Tổ chức tự quản của bản

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay (Trang 46 - 48)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2 Tổ chức tự quản của bản

Ở mỗi làng bản thì đều có một người đứng đầu, gọi là trưởng bản hoặc trưởng làng. Người này có nhiều quyền hành, là người đứng ra giải quyết các công việc chung, kế thừa và duy trì các luật tục, quy ước của làng bản, nhất là các quy định quy ước liên quan đến việc đoàn kết và bảo vệ tài nguyên môi trường. Trưởng làng bản hầu như là những người thuộc dòng họ lớn trong làng bản. Nếu bản nào có nhiều dòng họ, thì trưởng họ của dòng họ lớn nhất trong làng bản sẽ là người đứng đầu. Hoặc đại diện của các dòng họ sẽ luân phiên nhau từ dòng họ đông nhất đến dòng họ ít nhất đứng đầu làng bản.

Những người đủ tiêu chuẩn sau sẽ được bầu làm trưởng làng, trưởng bản: Là người biết ứng xử và giao tiếp rộng rãi, có đông anh em họ hàng, có kinh nghiệm trong sản xuất và nhất là am hiểu về phong tục tập quán của người Lô

47

Lô, song điều quan trọng thì hầu hết những người này đều thuộc dòng họ lớn trong làng bản.

Trưởng làng, trưởng bản có nhiệm vụ điều hành công việc chung của làng bản. Đó là người đại diện giải quyết các công việc liên quan đến làng bản khác. Bên cạnh đó, trưởng làng bản là người duy trì trật tự an ninh, tổ chức dân làng bảo vệ đất đai và các nguồn lợi thiên nhiên của làng bản mình. Đồng thời giám sát việc sử dụng đất canh tác của từng thành viên, giải quyết xích mích giữa các thành viên trong gia đình và giữa các gia đình trong làng. Ngoài ra, trưởng làng, trưởng bản còn có quyền xử phạt những người vi phạm quy ước của làng bản.

Trong xã hội của người Lô Lô, còn đánh dấu vai trò quan trọng của người trưởng họ. Với mỗi một dòng họ, trưởng họ là người quản lí, hướng dẫn các thành viên trong dòng họ thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nghi lễ tang ma, cưới hỏi… Trưởng họ có nhiệm vụ giải quyết các công việc nội bộ trong dòng tộc mình cũng như những vấn đề liên quan đến dòng họ khác. Trưởng họ là người có uy tín và quyền lực, cho nên, mọi thành viên trong một dòng họ đều phải tuân theo ý kiến của trưởng họ.

Tập quán của người Lô Lô rất kính trọng những người cao tuổi và người già trong làng. Bởi những người già có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, am hiểu về phong tục tập quán. Trong bất kì công việc lớn của dòng họ hay của làng bản thì những người đứng đầu luôn tiếp thu ý kiến của người già, để từ đấy đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Ngoài ra, những người già còn đảm nhiệm một chức trách quan trọng: đó là giữ gìn và truyền lại những tập tục, những nét văn hóa đặc sắc cho con cháu, khuyên nhủ họ làm những điều hay lẽ phải, để từ đó phát huy bản sắc văn hóa tông tộc một cách tích cực nhất.

Có thể thấy rằng, xã hội của người Lô Lô có tôn ti trật tự rõ ràng, có người đứng đầu để chỉ đạo những công việc của làng bản hoặc dòng họ của mình. Đồng thời, trong mỗi làng bản đều có sự gắn bó chặt chẽ và bảo vệ lẫn

48

nhau giữa các thành viên trong cộng đồng mình. Đây là nét đẹp trong lối sống của người Lô Lô mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và tín ngưỡng tôn giáo của người lô lô ở miền tây cao bằng từ 1945 đến nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)