Mối quan hệ trong cộng đồng làng

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 52 - 55)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2. Tổ chức làng

2.2.4. Mối quan hệ trong cộng đồng làng

Mối quan hệ giữa các gia đình trong làng dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống và láng giềng. Trong làng của ngƣời Sán Dìu ít khi xảy ra các hiện tƣợng xung đột lớn hay tranh chấp của cải lẫn nhau. Mọi ngƣời sống đồn kết, gắn bó chung lƣng đấu cật cùng xây dựng làng xóm. Họ ln có ý thức bảo vệ mùa màng, giữ gìn của cải chung của cả cộng đồng.

Tình làng nghĩa xóm cịn đƣợc thể hiện khá đậm nét trong các phong tục tập quán của ngƣời Sán Dìu nhƣ: ma chay, cƣới xin, làm nhà…

Trong đám cƣới ngƣời ta phân công nhau thành tổ chức giúp việc cho gia chủ, đội giúp việc chính là những ngƣời bà con họ hàng trong làng xóm.

- Người đi mời khách: trƣởng thôn là ngƣời thay mặt gia đình mang

trầu cau tới từng hộ gia đình trong xóm mời đến ăn cỗ cƣới.

- Người đại diện họ mẹ: là ngƣời đàn ông thông thạo nghi lễ cƣới xin, giỏi soọng cô, đã có tuổi thƣờng là ơng cậu hoặc họ hàng nhà gái.

- Người đạo diện cỗ cưới: là ngƣời biết chế biến nhiều món ăn truyền

thống, ơng ta thay mặt gia chủ đôn đốc đội thịt lợn, nấu nƣớng.

- Người nấu nướng: gồm các chị trong làng thạo nấu ăn, khéo léo trong

việc bày biện cỗ bàn.

- Người têm trầu: gồm các cụ già (họ hàng, hàng xóm với gia chủ). - Người dựng rạp: thanh niên trong làng, bạn bè cô dâu chú rể.

Nếu gia đình nào có ngƣời mất khi gia chủ báo tin, họ đến trƣớc để chia buồn sau cùng chung tay giúp đỡ gia đình lo việc tang ma cho ngƣời quá cố. Bà con làng xóm của ít lịng nhiều mỗi ngƣời đóng góp chút lễ vật phúng viếng hƣơng hồn ngƣời đã khuất cũng là góp lễ với gia đình. Trong tang ma, nhập tổ cho ngƣời chết là một tục lệ rất tốn kém do đó các hộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trong làng thƣờng góp mỗi hộ góp thịt, gạo với một số lƣợng nhất định, ngày nay đƣợc quy ra bằng tiền (mỗi hộ 20.000 – 30.000 VND) để chia sẻ với gia đình [72], [75]. Việc hiếu, hỉ diễn ra dài ngày rất tốn kém, nhờ có sự giúp đỡ của anh em họ hàng, làng xóm mà gia chủ có thể hồn thành việc đại sự của gia đình mình.

Trƣớc đây, do điều kiện sống cịn khó khăn, dân cƣ thƣa thớt mỗi làng chỉ khoảng hơn 20 nóc nhà, mối quan hệ láng giềng khá thân thiết, điều đó đƣợc thể hiện rõ nét qua phong tục làm nhà. Trong làng có gia đình chuẩn bị làm nhà mới, các hộ trong làng tự nguyện đến giúp đỡ: cùng đi kiếm vật liệu và hộ nhau dựng nhà… không phiền gia chủ đồ ăn thức uống cũng khơng tính tốn tiền cơng. Đối với họ, đấy là trách nhiệm của những ngƣời cùng làng.

Trong vụ mùa các gia đình thƣờng đổi cơng cho nhau chẳng hạn đến vụ họ tiến hành gặt từ nhà nọ sang nhà kia, do đó nhiều khâu trong sản xuất đƣợc giải quyết nhanh gọn có hiệu quả.

Làng thƣờng có đình làng thờ Thành Hoàng. Trƣớc đây, mọi hoạt động tín ngƣỡng hầu hết đƣợc diễn ra ở đình làng nhƣ: đầu xuân năm mới, lễ hạn điền, thƣợng điền, cúng cơm mới… Đình là nơi các gia đình trong làng gặp gỡ, trao đổi giải quyết các công việc quan trọng của làng. Nhƣ vậy, đình khơng chỉ là nơi linh thiêng thờ các vị thần có cơng với làng mà còn là địa điểm để hội họp, chứng kiến những sự kiện quan trọng của làng. Đình đồng thời là nơi tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa bà con trong làng với nhau thông qua những bữa cơm cộng cảm và các trò chơi dân gian trong các ngày hội đình. Soọng cơ là một trong những đặc trƣng trong văn nghệ giân dan của ngƣời Sán Dìu, vào dịp đầu xuân năm mới hàng năm làng cử ra các đội nam nữ thanh niên giỏi hát (soọng cô) tập trung vào một địa điểm nhất định (nhà của một hộ trong làng) và thi hát thâu đêm, tham gia trong buổi tối hôm đó có đơng đủ thành phần: già, trẻ, gái trai mọi ngƣời cùng thƣởng thức cổ vũ trong khơng khí vui nhộn. Đối với ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sán Dìu hội Soọng cơ khơng chỉ là buổi biểu diễn văn nghệ mà đó cịn là hình thức gắn kết các thành viên trong cộng đồng làng.

Mối quan hệ khăng khít trong cộng đồng làng đƣợc thể hiện qua tiếng hát làm dâu của ngƣời Sán Dìu:

“Thay sip chíu thóng bại son chơng

Sí sí kị kín son chơng nhín Kim nhít lí son mói hỵ cạ Cạ cộ nhín son lý léo xim”

Dịch:

“Thứ mười nàng bái xóm làng Lúc nào cũng nhớ người xóm làng Hôm nay xa làng đi làm dâu

Làm dâu làng người bỏ ngườ thân”[5, tr.175 - 176].

“Sip nghi chíu thóng bại nị suy Sý sý kị kín son chơng nhín Sút ốc sy sy tách song kẹn Duy kim ky nhít soc hun lý

Dịch:

Thứ mười hai là bái chốn này Lúc nào cũng nhớ người xóm làng Ra khỏi nhà lúc nào cũng nhìn nhau

Thế mà hôm nay phải làm dâu” [5, tr.176].

Ngƣời con gái về nhà chồng không chỉ nhớ thƣơng bố mẹ mà còn nặng lòng với xóm làng, ngƣời thân, mảnh đất nơi họ sinh ra và lớn lên đồng thời cũng thể hiện sự quyến luyến của bà con làng xóm với ngƣời đi làm dâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)