Quan niệm chung về văn hóa làng

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 64 - 66)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1. Quan niệm chung về văn hóa làng

Theo “Từ điển tiếng Việt”: “làng là một khối dân cư ở nơng thơn làm

thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn vị hành chính thấp nhất thời phong kiến” [26, tr.573].

Quan niệm của Giáo sƣ Hà Văn Tấn cho rằng: “Làng là một đơn vị

cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tiểu nông tự cấp tự túc, mặt khác là mẫu hình xã hội phù hợp, là cơ chế thích ứng với sản xuất tiểu nơng, với gia đình – tơng tộc gia trưởng, đảm bảo sự cân bằng và bền vững của xã hội nông nghiệp ấy. Làng được hình thành, được tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng chỗ. Một mặt làng có sức sống mãnh liệt; mặt khác xét về cấu trúc, làng là một cấu trúc động , khơng có bất biến, sự biến đổi của làng là do sự biến đổi chung của đất nước qua tác động của những mối liên hệ giữa làng với siêu làng” [45, tr.130].

Làng là một thực thể xã hội dựa trên quan hệ láng giềng và quan hệ huyết thống, là môi trƣờng sinh hoạt gắn bó với ngƣời dân Việt từ bao đời nay. Làng là nơi con ngƣời sống, đoàn kết chống thiên tai, địch họa, lao động sản xuất và tổ chức đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.

Văn hóa làng, làng xã truyền thống vừa là đơn vị xã hội cơ sở vừa là

môi trƣờng sinh tồn, là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa vật chất và tinh thần. Do vậy làng xã có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, nhƣng có lẽ sâu sắc nhất, đặc trƣng nhất là từ góc độ văn hóa, văn hóa làng. Vậy văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân lại có cách định nghĩa nhƣ sau: “Văn hóa làng có thể hiểu một cách khái quát nhất là bản sắc riêng của

làng, là toàn bộ cuộc sống của làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ ăn, ở, đi lại, mọi hoạt động, cách tổ chức, những quy ước, lối ứng xử, những phong tục, tập qn, tơn giáo, tín ngưỡng cho đến cả tâm lý của mọi thành viên trong làng với những đặc trưng riêng có của nó” [41 ,tr.33]

và ơng cũng nhấn mạnh: “Trong nội dung văn hóa làng chúng tơi rất lưu

tâm đến tính chất truyền thống” [41, tr.33].

Trên cơ sở diễn giải về nội hàm của khái niệm văn hóa làng tác giả Thu Linh trong bài viết của mình đã khẳng định: “Văn hóa làng là một nền văn

hóa thuộc về cộng đồng, mang tính chất cộng đồng, chủ thể làng, tập thể làng chính là tác giả là người tạo dựng, sáng lập nên nền văn hóa ấy. Ở Việt Nam làng với tư cách là một làng được xác định không chỉ qua địa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ xã hội, mà cịn qua cả sinh hoạt văn hóa có bản sắc riêng của nó nữa” [37, tr.110].

Các tác giả trong cuốn “Văn hóa bản làng truyền thống các dân tộc

Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam” khi nghiên cứu về văn hóa bản làng

cũng đã đi đến một khái niệm thống nhất nhƣ sau: “Từ góc độ văn hóa hiểu

làng xã, làng bản ta có khái niệm văn hóa làng xã (đối với miền xi) văn hóa bản làng (đối với miền núi, trung du và cao nguyên). Và có thể hiểu văn hóa bản làng là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần và những quan hệ xã hội của cộng đồng dân cư làng sáng tạo nên trong quá trình cùng chung sống, lao động xây dựng và bảo vệ làng bản”[ 29, tr.24].

Văn hóa làng là một mơi trƣờng văn hóa tiềm ẩn nhiều sắc thái vừa bao gồm nét văn hóa chung của văn hóa dân tộc nhƣng đồng thời cũng chứa đựng những yếu tố riêng biệt mang đậm tính địa phƣơng, vùng miền. Văn hóa làng tạo nên bức tranh đa sắc của văn hóa dân tộc, trong đó các giá trị, các thành tố văn hóa dân tộc đƣợc sinh thành lƣu giữ và trao truyền tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mỗi cá thể của cộng đồng từ thời đại này sang thời đại khác nhƣ một dịng chảy khơng ngừng.

Nội hàm và ngoại diên của Văn hóa làng rất rộng, trong luận văn này chúng tôi chỉ đi sâu vào một số lĩnh vực mang tính đặc trƣng trong văn hóa của ngƣời Sán Dìu: Nhà cửa, Văn hóa ứng xử; một số tục lệ xã hội; tín ngưỡng dân gian và những biến đổi trong văn hóa làng từ sau năm 1986 đến nay.

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)