1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay

111 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Đàm Thị Uyên 2013 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cao Bằng – nơi có đường biên giới giáp với Trung Quốc, đây là vùng giữ vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt trong lịch sử dân tộc và là cái nôi của cách mạng Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, Cao Bằng đã tích lũy được một bề dầy lịch sử - văn hóa rất đa dạng và phong phú. Đồng thời đây cũng là địa điểm cộng cư của nhiều dân tộc anh em: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Lô Lô, Dao… Các dân tộc này sinh sống xen kẽ nhau tạo thành một khối đoàn kết thống nhất, lại mang đến cho tỉnh Cao Bằng một nền văn hóa tộc người đặc sắc Miền Tây Cao Bằng là khu vực có địa hình hiểm trở, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Do nằm cách xa trung tâm thị xã Cao Bằng, giao thông đi lại còn nhiều hạn chế, nên kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nơi đây lại là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người: Mông, Lô Lô, Dao… Đặc biệt, đây là khu vực tập trung đông dân cư thuộc tộc người Lô Lô nhiều nhất ở Việt Nam. Người Lô Lô hiện nay còn lại ở Việt Nam không nhiều. Họ là một trong những dân tộc rất ít người. Là một bộ phận của tộc người Di - một bộ tộc thiểu số của người Tây Tạng - Miến Điện, sống ở miền Nam Trung Quốc. Vào thế kỉ XVIII, do chế độ áp bức ở Trung Quốc, một số bộ phận của tộc người này đã chuyển về sống ở miền Bắc Việt Nam. Người Lô Lô hiện nay tập trung chủ yếu ở hai huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc (Cao Bằng). Đại bộ phận cư dân này đều sống trong hoàn cảnh khó khăn, sinh hoạt tiện nghi gần như là không có, đặc biệt người Lô Lô mang những nét văn hóa bộ tộc từ xa xưa cho đến ngày nay vẫn được bảo tồn, gần như không bị đồng hóa với bên ngoài. Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, “bản sắc dân tộc” là một vấn đề được Đảng - Nhà nước quan tâm và đề cao trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước. Việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của 3 người dân Việt Nam. Hiện nay, những nghiên cứu về người Lô Lô vẫn còn khá ít, cho nên sự hiểu biết về dân tộc này còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, nghiên cứu về người Lô Lô sẽ đáp ứng được nhu cầu bức thiết của thực tiễn về phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của người Lô Lô, mà cụ thể là người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng. Người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng do có đường biên giới giáp với Trung Quốc, nên người Lô Lô có một bộ phận có nguồn gốc của người Di (Trung Quốc). Người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng phần lớn sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống gặp nhiều khó khăn, hàng năm vẫn nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của Nhà nước, các tổ chức trong và ngoài nước… Điều tra, nghiên cứu về người Lô Lô ở khu vực này, không những góp phần đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án mà còn cung cấp cơ sở khoa học để điều chỉnh, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa trong những giai đoạn tiếp theo. Đồng thời còn góp phần cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường và giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên giới và việc định hướng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa hai bên biên giới Việt – Trung. Ngoài ra, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về người Lô Lô trong các lĩnh vực văn hóa, tổ chức xã hội, tôn giáo tín ngưỡng. Nhìn nhận vai trò của tộc người này trong lịch sử phát triển của dân tộc. Đây chính là cơ sở để tăng cường tính đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng một địa phương, và sự gắn bó giữa các dân tộc trong một quốc gia – vì đoàn kết là sức mạnh to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, tôi chọn: “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ 1945 đến nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn những di sản văn hóa truyền thống của người Lô Lô – một dân tộc với dân số rất ít nhưng có nền văn hóa đặc sắc và độc đáo. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã được thừa hưởng kết quả nghiên cứu của những người đi trước đề cập đến vấn đề nghiên cứu một cách trực tiếp hay gián tiếp ở những khía cạnh khác nhau như: Đầu tiên là Cuốn “Văn hóa và nếp sống Hà Nhì – Lô Lô”, của Nguyễn Văn Huy, Nhà xuất bản Văn hóa, 1985. Đây là các công trình nghiên cứu kĩ về các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến ở Việt Nam, trong đó có người Lô Lô. Các nghiên cứu trên đã mô tả về hệ thống thân tộc, các mối quan hệ trong gia đình, họ tộc của người Lô Lô. Tuy nhiên, người Lô Lô chưa được tác giả đề cập nhiều trong ấn phẩm đó. Tiếp theo là tác phẩm“Trống đồng cổ với các dân tộc ở Hà Giang” của Lò Giàng Páo, Nhà xuất bản Thế giới, xuất bản 1996. Tác phẩm này tuy không phải là chuyên khảo về người Lô Lô, song đã phần nào giúp người đọc hiểu được đại cương về những nét văn hóa của họ. Khóa luận tốt nghiệp “Bước tìm hiểu về văn hóa của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng”, Mông Thị Xoan, 2001. Khóa luận đã có chỉ ra những nét cơ bản về bản sắc dân tộc của người Lô Lô, đặc biệt là những giá trị văn hóa của người Lô Lô Đen ở Bảo Lạc – Cao Bằng. Bộ sách “Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng”, Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, 2008. Bộ sách đã đề cập đến tất cả mọi lĩnh vực từ tự nhiên - kinh tế - văn hoá - xã hội đến lịch sử, quốc phòng - an ninh của tất các xã, phường, thị trấn trong tỉnh qua các thời kỳ. Các tư liệu, tài liệu lịch sử truyền thống cách mạng của các xã đều được khai thác, sưu tầm. Trong đó hai huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) được đề cập rất sâu và rõ trong quyển II của bộ sách này. Tác giả Vũ Diệu Trung (chủ biên) với cuốn “Người Lô Lô Đen ở Hà Giang”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 2009. Đây là cuốn sách nghiên cứu sâu về người Lô Lô Đen ở Hà Giang – một nhánh của người Lô Lô. Cuốn sách trên 5 tổng hợp tất cả các vấn đề xoay quanh người Lô Lô và cuộc sống, con người của họ. Từ đời sống sinh hoạt vật chất đến tinh thần, từ sản xuất kinh tế đến tổ chức xã hội, tín ngưỡng tôn giáo. Từ những lễ hội của người Lô Lô Đen ở Hà Giang cho đến những bài múa, bài ca dao cổ của họ. Cuối cùng là cuốn sách “Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam”, Khổng Diễn - Trần Bình, Nhà xuất bản Thông tấn, 2011. Đây là sách chuyên khảo hoàn chỉnh về người Lô Lô ở Việt Nam, chủ yếu là người Lô Lô ở Hà Giang, ở Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng). Cuốn sách đã nghiên cứu rõ về môi trường tự nhiên, nguồn gốc lịch sử, dân số, đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa vật chất - tinh thần của người Lô Lô ở Việt Nam. Đây là tổng quát kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về người dân tộc Lô Lô, đó là những gợi ý quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi thực hiện luận văn của mình. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này chúng tôi tìm hiểu về người Lô Lô ở 2 huyện Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng, bên cạnh đó phản ánh một cách khoa học, chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội, văn hóa tín ngưỡng của người Lô Lô, đồng thời góp phần bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học Thái Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức xã hội, tổ chức làng bản, gia đình, dòng họ và tín ngưỡng, tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến nay. - Phạm vi nghiên cứu: + phạm vi không gian: nghiên cứu trên hai huyện là Bảo Lạc và Bảo Lâm thuộc tỉnh Cao Bằng hiện nay. + phạm vi thời gian: từ năm 1945 đến nay. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu: Nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến nay gặp rất nhiều khó 6 khăn trong việc tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên để hoàn thành tốt luận văn tôi đã cố gắng sưu tầm và tập hợp nguồn tư liệu trên nhiều phương diện khác nhau như: + Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử ký toàn thư, Kiến văn tiểu lục, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng khánh dư địa chí … + Nguồn tư liệu địa phương như: Địa chí các xã tỉnh Cao Bằng, Thống kê nhân khẩu chi tiết của Phòng Thống kê huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lạc; Nghị quyết của hội đồng nhân dân huyện; Các bài ca dao, truyền thuyết dân gian, thơ ca… 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic; phương pháp khảo sát điền dã dân tộc học; phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê các nguồn tư liệu. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn còn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về tổ chức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ 1945 đến nay. Luận văn là tài liệu tham khảo cho quá trình học tập bộ môn lịch sử địa phương, cơ sở văn hóa cũng như giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông. Đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Lô Lô nói riêng và dân tộc thiểu số ở Cao Bằng nói chung. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận (9 trang), nội dung luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về miền Tây Cao Bằng Chương 2: Tổ chức xã hội của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ 1945 đến nay Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ 1945 đến nay 7 Ngoài ra, luận văn còn có tài liệu tham khảo, 10 bảng thống kê, 5 phụ lục cùng 12 ảnh minh họa. 8 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH MIỀN TÂY CAO BẰNG 9 BẢN ĐỒ CƢ TRÚ NGƢỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG 10 Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ MIỀN TÂY CAO BẰNG 1.1 Vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên Miền Tây Cao Bằng bao gồm địa phận của 4 huyện: Thông Nông, Nguyên Bình, Bảo Lâm, Bảo Lạc (Luận văn nghiên cứu về người Lô Lô thuộc hai huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc). Khu vực này có đường biên giới giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, phía Tây giáp với tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp với tỉnh Bắc Cạn, phía Đông giáp với huyện Hà Quảng và Hòa An. Miền Tây Cao Bằng nằm trong hành lang biên giới Đông – Tây phía Bắc của Tổ Quốc nên có vị trí tương đối thuận lợi. Ở đây có 47,5 km đường biên giới với Trung Quốc, với các chợ: Cô Ba, Cốc Pàng - tương lai sẽ trở thành những cửa khẩu quan trọng sau năm 2020 [19, tr 343] Miền Tây Cao Bằng là khu vực vùng sâu vùng xa với địa hình chủ yếu là núi đất, với các dải núi đá vôi xen kẽ nhau. Xen giữa các núi đá, núi đất là những thung lũng với nhiều hình thái khác nhau. Ở đây có một số ngọn núi cao như sau: núi Ma Thiên Lĩnh (xã Cô Ba, Bảo Lạc) đây là ngọn núi cao 1200m so với mực nước biển; núi Chẻ Bản Miỏng cao khoảng 1200m, núi Phja Rạc cao 1500m, núi Nạm Phùm cao 1800m, núi Đán Khao (xã Đình Phùng, Bảo Lạc) cao 1400m so với mặt nước biển [33, tr49]; dãy núi Phja Đi (xã Hồng Trị, Bảo Lạc) nằm ở phía sau xóm Khâu Pầu từ đỉnh chạy dài đến giáp xóm Thôm Trang tạo thành hình vòng cung, núi phía Đông Nam là núi đá vôi pha đất độ cao 1000m; núi Mạ Quỷnh (xã Hồng Trị, Bảo Lạc) nằm ở đằng sau xóm Nà Van, Cốc Muồi, Lũng Tiến kéo dài từ xóm Cốc Muồi đến Pác Nậm (Bắc Cạn), đây là núi đá vôi pha đất có độ cao 1150m, núi Khâu Sa (xã Hồng Trị, Bảo Lạc) kéo dài từ Nà Tồng đến giáp xóm Vằng Lình, xã Hưng Đạo, nằm sau xóm [...]... sống của họ vẫn ở mức độ thấp Tuy vậy, đời sống văn hóa của họ lại rất phong phú và đa dạng, trong đó trang phục là nét văn hóa vật thể nổi bật Mỗi một bộ trang phục thể hiện sự khéo léo của bàn tay và khối óc sáng tạo của người Lô Lô để tạo nên vẻ đẹp trong y phục của người Lô Lô 29 Chƣơng 2 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƢỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY 2.1 Tổ chức gia đình và dòng họ 2.1.1 Tổ chức. .. địa phương lân cận Nhưng nhìn chung đời sống của người Lô Lô còn ở mức thấp và lạc hậu 1.4.2 Về văn hóa, giáo dục Nhà ở của người Lô Lô chủ yếu là nhà sàn và gần giống với nhà của người Mông và người Tày, nhưng bàn thờ của người Lô Lô khác với người Mông và Tày, đó chính đặc điểm dễ nhận biết nhà ở của người Lô Lô Nhà ở của họ có 3 loại nhà: nhà sàn, nhà đất và nhà nửa sàn nửa đất 23 Nguyên vật liệu để... Yên Lạc (gồm các xã Đình Phùng, Sơn Lộ và một phần xã Huy Giáp và Hưng Đạo ngày nay) ; xã Thượng Yên (gồm xã Hồng Trị và Hưng Đạo ngày nay, xã Vĩnh Phong và một phần xã Vĩnh Quang của huyện Bảo Lâm ngày nay) ; xã Yên Lạng (nay gồm các xã Thượng Hà và Bảo Toàn); xã Nặm Quét (nay là xã Cô Ba), xã Cốc Pàng (gồm các xã Cốc Bàng và Đức Hạnh ngày nay) ; xã Yên Đức (xã Lý Bôn và Vĩnh Quang ngày nay, thuộc huyện... sách cổ của Trung Quốc và Việt Nam, người Lô Lô còn được gọi bằng những tên: Ô Man, Lu Lọc, Mán, La La, Qua La, Di Nhân, Di Già Người Tày, người Nùng, người Giấy gọi người Lô Lô là Pù Mỳa, người Mông gọi là người Ma, người Dao gọi là người Me, người Việt gọi là người Mán Khoanh Còn người Lô Lô tự gọi mình là Màn Dì, Màn Chí, Màn Di… Người Lô Lô ở nước ta chia làm hai ngành: Lô Lô Đen (Màn Dì No) ở Lũng... lượng giáo dục, tuy nhiên do đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu cho nên trình độ học vấn của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng còn nhiều hạn chế Theo số liệu thống kê, năm 1979, số người Lô Lô ở Cao Bằng từ 6 tuổi trở lên của cả tỉnh Cao Bằng là 1057 người (nữ: 547 người) [17, tr 145] Trong đó số người biết chữ không nhiều như thống kê ở bảng sau: Bảng 1.2: Trình độ học vấn của ngƣời... cũng từ đây mà di chuyển dần sang Truyền thuyết của người Lô Lô kể lại rằng: Người Lô Lô có 7 anh em, 3 người rời vùng đất No Pả sang Việt Nam thì một người bị lạc, hai người còn lại tìm tới đất Đồng Văn (Hà Giang) Một người ở lại mảnh đất đó còn người kia đến Bảo Lạc (Cao Bằng) để sinh sống, nay thuộc đất của hai xã Mông Ân và Nam Quang Về sau bị thổ ty người Tày chèn ép nên phải di cư đến các xã miền. .. gốc lịch sử Người Lô Lô là một trong những dân tộc thiểu số lâu đời của các dân tộc Việt Nam, họ thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến thuộc họ Hán Tạng Họ sinh sống chủ yếu ở khu vực Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) và Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Lô Lô ở Việt 19 Nam có khoảng 4541 người [17, tr 36] Trong đó, người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng có 2366 người (Xin... dạy con cái Người Lô Lô sau khi lập gia đình thì cư trú bên nhà chồng và mang tính chất phụ quyền Người Lô Lô chủ yếu kết hôn trong đồng tộc Tuy nhiên, đã có một số trường hợp người Lô Lô kết hôn với người khác dân tộc cùng cộng cư: Mông, Kinh, Tày Cụ thể, ở xã Hồng Trị (Bảo Lạc) có 1 nam người Lô Lô lấy vợ người Kinh, 2 nữ người Lô Lô lấy chồng người Kinh [17, tr 39]; hầu hết những người Lô Lô lấy vợ... đình, người Lô Lô rất kính trọng những người lớn tuổi Đồng thời con cái cũng rất hiếu thảo với cha mẹ Điều này được thể hiện rõ qua phong tục của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) trong việc mừng thọ cho những người lớn tuổi trong gia đình Trong đời người, lễ mừng thọ rất được chú trọng và tổ chức vào các tuổi 59, 61, và 73 Theo quan niệm của người Lô Lô, những tuổi trên thường có hạn, nên họ tổ chức. .. thương, đùm bọc nhau và cùng nhau thực hiện các hoạt động lao động sản xuất và xây dựng gia đình Hình thức gia đình phổ biến của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng là gia đình một vợ một chồng Số người trong gia đình khoảng từ 2 đến 10 người, số gia đình chỉ có 1 người (hộ độc thân) rất ít hoặc từ 10 người trở lên không nhiều Có thể phân chia các hình thức gia đình thường thấy của người Lô Lô như sau: + Gia . quát về miền Tây Cao Bằng Chương 2: Tổ chức xã hội của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ 1945 đến nay Chương 3: Tín ngưỡng và tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ 1945 đến nay 7. quanh người Lô Lô và cuộc sống, con người của họ. Từ đời sống sinh hoạt vật chất đến tinh thần, từ sản xuất kinh tế đến tổ chức xã hội, tín ngưỡng tôn giáo. Từ những lễ hội của người Lô Lô Đen ở. Nguyên. - Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức xã hội, tổ chức làng bản, gia đình, dòng họ và tín ngưỡng, tôn giáo của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng từ năm 1945 đến nay. - Phạm vi nghiên cứu: + phạm

Ngày đăng: 21/11/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w