0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Thờ cúng thần của cộng đồng làng bản

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 66 -69 )

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Thờ cúng thần của cộng đồng làng bản

Người Lô Lô có tục thờ cúng “thần đá hộ mệnh”. Hòn đá thiêng được người Lô Lô cúng lễ mỗi năm một lần, tiếng Lô Lô gọi là “Mể lồ pỉ”. Hòn đá thiêng ở đâu là người Lô Lô ở đó.

Ở bản Cốc Xả, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, lễ cúng “Mể lồ pỉ” được tổ chức chu đáo, tự giác, công việc chuẩn bị từ tháng Giêng, tháng hai Âm lịch. Người Lô Lô kể lại, xa xưa lắm, từ thuở hồng hoang, đá có trước rồi rừng cây

mọc trên đá. Rừng sinh ra muôn loài, trong đó có người Lô Lô. Hòn đá thiêng ở đâu là người Lô Lô ở đó. Đá thiêng lăn vào rừng, bảo với thần rừng tìm chỗ đất tốt nhất cho người Lô Lô sinh sống, làm nương rẫy. Vì thế, bản của người Lô Lô ở gần cánh rừng có nhiều muông thú và suối nước trong lành. Đất rừng tươi tốt làm rương rẫy cho mùa bội thu và có nguồn nước suối ngọt. Vậy nên người Lô Lô có con trai khỏe mạnh như thú rừng, con gái đẹp có da trắng hồng như boóc phja (hoa rừng), tóc dài đen mượt tiếng hát, tiếng nói trong trẻo [41]. Ngày xưa ấy, hòn đá thần đã dẫn đường cho người Lô Lô đến cư trú

tại Nà Hầu (xã Bảo Toàn, Bảo Lạc) rồi sang đến đất xã Hồng Trị, Kim Cúc (Bảo Lạc), Đức Hạnh (Bảo Lâm) bây giờ. Đây là những vùng đất có núi non trùng điệp, đất đai màu mỡ, nhiều khe suối, khí hậu mát mẻ quanh năm.

67

Đến đâu ở, người Lô Lô đều thấy hòn đá thần hộ mệnh xuất hiện trên một mảnh đất bằng phẳng, trong cánh rừng già gần làng. Hòn đá thiêng là đá tảng có hình dẹt, chóp nhọn cao khoảng 40 – 50 cm, rộng đáy 45 cm. Không cần chôn chặt nhưng 4 - 5 người khỏe mạnh cũng không nhổ lên được. Thần đá chỉ đường lập nên bản làng, bảo vệ cuộc sống nên người Lô Lô thờ cúng vị thần hộ mệnh linh thiêng và thực hiện quy định nghiêm khắc không được chặt phá rừng thiêng nơi có Thần đá… Chọn một ngày tốt nhất trong tháng, mỗi gia đình đem theo lễ vật: một con lợn từ 20 - 40 kg, một con chó 6 - 7 kg, một con gà khoảng 2 kg để tế lễ, ba con vật tế chung cho cả làng; Có làng của người Lô Lô thay con lợn bằng con trâu; 3 con vật tế sau khi được chọn sẽ do ba già làng cúng khấn. Cúng khấn trâu hoặc con lợn là một già làng cao tuổi và có uy tín nhất trong làng. Tất cả đều được đem đến bên hòn đá thiêng trong cánh rừng già trên làng. Sau khi mở cánh cửa liếp được đan bằng cây rừng của lều thờ (cánh cửa chỉ được phép mỗi năm mở một lần vào dịp cúng lễ), già làng thắp 3 nén hương và 3 con vật được giết thịt tại chỗ đều được thui bằng tre nứa. Sau đó, người ta phanh bụng bỏ lòng những con vật đã thui cạo sạch sẽ, đặt chúng trên những ôm lá rừng trước bệ thờ hòn đá. Ba già làng, mỗi ông phụ trách một con vật bắt đầu khấn tế, thời gian từ 8 giờ - 9 giờ sáng, gọi là “khấn thịt sống”. Sau khi khấn tế thịt sống xong, 3 con vật được xẻ thịt ra để nấu chín ngay tại khu rừng. Phụ nữ thì đồ xôi, đàn ông thì nấu thịt. Thịt nấu chín được bày trên những cái mâm vuông bằng gỗ. Mâm thịt trâu hoặc lợn được già làng cúng khấn gọi là “khấn thịt chín”. Những câu khấn bằng tiếng Lô Lô đều đều, nhè nhẹ tựa như đang nói chuyện với thần linh. Nội dung những câu khấn nói lên nỗi vất vả của người Lô Lô trong việc trồng cây ngô, cây lúa nương; những nỗi khó khăn trong việc nuôi gà, lợn; mong muốn cho dân làng bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, con cháu khỏe mạnh... Lễ khấn thịt chín kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ, các món thịt, xôi được tập trung lại chia làm hai

68

phần, một phần chia thành mâm cỗ, phần còn lại chia cho mỗi gia đình để mang về nhà.

Với mong muốn rằng “Thần đá hộ mệnh” nhận lễ tế giúp dân bản tránh được tai họa, rừng thiêng cho mưa thuận gió hòa làm nương rẫy được mùa. Sau khi chủ tế khấn xong, mọi người quỳ xuống tự đọc thầm lại giao ước với Thần đá hộ mệnh nơi rừng thiêng. … Ở những cánh rừng - nơi có “Thần đá hộ mệnh” sẽ không ai đốt, chặt phá cây, không bắn giết thú rừng, không làm điều ác…

Lễ vật cúng Thần đá hộ mệnh (các con vật sống - thịt sống - thịt chín) sau khi tế xong, già làng - vị chủ tế chia lễ cho từng nhà và dành một phần để lại mời mọi người trong bản cùng lên ăn với Thần đá. Mỗi gia đình một mâm cỗ, nếu thiếu người ngồi mâm thì phải mời thêm anh em, bạn bè cho đủ mâm. Thời gian khấn thịt chín yên lặng bao nhiêu thì lúc chia thịt và bày mâm cỗ ồn ào bấy nhiêu. Lá chuối, lá rừng được đặt thành bát. Những bát ăn cơm được thay bằng chén uống rượu. Những bát rượu ngô sóng sánh tràn ra cả mâm lễ. Sau đó là những lời chúc tụng tốt lành nhất mọi người mang đến cho nhau.

Người Lô Lô quan niệm, lễ vật cúng thần được chia đều cho mọi người thì ai cũng được hưởng sự che chở của Thần đá. Quan trọng và ý nghĩa nhất của lễ “Mể lồ pỉ” là dân bản gửi tới thiên nhiên thông điệp về ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng nơi mình sinh sống.

Người Lô Lô có tiếng nói riêng nhưng không có chữ viết. Họ biết làm lễ tế thần vì trước đây đi theo người già và học thuộc. Trước ngày làm lễ, họ kiêng ba ngày không ra khỏi nhà, không nói chuyện với ai, tập trung đọc thuộc lại các bài lễ cúng. Khi cúng lễ phải tập trung trí nhớ vì dài hàng nghìn câu, nếu quên hay sai từ nào, lời cầu không đến tai thần sẽ bị họa giáng xuống.

Người Lô Lô có lễ thờ Thần đá, cúng ma khô, đánh trống đồng cổ vào dịp thờ cúng… Các bài cúng lễ và nghi lễ thờ Thần đá, ma khô… chưa có sách nào ghi chép lại. Nó chỉ lưu truyền miệng qua các thế hệ. Nếu trong bản, ai không thật sự chú tâm không thể nào hiểu và học thuộc hàng trăm, nghìn câu khấn, tế

69

lễ. Vì thế có những bản Lô Lô không có chủ tế thờ cúng phải nhờ người bản khác đến.

Tín ngưỡng thờ cúng “thần đá hộ mệnh” cho ta thấy sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa dân gian, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc. Cao hơn nữa là ý thức trách nhiệm cộng đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mà cụ thể là tài nguyên rừng – nguồn sống chủ yếu của đồng bào.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 66 -69 )

×