Thờ các vị thần che chở cho cộng đồng và gia đình

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 101)

6. Cấu trúc của đề tài

3.5. Tín ngƣỡng dân gian

3.5.2. Thờ các vị thần che chở cho cộng đồng và gia đình

Thờ Thành Hồng: Tín ngƣỡng thờ thần bản mệnh của cộng đồng làng, về

mặt tín ngƣỡng tơn giáo với mục đích làm vừa lịng mong tiếp tục đƣợc siêu nhiên phù hộ độ trì. Đồng thời cịn mang ý nghĩ củng cố tinh thần của làng. Hầu hết các làng của ngƣời Sán Dìu đều lập đình thờ Thành Hồng. Vị thần đƣợc thờ thƣờng đƣợc gắn với các chức vị “Đại vương”: Đình Thơng Nhãn (Xóm Thơng Nhãn, xã Linh Sơn) thờ Lưu Thiện Đại vương, Bà chúa Sơn Lâm, Miếu Bạc Đại vương;

đình Ao Lang (xóm Ao Lang, xã Linh Sơn) thờ Quý Minh Đại vương, Bà chúa Sơn Lâm; đình Đại Hồng (xóm Chí Son, xã Nam Hòa) thờ Xuất Thành Đại vương, Q Minh Đại vương, Lính Binh Đại vương…

Thành Hồng đƣợc thờ ở các ngơi đình với vị thế thống mát, cao ráo, quy mô vừa, đa số các ngơi đình quay về hƣớng nam.

Hàng năm vào các dịp lễ tết: đầu năm mới, lễ hạ điền, thƣợng điền, cúng cơm mới, cuối năm… ngƣời ta tổ chức cúng Thành Hoàng làng. Tại mỗi làng đều cử ngƣời trơng coi đình gọi là ơng chủ nhang, vào ngày mồng 1và

15 rằm phải có trách nhiệm quét dọn, hƣơng khói cho các thần. Trƣớc đây, chủ nhang đƣợc canh tác trên một mảnh ruộng do dân làng giao cho để lấy tiền hƣơng hỏa. Ngày nay, số tiền này chủ yếu do dân làng đóng góp. Đến ngày hành lễ, dân làng cử ra khoảng bốn ông thôn (thƣờng là các gia đình thay phiên nhau phụ trách) thu tiền lo liệu lễ vật. Hôm làm lễ mờ sáng ngƣời ta mang lễ vật ra đình nấu nƣớng, chuẩn bị cỗ cúng. Khi cả làng có mặt đơng đủ, ngƣời chủ lễ đọc bài cúng cầu mong thần bảo vệ dân làng, phù hộ mùa màng tốt tƣơi, cuộc sống no đủ, không gặp tai ƣơng. Sau đó, chủ lễ xin âm dƣơng hạ lễ và cả làng cùng thụ lộc trong khơng khí linh thiêng, đầm ấm.

Thờ mụ (nam mu): Ngƣời Sán Dìu cho rằng: “có trẻ con là có bà mụ”,

mỗi đứa trẻ sinh ra đều đƣợc sự che chở của bà mụ. Họ cúng mụ trong các trƣờng hợp nhƣ: khi trẻ quấy khóc, biếng ăn khơng rõ ngun nhân hoặc nếu đứa trẻ nằm mơ thấy có ngƣời cởi bỏ áo cũng có nghĩa bà mụ đang về địi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quần áo… bố mẹ của bà phải tổ chức cúng mụ cho bé. Trƣớc đây, cứ một tháng cúng mụ một lần thƣờng vào ngày mồng 2 Âm lịch là ngày mụ về thăm trẻ và họ cúng cho đến khi trẻ đƣợc 2 đến 3 tuổi mới thôi. Ngày nay, đồng bào chỉ cúng mụ khi trẻ sinh ra, đầy tháng và vào những lúc trẻ hay quấy nhiễu. Họ khơng có tục lập bàn thờ mụ cố định chỉ khi có hiện tƣợng bất thƣờng với bé ngƣời ta cầu cứu đến sự cứu giúp của bà mụ bằng cách đặt mâm lễ lên một cái bàn ở trong buồng nơi ngủ của bé để cúng mụ. Lễ vật tùy từng gia đình nhƣng thơng thƣờng phải có rau xanh, cá, gạo và bát hƣơng. Gia chủ thắp hƣơng, khấn với đại ý: Gia chủ kính dâng ơng bà mụ lễ vật gồm có…. hưởng

xong thì phù hộ cho con của tín chủ là… (họ tên trẻ) không quấy nhiễu, ăn ngon, ngủ ngoa”[67]. Cúng xong họ hạ lễ vật và bỏ bát hƣơng, đến khi trẻ

quấy khóc, ốm đau… lập bát hƣơng khác và sắm lễ vật cúng mụ.

Thờ thần cửa (sẩn món): Thần cửa là vị thần có trách nhiệm canh giữ

không cho các loại tà ma quỷ dữ xâm nhập vào nhà. Ở cửa chính của ngơi nhà ngƣời ta gài một ống tre có cắm hƣơng để thờ thần. Họ cúng thần vào các ngày lễ tết, gia đình có việc hệ trọng nhƣ sinh đẻ, cƣới xin, tang ma… Tuy nhiên, ngƣời ta không đặt mâm lễ riêng mà cúng chung ở trên bàn thờ tổ tiên. Tín ngƣỡng này ngày nay vẫn còn tồn tại ở hầu hết trong các gia đình ngƣời Sán Dìu.

Thờ táo quân (chạo kun): “Táo quân” hay “ma bếp” là do ảnh hƣởng

của đạo giáo, nên các ma bếp này trở thành một vị thần trong thần điện của đạo giáo. Đó là táo quân, làm nhiệm vụ bảo vệ ngƣời và súc vật, “quản lý

hộ khẩu”.

Theo cách đánh giá của những ngƣời cao niên “ma bếp” là vị đƣợc đồng bào sợ và tôn vinh nhất. Những năm sau cách mạng tháng tám, có những gia đình ngƣời ta thờ ơng Táo ở ngay gian bếp nấu ăn. Ngày nay, đa số họ thờ cùng với tổ tiên bằng một bát hƣơng đặt ngang hàng với bát hƣơng tổ tiên. Nếu thờ ơng Táo ở bếp thì họ rất kiêng kỵ: Bếp phải ln

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sạch sẽ, củi đun phải là những loại củi chặt ở trên rừng mang về, khơng đƣợc dính các loại uế tạp; khi nấu khơng đƣợc gõ vào kiềng, xoong hoặc vẽ bậy… ngƣời ta cũng kiêng không đƣợc đun cám lợn ở bếp sợ bẩn bếp; khơng đƣợc nấu thịt chó và ăn ở tại bếp. Gia đình nào khơng kiêng kỵ, làm động đến ông Táo sẽ bị trừng phạt nặng gây ta tai họa cho gia đình: bệnh tật, tai nạn, lâu ngày khơng có sự can thiệp của thầy cúng tạ lỗi với táo quân, gia đình sẽ dẫn đến suy vong. Ơng Táo thờ ở bàn thờ chính của gia đình thì những điều kiêng kỵ trên đƣợc giảm bớt, nhƣng nhất thiết bếp phải là nơi đƣợc giữ gìn sạch sẽ, linh thiêng trong ngơi nhà.

Thờ các vị Thần thánh, Phật trong các gia đình làm thầy cúng: Ngƣời

Sán Dìu khác với một số địa phƣơng khác trên cả nƣớc, họ không lập bàn thờ các vị thần thánh, phật trong gia đình nhà thầy cúng mà chỉ khi có việc cần phải thỉnh cầu đến các vị thì mới lập đàn để thờ. Đối tƣợng đƣợc thờ bao gồm: Phật bà Quan Âm, Tam Bảo, Tam Thanh và Tổ sư. Đối với những nghi lễ cần đến Phật thì ngƣời ta lập đàn thờ Phật bà Quan Âm và Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), với những việc làm cần sự có mặt của thánh ngƣời ta lập đàn thờ Tam Thanh (Ngọc Thanh, Thƣợng Thanh, Thái Thanh). Bất cứ khi nào thầy thực hiện các nghi thức cúng bái cũng cần phải sự hiện diện của một trong số các vị thần thánh đó. Tuy khơng lập bàn thờ nhƣng vào một số dịp lễ tiết trong năm hay khi gia đình thầy có việc hệ trọng đặt mâm lễ cúng tổ tiên thì gia chủ cũng thỉnh đến các thần thánh để thể hiện lịng thành kính.

3.5.3 Một số tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nơng nghiệp

Sán Dìu là một trong các tộc ngƣời cùng chung truyền thống sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc. Họ cũng nhƣ hầu hết các dân tộc anh em khác do hạn chế của khoa học kỹ thuật, chƣa đủ sức khắc phục những khó khăn của tự nhiên mang lại trong sản xuất. Từ đấy, ngƣời ta nảy sinh nhiều quan niệm vật linh hóa, nhân cách hóa cây trồng, đất đai, thời tiết, khí hậu… với nhiều nghi thức tơn giáo làm vừa lịng các lực lƣợng siêu nhiên, cầu mong cho mùa màng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bội thu, cuộc sống yên ấm. Trong phạm vi của luận văn chúng tôi xin khái quát một số nghi lễ tiêu biểu sau: lễ hạ điền, thƣợng điền và cúng cơm mới.

Lễ hạ điền và thượng điền

Lễ hạ điền:Thƣờng đƣợc tổ chức vào thời điểm bắt đầu vụ mùa,

khoảng tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, thời gian cụ thể phụ thuộc vào quy định từng làng nhƣng phải là ngày tốt bởi nó ảnh hƣởng đến kết quả của vụ mùa năm đó. Gần đến ngày lễ dân làng có trách nhiệm góp tiền của làm mâm lễ cúng thần. Cỗ cúng thần thƣờng bào gồm các lễ vật: Thịt, xôi, hoa quả hƣơng, rƣợu. Tất cả lễ vật đƣợc mang xuống đồng ruộng, thầy cúng thực hiện các nghi thức cúng tế thần linh với nội dung: Dân làng ở các thơn….(tên thơn) có lịng thành dâng lễ vật lên các thần linh, báo cáo công việc vụ mùa bắt đầu, kính mời các thần về hưởng lễ và phù hộ cho vụ mùa tốt tươi, bội thu. Sau khi thầy hoàn thành việc cúng thần ngƣời

đứng đầu làng tiến hành cày vài đƣờng để lấy ngày. Sau đó dân làng mới đƣợc xuống đồng cày bừa bắt đầu mùa vụ.

Lễ Thượng điền: Nếu lễ hạ điền là bắt đầu mùa vụ thì Lễ Thƣợng điền

đƣợc tổ chức khi hồn thành cơng việc gieo cấy. Trƣớc khi hành lễ họ cũng bày đặt mâm cỗ nhƣ lễ Hạ điền, song lễ vật lần này phải có thêm một con ngựa và giấy ngũ sắc làm thành một chiếc cờ để Thần Nông cƣỡi ngựa đi, cắm cờ ở khắp các cánh đồng bảo vệ mùa màng. Mâm cỗ đƣợc bày lên ông Chủ tế tiến hành tế lễ với nội dung kể về công ơn của các vị thần linh: thần sinh ra hạt gạo, hạt thóc, sinh ra cánh đồng… và cầu mong các thần thánh trừ diệt sâu bệnh, phù hộ cho mùa màng xanh tƣơi. Kết thúc buổi lễ đại diện tất cả các gia đình trong làng cùng chung vui hƣởng lộc. Đối với những gia đình khá giả, trong dịp này họ cũng tự làm mâm cơm, các loại bánh tẻ, bẻng… cúng tổ tiên, thần thánh nhằm tạ ơn các vị thần linh tổ tiên phù trợ cho họ hồn thành cơng việc gieo cấy và cầu mong sự che chở của thần linh, tổ tiên cho một mùa đạt năng suất cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lễ cúng cơm mới: Thời gian tiến hành lễ ở mỗi làng có sự khác nhau,

nhƣng thƣờng vào khoảng tháng 8. Mỗi năm các gia đình thay phiên nhau đảm nhiệm việc lo liệu tổ chức mâm cỗ cho buổi lễ nhƣng các gia đình trong làng đều có trách nhiệm đóng góp lợn, gạo, tiền. Lễ mừng cơm mới đƣợc họ tổ chức ở đình làng. Gạo nấu cỗ phải là lúa mới gặt ở ngoài đồng đem về giã ra và nấu thật đầy nồi. Ông chủ nhang đại diện cho dân làng thắp hƣơng cúng các vị thần với nội dung báo cáo các vị thần qua một năm lao động sả xuất dân làng đã đạt đƣợc vụ mùa thắng lợi, có đƣợc kết quả đó là nhờ các vị Thành Hồng làng và thần Nơng giúp đỡ và cầu mong vụ mùa sau thần linh phù hộ cho mƣa thuận gió hịa vụ mùa tốt tƣơi.

Trong lễ cúng cơm mới ngoài việc cúng Thành Hoàng làng, ngƣời ta còn bày mâm cỗ ở ngồi sân đình để cúng thần Nông. Đây là vị thần đƣợc xem nhƣ là ngƣời mẹ của nghề nông. Lễ vật cúng Thần Nơng ngồi các lễ vật cúng Thành Hồng, họ cịn dùng lá đa cuốn thành hình phuễ, trong đó bỏ gạo, xơi và đổ rƣợu lên. Các hình phuễ sẽ đƣợc đem cắm xung quanh nơi thờ thần Nông với ngụ ý nhờ thần diệt trừ sâu bọ cho mùa màng. Trong mâm cúng Thần Nông, ngƣời ta cũng khơng qn cắm một bó cờ ngũ sắc.

Chủ nhang thắp hƣơng mời thần về dự lễ, trong mỗi gia đình của một ngƣời đàn ơng khỏe mạnh cầm chiếc cờ ngũ sắc ở mâm lễ chạy nhanh đến đám ruộng nhà mình căm vào đó với sự reo hị cổ vũ của những ngƣời khơng tham gia buổi lễ. Đồng bào tin rằng từ nay đám ruộng nhà mình đã có thần Nơng che chở.

Sau khi chủ lễ hoàn thành các thủ tục cúng tế thần linh, mâm cỗ đƣợc hạ xuống đại diện các gia đình trong làng (thƣờng là ngƣời đàn ông từ 18 tuổi trở lên và ngƣời cao tuổi) cùng ăn mừng bữa cơm mới.

Sau khi tổ chức ở đình làng các gia đình mới đƣợc cúng cơm mới ngay tại nhà mình. Tùy vào điều kiện từng gia đình nhƣng thƣờng vào dịp này ngƣời ta làm lễ to. Họ gói các loại bánh, thịt lợn, gà, rau xanh… Tuy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiên, ngƣời Sán Dìu kiêng khi ăn khơng đƣợc chan canh vì sợ trời mƣa làm trơi hết thóc.

3.6. Một số biến đổi trong văn hóa làng từ năm 1986 – 2011

Văn hóa ứng xử

Ứng xử trong ăn uống: Ngày nay, một số cấm kỵ nhƣ: con dâu không

đƣợc ngồi ăn cùng mâm với bố và anh chồng hầu nhƣ khơng cịn tồn tại, vị trí ngồi của các thành viên là bình đẳng nhƣ nhau. Cách sắp xếp chỗ ngồi trong bữa ăn khơng mang tính chặt chẽ nhƣ trƣớc đây, có khi giới tính và độ tuổi có thể ngồi lẫn lộn với nhau. Song ngƣời phụ nữ với tƣ cách là ngƣời nội trợ trong gia đình và bản tính nhƣờng nhịn vẫn cịn tồn tại. Ngày nay, có những gia đình làm đám cƣới họ tổ chức tại nhà hàng; ở phạm vi cộng đồng cùng với sự xuống cấp, hoặc mất đi của những ngơi đình và sự mai một các lễ hội truyền thống đã làm cho địa điểm tổ chức bữa ăn cũng thay đổi.

Nguyên liệu và số lƣợng món ăn cách thức chế biến trong bữa ăn hàng ngày cũng nhƣ bữa ăn cộng đồng có sự thay đổi, đặc biệt xuất hiện những món ăn mang tính cơng nghiệp nhƣ: nem, giị chả đóng gói, bia, rƣợu ngoại,…

Ứng xử trong hơn nhân và kiến trúc Nhà cửa: Phần này, nội dung của

sự biến đổi đã đƣợc đề cập phần những biến trong tục lệ cƣới xin, làm nhà mới, xin không nêu ra ở đây.

Cưới xin: Ngày nay, nam nữ thanh niên Sán Dìu gặp gỡ tìm hiểu nhau

khơng phải từ các buổi sinh hoạt của cộng đồng làng qua làn điệu Soọng cô, qua các lá thƣ trao tay. Hiện nay, với 10 thanh niên Sán Dìu chỉ có khoảng 1ngƣời biết Soọng cơ. Họ tìm hiểu nhau qua nhiều kênh thông tin khác nhau và môi trƣờng tiếp xúc cũng đƣợc mở rộng, một trong những biểu hiện của sự thay đổi đó là trong những năm gần đây điện thoại đã trở thành phƣơng tiện thông dụng để liên lạc của các bạn trẻ. Món quà để gửi gắm tình cảm cho nhau không chỉ là chiếc khăn tay, vòng bạc, ngƣời ta cịn dành cho nhau những món quà mang tính hiện đại nhƣ: hoa hồng, Socola, đồ lƣu niệm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong hơn nhân trai gái đƣợc tự do tìm hiểu nhau. Vai trị của ơng mối khơng cịn quan trọng nữa, ít có trƣờng hợp phải nhờ đến moi nhin, hiện tƣợng mai mối chỉ tồn tại ở những trƣờng hợp đặc biệt trai, gái đã nhiều tuổi mà chƣa lập gia đình.

Trƣớc đây, ngƣời Sán Dìu quan niệm “kết hơn nội tộc”. Quan niệm này đến nay đã khơng cịn phổ biến, hiện tƣợng “kết hôn ngoại tộc” là chủ yếu, xin lấy một ví dụ gia đình ơng Mạc Quang Liên xóm Thơng Nhãn, xã Linh

Sơn có bốn người con trai đều lấy vợ ở ở tỉnh khác (Sơn La, Lai Châu) và họ đều là người dân tộc khác (Tày, Kinh, Giáy).

Các nghi lễ cưới xin: Nghi lễ cƣới xin đỡ phiền phức hơn và ngay trong

tên gọi cũng có sự ảnh hƣởng của ngƣời Kinh. Nghi lễ cƣới xin bao gồm các bƣớc: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt.

Nghi lễ xin lá số là bƣớc đầu tiên và bắt cuộc của một đám cƣới. Đôi trai gái dù rất yêu nhau nhƣng nếu lá số của cô gái không hợp với chàng trai và ảnh hƣởng xấu đến gia đình nhà trai thì chàng trai cũng phải từ bỏ. Ngày nay, nghi lễ xin lá số, xem mặt, sang bạc, nạp cheo cho làng đã không tồn tại, lộc mệnh vẫn đƣợc đồng bào chú ý nhƣng không phải là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định hơn nhân. Đơi trai gái tự do tìm hiểu nhau, tâm đầu ý hợp cả hai cùng về thông báo với gia đình. Chọn ngày tốt bố mẹ càng trai mang lễ vật sang nhà gái thƣa chuyện gọi là bƣớc dạm ngõ. Trong trƣờng hợp nhà gái ở xa họ chỉ đi một lần. Khoảng một thời gian sau đoàn nhà trai mang lễ vật sang bên nhà cô gái làm lễ ăn hỏi. Sau đó, ngƣời ta tổ chức lễ cƣới và lễ lại mặt, có những gia đình khơng đợi đến hơm sau mà tiến hành ngay trong buổi chiều hôm cƣới. Lễ cƣới thƣờng đƣợc tổ chức trong hai ngày.

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 101)