Định

Diệp Thị Tám

Tống Văn Hải Đặng Thị Hoa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Gia đình hai thế hệ gồm vợ chồng chủ nhà và con cái chƣa xây dựng gia đình, đây là loại gia đình chính yếu hiện nay.

Mơ hình gia đình anh Lăng Văn Hịa xóm Trại Gião, Xã Nam Hịa

- Gia đình gồm chồng hoặc vợ (một trong hai ngƣời đã mất) và các

con chƣa xây dựng gia đình.

Mơ hình gia đình bà Mạch Thị Xn ở xóm Bà Đanh 1, xã Minh Lập

Qua khảo sát thực tế cho thấy, loại hình gia đình nhỏ gồm hai thế hệ ngày càng trở nên phổ biến. Sở dĩ có hiện tƣợng trên bởi những nguyên nhân sau:

- Do cha mẹ già qua đời khi đó gia đình ba thế hệ trở thành gia đình hai thế hệ.

Mạch Thị Xuân

Trịnh Minh Thƣởng Trịnh Minh Trƣờng

Lăng Văn Hịa Hồng Thị Ba

Lăng Đức Linh Lăng Đức Mạnh

Lê Văn Nhất

Lƣu Thị Sinh

Lý Thị Hồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Theo truyền thống những gia đình có nhiều con trai, sau khi một trong số những ngƣời con trai đó lấy vợ thì đƣợc bố mẹ cho ra ở riêng, điều đó góp phần làm cho kiểu gia đình nhỏ tăng lên.

- Vai trò kinh tế hộ đƣợc thừa nhận gắn liền với nó là việc giao đất theo từng hộ đã kích thích q trình hạt nhân hóa gia đình.

Tuy nhiên, gia đình nhỏ 2 thế hệ không phải là bất biến, thực tế cho thấy sau một thời gian sinh sống cặp vợ chồng ban đầu có con cái, cháu chắt họ trở thành thế hệ ông bà thuộc hàng thế hệ già nhất trong gia đình, từ gia đình hai thế hệ về sau lại quay về gia đình ba hoặc bốn thế hệ, hình thức gia đình có sự thay đổi diễn tiến theo thời gian.

Hầu hết khi các con đã lớn sẽ tiến hành lập gia đình và cho ra ở riêng,

đƣợc phân chia một số tài sản nhƣ: ruộng đất, trâu bị, cơng cụ sản xuất... Nhƣng tinh thần gia tộc ở ngƣời Sán Dìu vẫn cịn đậm nét nghĩa là anh em thƣờng cƣ trú gần nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Trong trƣờng hợp này ngƣời cha hoặc con trƣởng có trách nhiệm bao quát chung, còn quyền hành vẫn thuộc về ngƣời chủ của từng gia đình nhỏ.

Quy mơ của gia đình nhỏ từ sau cách mạng tháng Tám cho đến những năm 80 của thế kỉ trƣớc cịn tƣơng đối lớn. Trung bình có từ 4 - 5 ngƣời, gia đình 2 - 3 ngƣời con rất thấp. Chỉ tiêu phấn đấu một đơi vợ chồng có hai con chỉ đƣợc nêu ra trong mục tiêu phấn đấu xây dựng “Làng văn hóa”, “Nơng

thơn văn hóa” thời gian gần đây mà thơi. Đây cũng là tình trạng chung của

nhiều tộc ngƣời cƣ trú trên đất nƣớc ta, nhu cầu đông con trƣớc hết nhằm thõa mãn sức lao động cho gia đình, đồng thời tâm lý để khi về già có các con phụng dƣỡng và để phòng ngừa trƣớc những rủi ro bệnh tật xảy ra. Hơn nữa tập quán sau hôn nhân cƣ trú bên nhà chồng chỉ trừ một số ít trƣờng hợp ở rể, khiến ngƣời ta coi trọng con trai, cùng với nhận thức của dân số và điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển đã làm tăng quy mơ gia đình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong tổ chức sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, gia đình phân cơng lao động theo giới tính và tuổi tác. Trong gia đình các loại cơng việc nặng nhọc nhƣ cày bừa, phát nƣơng, làm nhà… do đàn ông đảm nhận. Phụ nữ tham gia những công việc nhẹ nhàng hơn nhƣ: cấy hái, nội trợ, chăm sóc con cái song số lƣợng công việc mà họ đảm nhận là rất lớn.

Gia đình của tộc ngƣời Sán Dìu là gia đình phụ quyền, chủ gia đình là ngƣời chồng, ngƣời cha, có trách nhiệm lo toan mọi cơng việc lớn trong nhà nhƣ: quan hệ với xóm làng, dịng tộc, chăm lo tang ma, cƣới xin, tế lễ… Các thành viên khác đƣợc phép tham gia đóng góp ý kiến nhƣng ngƣời quyết định cuối cùng vẫn thuộc về vai trị của ngƣời chủ gia đình.

Việc phân chia tài sản chỉ có con trai mới có quyền thừa kế. Những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ gia đình khơng có con trai ngƣời con gái lấy chồng ở rể mới đƣợc hƣởng phần tài sản do bố mẹ để lại mà thực chất là tài sản do ngƣời con rể thay con trai làm nhiệm vụ phụng dƣỡng, thờ cúng bố mẹ vợ. Trong truyền thống của ngƣời Kinh ở miền xuôi hầu hết bố mẹ ở chung với con trƣởng nhƣng với ngƣời Sán Dìu điều này khơng bắt buộc. Họ có thể ở với con trƣởng hay con thứ tùy từng gia đình và khi đó ngƣời nào có trách nhiệm trực tiếp chăm lo bố mẹ sẽ đƣợc hƣởng phần nhiều hơn một chút. Nếu bố mẹ chết sớm mà các con còn nhỏ, ngƣời anh, em trai của bố sẽ thay mặt thờ phụng và quản lý tài sản, nuôi dƣỡng, dựng vợ gả chồng cho các cháu của mình.

Ngƣời phụ nữ truyền thống có địa vị thấp hơn nam giới, sự bất bình đẳng khơng chỉ thể hiện ở việc thừa hƣởng tài sản, quyền quyết định các cơng việc trong gia đình… mà ngay cả việc phân chia khu vực sinh hoạt trong ngôi nhà cho thấy một cách rõ nét: gian giữa nơi tiếp khách, đặt bàn thờ tổ tiên, bên cạnh là chỗ ngủ của chủ nhà còn ngƣời phụ nữ bao giờ cũng ngủ ở gian buồng phía trong.

Trƣớc đây mối quan hệ giữa bố chồng, anh chồng với nàng dâu khá nặng nề. Bố chồng không vào buồng ngủ của con dâu; nàng dâu khơng đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ăn cùng mâm ngồi cùng chiếu với bố chồng. Đầu tóc phải quấn gọn gàng, không đƣợc thả xuống bởi theo họ “sim bụ mạo tạch vong thai” (khơng đƣợc thả tóc, thả tóc là có tội). Theo lời kể của một số cụ già, trong nhân dân hiện tƣợng ngồi mâm riêng giữa bố mẹ chồng và con dâu vẫn tồn tại cho đến ngày nay song chỉ cịn một vài trƣờng hợp hi hữu mà thơi. Phụ nữ Sán Dìu khi đi lấy chồng ít có quan hệ với cha mẹ đẻ, chỉ trừ các dịp lễ tết hay lúc ốm đau. Khi muốn về thăm gia đình, họ phải đƣợc sự đồng ý của bố mẹ chồng, sau đó họ sẽ cử ngƣời đƣa đi chứ không đƣợc quyền tự do nhƣ ngày nay.

Ngƣời Sán Dìu cũng có tục ở rể, con rể đƣợc đối xử nhƣ con trai nhƣng mọi cơng việc trong gia đình con rể phải đảm nhận, ngay cả việc phụ giúp vợ trong một số cơng việc nội trợ trong gia đình, ví nhƣ: khi ngƣời vợ chuẩn bị bữa sáng cho gia đình ngƣời chồng cũng phải dậy sớm phụ giúp các công việc nhƣ: giã gạo, gánh nƣớc…Mối quan hệ anh chồng và em dâu cũng có khoảng cách nhất định, anh chồng không đƣợc vào chỗ ngủ của em dâu, không đƣợc trêu chọc nhau. Em dâu khi gội đầu khơng đƣợc bng tóc trƣớc mặt anh chồng mà phải có một tấm vải che khuất [74].

Ngƣời Sán Dìu có tục nhận con ni, tục lệ này xảy ra ở các trƣờng hợp: - Đối với những gia đình hiếm con hay khơng có con ngƣời ta thƣờng xin con nuôi, ngƣời con nuôi đƣợc đối xử nhƣ con đẻ, cũng chia tài sản và trong trƣờng hợp bố mẹ ni khơng có con trai mà ngƣời con nuôi là ngƣời đảm nhận trách nhiệm thờ phụng thì họ đƣợc coi nhƣ con đẻ, có quyền thừa kế nhƣ con trai ruột.

- Nhận con nuôi trên danh nghĩa, những đứa trẻ khó ni (sinh nhiều nhƣng ni đƣợc ít hoặc con cái hay bị bệnh tật) ngƣời ta gửi con cho một ông thầy cúng nào đó để nhận làm con hƣơng (hong chấy). Muốn làm con hƣơng của thầy phải trải qua lễ “Đặt tên thánh trẻ”, nghi thức đƣợc tiến hành nhƣ sau: Ngƣời ta lập đàn và treo tranh Tam Thanh, thầy cúng viết giờ, ngày, tháng, năm sinh của trẻ vào một miếng giấy đỏ đặt vào một cái đĩa, thầy cúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hai tay bƣng đĩa để cho mép tờ giấy sát vào các bức tranh và rê lần lƣợt từ Ngọc Thanh,Thƣợng Thanh đến Thái Thanh, nếu tờ giấy dính vào bất cứ nhân vật nào chứng tỏ vị thánh đó đã nhận thì đứa trẻ làm con ni và đƣợc đặt tên theo nhân vật ấy. Thánh sẽ bảo bảo vệ cho trẻ không gặp phải tai ƣơng, bệnh tật. Đứa trẻ đó đƣợc thầy cúng nhận làm con hƣơng và nhận thầy làm bố nuôi. Hàng năm cứ vào ngày mồng một và mồng hai tết Nguyên đán, con nuôi mang lễ vật đến nhà thầy làm lễ tổ tiên, thần thánh nhà thầy. Thầy sẽ gắn bùa yểm bảo vệ cho con nuôi; khi thầy mất phải để tang 100 ngày. Đến khi trẻ đến tuổi dựng vợ, gả chồng (qua tuổi hƣởng tên thánh) ngƣời ta làm lễ trả ơn cho thánh gọi là lễ tháo khoán (thoát quẹn).

- Nhận con nuôi theo tục lệ mai mối trong hôn nhân, những ông, bà mối (môi nhin) sẽ đƣợc các cặp vợ chồng nhận làm bố mẹ (mói cơng mói ché). Bố mẹ ni coi họ nhƣ con cái của mình, có trách nhiệm giúp đỡ, dạy bảo. Con ni phải có trách nhiệm với mói cơng mói ché nhƣ các bậc sinh thành, có lễ tết hàng năm, khi gia đình có việc hệ trọng hay khi bố mẹ nuôi chết phải phúng viếng, chịu tang đầy đủ.

Các thành viên trong gia đình ln u thƣơng đùm bọc lẫn nhau. Ông bà cha mẹ luôn dành cho con cháu sự ân cần chăm sóc dạy bảo. Trong gia đình ơng bà, cha mẹ ln ý thức đƣợc trách nhiệm giáo dục con cái đạo lý sống đúng đắn, điều đó đƣợc thể hiện qua các làn điệu Soọng cô đặc trƣng:

“Moọc vúi váng say dịu soi hén

Ết bón coong hú slip slam ben Đo ọng slin coong hú cố ết bón Cạo thao hoi thoi sênh séo nén”

Dịch:

“ Đừng có làm việc sai trái sẽ có tội

Quyển sách giang hồ có mười ba chương Hát hết quyển sách giang hồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dạy cho đời sau sống lương thiện”[5, tr.5].

“Ca chơng hụ cụi dịu nhín ben

Lạn tơ phín khống nhín kẹn sen Cháo mạn nghi slua khin cang chộng Moọc thoi xin hán ca lý mén”

Dịch:

“ Nhà giàu có hạnh phúc có người khen

Lười biếng nghèo đói ta coi thường Sớm tối, xuân thu cần cù cày cấy

Đừng có lười thân ngủ cả ngày”[5, tr.6].

Trong gia đình ngƣời sán Dìu con cháu kính trọng ơng bà, cha mẹ, ít có sự to tiếng với nhau, coi trọng ngƣời già và trẻ em. Thơng qua gia đình mỗi thành viên đều đƣợc giáo dục những quy cách ứng xử, đƣợc trao truyền những bản sắc văn hóa của tộc ngƣời qua các thế hệ. Vì vậy, gia đình chính là hạt nhân cơ bản trong sự phát triển cộng đồng tộc ngƣời.

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 37 - 44)