Kiến trúc nhà cửa

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 70 - 73)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. Kiến trúc nhà cửa

Ngôi nhà là nơi diễn ra và chứng kiến các sự kiện sinh, hôn, tử của một vịng đời. Từ đó, ngơi nhà khơng chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà cịn có ý nghĩa đối với cộng đồng xã hội; không chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh. Nhà ở truyền thống của ngƣời Sán Dìu bao gồm hai loại hình chủ yếu: nhà đất cột kê và nhà trình tƣờng.

Kết cấu và kỹ thuật lắp ráp ngôi nhà: Nhà của ngƣời Sán Dìu gồm có ba bộ phận chủ yếu là: nóc, sƣờn và tƣờng (vách). Bộ sườn là tập hợp nhiều vì, mỗi ngơi nhà thƣờng có ít nhất 2 vì trở lên. Kết cấu vì kèo của ngƣời Sán Dìu khá đơn giản, vì kèo 3 cột gồm một quá giang gác lên đầu 2 cột con, cột cái chống vào chỏm kèo, chúng đƣợc gắn kết với nhau bằng lạt buộc. Khi dựng các cột của vì kèo đều đƣợc chôn xuống đất hoặc kê

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo sự vững chắc cho ngôi nhà, để mở rộng lịng nhà ngƣời ta cịn chơn hai cột phụ. Vì kèo thƣờng đƣợc tận dụng ngỗm song có một số nơi đã dùng con xỏ và chém mộng.

Vì kèo chái bao gồm: địn tay con, đi trâu “ngói mị”, “sá bê” và kèo phụ. Tam con chấy dùng để đón đi trâu và các kèo phụ. Nó đƣợc gác vào hai địn tay của mái chính. Các kèo phụ và ngói mị gắn với “tam con chấy” bằng hệ thống con xỏ trịn. Phía dƣới của ngói mi và kèo phụ đƣợc gắn vào “sá bê” bằng cách chém mộng. Ngói mị dùng để đón địn tay đầu đốc, đƣợc gắn với nhau bằng khuyết khoét hoặ lạt buộc.

Nhà truyền thống của ngƣời Sán Dìu thƣờng có bốn mái (ốc tộng). Trƣớc khi lợp đƣợc mái ngƣời ta làm bộ khung bao gồm đòn tay “ốc hang”, rui “ốc cóc”, mè “mê”. Địn tay đƣợc đặt lên lƣng kèo chạy song song với cái nóc. Rui đƣợc đặt lên trên giao với địn tay, cách khoảng 15 - 20cm. Đè lên rui là mè chạy song song với địn tay, tạo thành ơ chữ nhật, sau đó ngƣời ta dùng lạt rừng buộc thật chặt đòn tay, rui vè mè.

Sau khi bộ khung đã hoàn thành ngƣời ta tiến hành lợp mái. Mái đƣợc làm từ chất liệu tự nhiên nhƣ: tre, nứa, cỏ tranh, lá hèo, rạ, dây rừng… Khi lợp, họ thƣờng lợp mái phụ trƣớc, mái chính sau, lợp từ dƣới lên trên. Cơng việc quan trọng nhất là đánh nóc “áp tộng”, bởi chất lƣợng ngôi nhà cũng chịu tác động của việc đánh nóc tốt hay khơng. Ngƣời ta buộc một miếng tre vào lƣng nóc và đè lên đầu rui. Khi đánh nóc họ bẻ gáp gianh đã đan úp xuống mái. Một tay giữ chặt, một tay dùng con xỏ xiên vào giữa “khí lống” và “tộng hang”.

Tƣờng (vách) của ngôi nhà thƣờng làm tƣờng trát vách hoặc trình tƣờng, có một số địa phƣơng đắp đất.

+ Nhà trát vách: Vách đƣợc làm từ đất, rơm rạ và tre nứa, tức là dùng tre nứa làm vật chống sau đó trát hỗn hợp đất bùn và rơm rạ vào bên ngoài các cây tre, dùng tay vuốt cho tƣờng phẳng từ dƣới lên trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Nhà trình tƣờng: là loại nhà phổ biến bởi nó phát huy đƣợc lợi thế của tự nhiên và có ƣu điểm chống lại sự đe dọa của thiên tai, thứ dữ. Ngƣời ta dùng một tấm ván làm khn, sau đó đào móng sâu xuống một khn trình, lắp khuôn đổ đất, dùng chày dã. Đất để trát làm trình thƣờng là loại đất đồi đập nhỏ, lọc bớt đá to, để lại sỏi nhỏ, đá cát và đất, đất này đƣợc tƣới nƣớc vào sao cho đủ độ ẩm. Họ huy động những ngƣời đàn ông khỏe mạnh dùng búa nện chặt vào các góc và nện vào giữa, quanh bốn mặt.

+ Nhà đắp đất: họ dùng đất đồi đập tơi ra trộn với nƣớc, lấy chân giẫm cho nhuyễn và dùng đất đó đắp từng đoạn nhỏ đợi đất khô rồi lại đắp tiếp. Tuy nhiên, kiểu nhà này khơng phổ biến ngƣời Sán Dìu [13, tr.22, 23]

Đối với vách ngăn giữa các gian nhà thƣờng đƣợc làm bằng gỗ hoặc phên đan từ tre, nứa.

Mặt bằng sinh hoạt: Cách bố trí mặt bằng sinh trong ngôi nhà của ngƣời Sán Dìu có sự khác nhau tùy thuộc vào từng gia đình, tuy nhiên về cơ bản chia thành hai phần gọi là bên trong và bên ngoài. Bên ngồi là khơng gian để tiếp khách và thực hiện các nghi lễ thờ cúng, bao gồm phần trong cùng chính giữa ngơi nhà là bàn thờ tổ tiên, trƣớc đó là phản, bàn tiếp khách. Hai bên là giƣờng ngủ của chủ nhà và đồng thời là nơi ngủ của khách. Phía trong (hai gian hai bên). Phía bên trong bao gồm hai gian buồng ở hai bên gian giữa chủ yếu là nơi ngủ, sinh hoạt của ngƣời phụ nữ trong gia đình.

Ngồi nhà chính khu cƣ trú của mỗi một hộ ngƣời Sán Dìu cịn có nhà ngang, nhà bếp, chuồng gia súc, sân, vƣờn, giếng nƣớc,…

Thông qua cấu tạo bộ sƣờn và kỹ thuật lắp ráp cho thấy một đặc điểm nổi bật ở ngôi nhà ngƣời Sán Dìu khác với nhà của ngƣời Kinh là khơng đóng đinh, tất cả đều đƣợc dùng bằng lạt, con xỏ, ngãm. Phƣơng thức lắp ráp khá đơn giản nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc độ bền cho ngôi nhà. Qua việc lắp ráp và cách bố trí mặt bằng sinh hoạt trong ngơi nhà đã thể hiện phần nào tính cách, quan niệm của tộc ngƣời Sán Dìu ở Đồng Hỷ, tỉnhThái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)