Bản với quan hệ cộng đồng, tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay (Trang 51 - 54)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.4 Bản với quan hệ cộng đồng, tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt

Đời sống tâm linh, tín ngưỡng chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng xã hội của người Lô Lô.

Trong mỗi một làng bản của người Lô Lô đều có các hoạt động, nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng và đời sống sinh hoạt. Với mục đích cố kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau.

Người Lô Lô có tục cúng thần linh. Người Lô Lô ở Bảo Lạc, Cao Bằng cúng miếu thờ thần linh vào đầu tháng 3 Âm lịch trước khi gieo trồng lúa, có năm cúng vào ngày mùng 8, có năm cúng ngày mồng 3. Lễ vật gồm có: lợn, gà, chó, bánh, rượu, hương, giấy… Khi cúng, thịt chó phải làm riêng và bày riêng, không được để lẫn lộn với thịt gà và thịt lợn. Trong khi cúng, tất cả các gia đình trong làng đều phải cử người đại diện đến dự, phải cắt cử những người

52

thanh niên đứng gác bên ngoài để không cho người lạ vào. Đồng thời, các gia đình trong làng không được phơi đồ trắng ngoài trời. Sau khi cúng xong, họ tổ chức ăn uống tại miếu để cùng nhau kiểm điểm và bàn bạc những công việc cúng của làng. Người Lô Lô cho rằng, với việc thờ cúng thần linh sẽ giúp cho mùa màng tươi tốt, không bị mất mùa…

Hàng năm, để cầu cho một mùa sản xuất nông nghiệp thuận lợi, người Lô Lô còn tiến hành lễ cúng ma bản. Cúng xong họ nghỉ làm trong ba ngày. Bên cạnh đó, sau khi cấy xong, họ làm lễ cúng thần ruộng. Người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, Cao Bằng còn thường làm lễ cúng thần đất, cúng lúa vào đầu năm để đánh thức hồn đất, hồn lúa dậy chuẩn bị bước vào mùa gieo trồng trên nương. Hay người Lô Lô ở xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) còn có tục cúng bản vào tháng Hai hoặc tháng Ba âm lịch hàng năm. Nghi lễ này được tiến hành tại miếu thờ thổ công của bản trong rừng cấm. Các gia đình trong làng bản cùng nhau mua chó, gà, trâu làm vật cúng. Theo người Lô Lô, lễ cúng ma bản được tiến hành hai lần: Lần đầu cúng dâng những con vật hiến tế chưa bị giết, lần thứ hai dâng đồ ăn đã chế biến từ những con vật đó. Sau khi cúng xong, họ mang cơm, rượu đến khu vực tế lễ để cùng nhau thụ lộc. Thầy cúng là người tiến hành mọi nghi thức tế lễ .Thầy cúng phải là người trong bản, không có con cháu đang mang thai, không tham gia cúng cầu mùa, trước đó 3 tháng không chữa bệnh cho ai. Người Lô Lô có tục sau khi cúng ma bản xong, người thầy cúng không được nói chuyện với ai, nếu không thầy cúng sẽ bị ma bản làm cho ốm đau. Nghi lễ này được tiến hành tại miếu thờ thổ công của bản trong rừng cấm. Các gia đình trong làng bản cùng nhau mua chó, gà, trâu làm vật cúng. Theo người Lô Lô, lễ cúng ma bản được tiến hành hai lần: Lần đầu cúng dâng những con vật hiến tế chưa bị giết, lần thứ hai dâng đồ ăn đã chế biến từ những con vật đó. Sau khi cúng xong, họ mang cơm, rượu đến khu vực tế lễ để cùng nhau thụ lộc. Thầy cúng là người tiến hành mọi nghi thức tế lễ. Thầy cúng phải là người trong bản, không có con cháu đang mang thai, không tham gia cúng cầu mùa, trước đó 3

53

tháng không chữa bệnh cho ai. Người Lô Lô có tục sau khi cúng ma bản xong, người thầy cúng không được nói chuyện với ai, nếu không thầy cúng sẽ bị ma bản làm cho ốm đau.

Các thành viên trong làng bản có ý thức cộng đồng tương trợ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như khi có công việc ma chay, cưới xin, làm nhà mới, thăm hỏi giúp đỡ nhau khi sinh đẻ hay lúc ốm đau. Chẳng hạn trong mỗi đám cưới, thường được anh em họ hàng, làng xóm giúp đỡ, bởi họ cho rằng ngày cưới là ngày vui nhất của con cháu mình, của gia đình và của làng xóm mình. Vì vậy mà anh em họ hàng phải dốc lực vào tổ chức đám cưới cho có tiếng tăm để hãnh diện với làng xóm; cho nên lễ cưới diễn ra trong suốt hai ngày, họ ăn chơi thoải mái, ca hát suốt đêm với các cuộc đối thoại dân ca. Nếu gia đình nào đó trong làng bản có người chết, thì đều được dân làng cùng chung tay để giúp đỡ bởi đám ma của người Lô Lô được tiến hành tương đối phức tạp. Chẳng hạn khi làm lễ tắm rửa cho người chết, sau khi tắm rửa cho người chết và mặc quần áo xong, thì họ mời thầy mo đến làm “lễ gọi hồn” và nổi trống gọi người làng đến múa chín vòng ngoài sân và kéo cờ tang. Hay khi trong làng bản có người vào nhà mới thì những người dân trong làng bản đều đến chia vui và đều mang theo những món quà để mừng cho gia chủ, chẳng hạn đàn bà gói cơm nếp hay đấu gạo; còn đàn ông địu chum rượu đến để mừng gia chủ. Riêng ông cậu gia chủ có một mâm kèn, con lợn và một chum rượu. Rượu để uống, mâm kèn thổi cho vui, con lợn để nuôi đến lớn, nếu có việc phải mổ thật thì xin phép cậu và để phần cậu một đùi. Cả làng ăn, uống rồi hát mừng gia chủ với những lời ca chân tình, chúc cho nhau sống hạnh phúc trong ngôi nhà mới và làm nghĩa vụ với xã hội, với đồng tộc.

Như vậy, trong đời sống xã hội của người Lô Lô luôn có sự gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng của mình. Các hoạt động tâm linh và nghi lễ được tổ chức trong phạm vi cả làng bản. Điều này chứng tỏ tính cố kết chặt chẽ giữa các cư dân trong cùng một phạm vi sinh sống. Sự gắn bó

54

và yêu thương lẫn nhau của người Lô Lô là một minh chứng của tinh thần đoàn kết truyền thống của dân tộc và của đất nước ta. Đồng thời, có thể thấy rằng, người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng có đời sống tinh thần rất phong phú với các nghi lễ, lễ hội vừa mang tính chất tâm linh vừa đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí cho cộng đồng cư dân nơi đây.

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)