Tổ chức gia đình

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay (Trang 30 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1Tổ chức gia đình

Gia đình là tế bào và cơ sở hạt nhân của xã hội Việt Nam, “là một trục trung tâm mà mọi lợi ích và mọi ý nghĩ đều quay chung quanh nó” [21, tr 69]

Gia đình của người Lô Lô theo chế độ phụ hệ. Người đàn ông làm chủ gia đình, đồng thời cũng là nhân vật quan trọng trong hoạt động sản xuất của gia đình cũng như các hoạt động, nghi lễ trong cộng đồng làng bản. Các thành viên còn lại trong gia đình người Lô Lô yêu thương, đùm bọc nhau và cùng nhau thực hiện các hoạt động lao động sản xuất và xây dựng gia đình.

Hình thức gia đình phổ biến của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng là gia đình một vợ một chồng. Số người trong gia đình khoảng từ 2 đến 10 người, số gia đình chỉ có 1 người (hộ độc thân) rất ít hoặc từ 10 người trở lên không nhiều. Có thể phân chia các hình thức gia đình thường thấy của người Lô Lô như sau:

+ Gia đình hai thế hệ gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình (1)

+ Gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái chưa xây dựng gia đình và bố mẹ của chồng. (2)

+ Gia đình gồm một cặp vợ chồng cùng con cái còn nhỏ, bố mẹ chồng và em chồng (3)

+ Gia đình không trọn vẹn gồm chồng (vợ) cùng con cái chưa xây dựng gia đình. (4)

31

Bảng 2.1: Các loại hình gia đình của ngƣời Lô Lô ở huyện Bảo Lâm

Hình thức gia đình (1) (2) (3) (4) Tổng cộng

Số hộ 62 46 40 32 180

Tỉ lệ (%) 34,4 25,6 22,2 17,8 100

Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Lâm [38]

Qua khảo sát của tác giả, có thể thấy ở huyện Bảo Lâm tỉ lệ giữa các loại gia đình chênh lệch nhau không đáng kể. Tuy nhiên loại gia đình gồm vợ chồng và con cái chưa lập gia đình vẫn chiếm số lượng nhiều hơn các loại gia đình khác. Đây cũng chính là kiểu gia đình phổ biến - đang được áp dụng ở hầu hết các gia đình của người Lô Lô nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Theo khảo sát ở miền Tây Cao Bằng, số hộ gia đình chỉ có 1 thành viên chiếm tỉ lệ rất ít:

- Ở xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm) có 4 hộ gia đình chỉ có 1 thành viên: Châu Văn Phiên, Chu Thị Suệ (xóm Cà Pẻn A); Cha Văn Vàng (Cà Đổng); Tô Văn Khỏe (Cà Mèng) [38]; Ở xã Hồng Trị (huyện Bảo Lạc): Na Văn Khín, Na Thị Sính (xóm Nà Van) [37]

Số hộ gia đình mà có từ 10 thành viên trở lên chiếm số lượng không nhiều: - Ở xã Đức Hạnh (huyện Bảo Lâm): Nà Văn Hai (xóm Cà Pẻn A), Tô Văn Quang (xóm Cà Pẻn B) có 10 thành viên; Cha Văn Long (xóm Cà Đông) có 11 thành viên; Nông Văn Tấn (xóm Cà Mèng) có 12 thành viên [38]

- Ở xã Cô Ba (huyện Bảo Lạc): Quan Văn Hèn (xóm Nà Lùng,) [37]

- Ở xã Hồng Trị (huyện Bảo Lạc): Lý Văn Thiền (xóm Khau Chang), Chung Văn Sô (xóm Cốc Xả Trên), Lý Văn Tiển (xóm Nà Van) có 10 thành viên [37]

Trong gia đình của người Lô Lô đều có sự tương quan giữa giới tính nam và nữ. Ở xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) có 995 người Lô Lô, trong đó 499 nữ; 496 nam [38].

32

Bảng 2.2: Nhân khẩu chi tiết ở 10 hộ gia đình ở xóm Khau Cà, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc năm 2009

STT Tên chủ hộ Tổng số Nữ 1 Nông Văn Thành 4 2 2 Chung Văn Sấn 5 3 3 Chung Văn Tái 4 2 4 Chi Văn Hương 7 4 5 Chung Văn Phong 3 2 6 Hoàng Văn Mình 3 2

7 Lang Văn Pao 5 2

8 Lang Văn Sán 4 2

9 Chi Văn Ngán 5 3

10 Chi Văn Tướng 4 2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Lạc [37]

Theo những số liệu nêu trên, người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng có số nam và nữ tương đương nhau trong một gia đình. Theo đó, các thành viên trong gia đình sẽ có sự phân công lao động hợp lí, tương trợ lẫn nhau để hoàn thành các công việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Những người đàn ông sẽ là người chủ gia đình - thực hiện những công việc lớn của gia đình, còn những người phụ nữ sẽ có trách nhiệm vun vén gia đình và nuôi dạy con cái.

Người Lô Lô sau khi lập gia đình thì cư trú bên nhà chồng và mang tính chất phụ quyền. Người Lô Lô chủ yếu kết hôn trong đồng tộc. Tuy nhiên, đã có một số trường hợp người Lô Lô kết hôn với người khác dân tộc cùng cộng cư: Mông, Kinh, Tày. Cụ thể, ở xã Hồng Trị (Bảo Lạc) có 1 nam người Lô Lô lấy vợ người Kinh, 2 nữ người Lô Lô lấy chồng người Kinh [17, tr 39]; hầu hết những người Lô Lô lấy vợ hoặc chồng là người khác dân tộc đều do đi công tác, bộ đội, đi làm ăn xa nhà. Tuổi kết hôn thường là 13 - 14, tuy họ lập gia đình từ rất sớm nhưng từ xưa đến nay rất ít cặp vợ chồng bỏ nhau. Phong tục kết hôn của người Lô Lô khá đặc sắc, thể hiện bản sắc văn hóa tộc người rất rõ nét. Cụ

33

thể, ở xã Cô Ba (Bảo Lạc), thanh niên nam nữ sau khi được tự do tìm hiểu, đến giai đoạn nhất trí, đồng lòng xây dựng gia đình thì sẽ báo cáo cho bố mẹ biết, sau đó bố mẹ bên nhà trai đến hỏi ý kiến của nhà gái, nếu nhà gái nhất trí sẽ tổ chức lễ ăn hỏi, năm sau tổ chức cưới. Khi cưới nhà trai lo lễ vật đến nhà gái gồm: tiền mặt 2.000.000 đồng, thịt lợn 80 kg, gạo tẻ + gạo nếp 80 kg, rượu 80 lít và thù lao cho ông đi đưa gọi là tả slống 12 kg thịt lợn, 12 kg gạo, 12 lít rượu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[33, tr 36]. Trong đám cưới họ hàng đến dự có thể mang tặng những vật kỷ niệm cho cô dâu như: chiếu, chăn chiên, màn, ấm chén… Trường hợp nếu có bố nuôi phải cho con gái một con gà. Lệ tục của người Lô Lô rất nghiêm khắc đối với các trường hợp hủ hóa, ngoại tình. Điều này chứng tỏ chế đọ hôn nhân một vợ một chồng được người Lô Lô duy trì khá bền vững.

Như vậy, trong việc kết hôn của người Lô Lô chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người mình. Gia đình là cái gốc của xã hội, từng thành viên là hạt nhân gắn kết gia đình lại. Chính vì vậy, trong mỗi gia đình đều có những nguyên tắc nhất định nhằm mục đích thể hiện tôn ti trật tự của gia đình.

Trong gia đình của người Lô Lô, khi vào bữa ăn họ thường ngồi quây quần cùng mâm, rất ít trường hợp tách ra thành nhiều mâm. Nơi để bày mâm trong nhà có thể ở cạnh bếp, nhưng thường ở gian chính ngay chỗ gần bàn thờ. Nếu trong nhà chỉ có một đôi vợ chồng cùng các con chưa xây dựng gia đình thì bố phải ngồi ở hàng trên tiếp giáp bàn thờ, còn các thành viên khác được ngồi tùy ý chỗ nào cũng được. Nếu như trong nhà có nhiều người cùng ăn thì hàng trên ở phía gần bàn thờ là nơi ngồi của ông, bố và các con trai lớn tuổi, hàng ở phía dưới giáp với bếp là nơi ngồi của bà, mẹ, con dâu thứ, hàng ở dưới giáp với cửa chính là nơi ngồi của trẻ con, hàng còn lại là nơi ngồi của con dâu cả và các con gái đã có chồng. Như vậy, chỉ trong quy tắc vị trí ngồi ăn giữa các thành viên trong gia đình, ta đã thấy người đàn ông của người Lô Lô được coi trọng và có thứ bậc cao trong gia đình.

34

Ngoài ra, phòng ngủ của các thành viên trong gia đình cũng được quy định cụ thể và có quy tắc. Ở gia đình hai thế hệ gồm một cặp vợ chồng và con cái còn nhỏ, họ chỉ bố trí một chỗ hay đặt một chiếc giường ngủ ở trong buồng nơi gần bếp sưởi và chỗ này mãi mãi sẽ là nơi ngủ của vợ chồng gia chủ. Người Lô Lô có kiêng kị: bố đẻ không được vào buồng ngủ của các cô con gái đã lớn tuổi, những người con gái đã đi lấy chồng thì không được vào buồng ngủ của anh em trai đã có vợ. Bởi vì, theo họ nếu không làm theo đúng nguyên tắc trên thì gia đình sẽ làm ăn không thuận buồm xuôi gió, bị người đời chê cười.

Việc tổ chức sản xuất phân công lao động trong gia đình thực hiện theo nguyên tắc tuổi - giới khá rõ ràng. Người đàn ông (người cha, người chồng..) là chủ và trụ cột trong gia đình, họ luôn sắp đặt mọi công việc trong gia đình và là người lo toan những công việc nặng nhọc, những việc lớn. Người đàn ông là người chủ trì các nghi lễ cúng tổ tiên của gia đình và tham gia các nghi lễ của dòng họ cũng như làng bản. Khi cha mẹ qua đời, người đàn ông điều hành tang lễ. Họ cũng là người giải quyết các vấn đề nảy sinh trong gia đình mình và các vấn đề ngoại giao ở bên ngoài xã hội. Ngược lại, người phụ nữ (người mẹ, người vợ...) có vai trò quản lý chi tiêu, lo việc ăn uống, may mặc và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Khảo sát tại gia đình ông Lý Văn Vàng ở bản Khau Chang, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng; Gia đình ông gồm có 5 thành viên, trong đó có 2 nam và 3 nữ. Theo đó, sự phân công lao động của gia đình ông cụ thể như sau

Bảng 2.3: Phân công lao động tại gia đình ông Lý Văn Vàng

Công việc Chồng Vợ Các con

Sản xuất Chặt cây x x Phát cây bụi, cỏ x x Thu dọn cây đã phát x x Trỉa hạt x x x Làm cỏ x x x

35

Cắt lúa x x x

Gánh lúa x x x

Đập lúa x x x

Thu hoạch lúa nương x x x Thu hoạch ngô x x x Chăn bò, dê x x x

Sinh hoạt gia đình

Lấy nước x x x

Nấu ăn x x x

Giặt quần áo x x x Đi họp thôn x

Chi tiêu trong gia đình

Mua sắm đồ dùng đắt tiền x x Làm nhà mới x x Mua thức ăn hàng ngày x x

Quyết định cho con cái đi học x x x Nguồn: Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam [6, tr 121]

Qua biểu trên, ta thấy rằng, người Lô Lô ở đây đã có sự phân công lao động rõ ràng và có sự giúp đỡ lẫn nhau trong các công việc nhà cũng như trong sản xuất. Công việc làm vườn chủ yếu dành cho người lớn tuổi nhất, nam giới và người già đảm nhiệm, còn người phụ nữ ít quan tâm đến vườn tược hơn vì họ phải dành thời gian vào làm nương và chăm sóc con cái, nội trợ gia đình. Tính chất phụ quyền của người Lô Lô còn được thể hiện rõ trong việc phân chia tài sản thừa kế. Người con nào ở với bố mẹ sẽ hưởng tài sản nhiều hơn. Thông thường, bố mẹ ở với con trai cả, nhưng cũng nhiều khi ở với con trai thứ hoặc út. Việc thờ tự và bảo quản trống đồng thường được giao cho con trai cả; ruộng nương trâu bò… chia đều cho các con trai. Con gái không được chia tài sản, mà chỉ được hưởng của hồi môn khi đi lấy chồng. Trường hợp không có con trai, tài sản để lại cho con nuôi. Nếu không có con nuôi thì để lại cho các cháu trong nội tộc.

36

Người Lô Lô cũng giống như một số dân tộc (Kinh, Tày…) luôn đề cao vai trò của người đàn ông, người con trai trong gia đình. Người phụ nữ dần dần cũng thể hiện được vai trò trong gia đình - xã hội, tuy nhiên vẫn mang tính chất giúp việc cho người đàn ông, họ chưa khẳng định vai trò quan trọng trong gia đình khi giải quyết các công việc trọng đại.

Trong một gia đình, người Lô Lô rất kính trọng những người lớn tuổi. Đồng thời con cái cũng rất hiếu thảo với cha mẹ. Điều này được thể hiện rõ qua phong tục của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) trong việc mừng thọ cho những người lớn tuổi trong gia đình. Trong đời người, lễ mừng thọ rất được chú trọng và tổ chức vào các tuổi 59, 61, và 73. Theo quan niệm của người Lô Lô, những tuổi trên thường có hạn, nên họ tổ chức mừng thọ để giải hạn. Lễ mừng thọ thường do các con trai chịu trách nhiệm tổ chức. Bên cạnh lễ mừng thọ thì lễ sinh nhật cũng được tổ chức vào một số độ tuổi nhất định. Họ thường tổ chức lễ sinh nhật vào các tuổi 13, 25 và 37 – đây là cái tuổi được cho là đánh dấu các bước trưởng thành của một đời người.

Theo phong tục của người Lô Lô, quan hệ giữa bố chồng và con dâu có nhiều điều kiêng kỵ. Chẳng hạn: bố chồng và con dâu không được ngồi nói chuyện với nhau, nhất là khi chỉ có hai người trong nhà, bố chồng không được vào buồng con dâu, con dâu không được ngồi đối diện với bố chồng… Đặc biệt, trước kia người Lô Lô cấm đoán phụ nữ không được ăn thịt lợn, thịt gà, chỉ được ăn thịt trâu, bò, hươu, nai mà những loại này lại ít khi có, cho nên trước kia họ suốt đời chỉ biết có ăn rau [8]

Người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng coi gia đình là nhân tố quan trọng trong một chỉnh thể xã hội. Mỗi một gia đình tồn tại những tôn ti trật tự nhất định, đấy chính là quy tắc để mọi thành viên trong gia đình làm theo. Tạo nên nếp sống gia đình quy củ, vợ chồng hòa thuận, người dưới kính trọng người trên, con cái hiếu thảo với cha mẹ.

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay (Trang 30 - 36)