0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Những thay đổi về kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 80 -80 )

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Những thay đổi về kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay

Đời sống của người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng đang ngày càng được cải thiện, nâng cao về trình độ nhận thức cũng như tăng mức sống lên một bước đáng kể. Một phần là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước – với các chính sách xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất bằng các phương pháp canh tác tiến bộ, điều này đã dẫn đến năng suất lao động tăng cao, đời sống của người nông dân bước đầu thoát khỏi cảnh đói nghèo

Điển hình cho các chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người Lô Lô là Chương trình 134, 135 của Chính Phủ về việc:

- Chương trình 134 là tên thông dụng của Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn mà Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục

đích đẩy nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Sở dĩ gọi là Chương trình 134 vì số hiệu của Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt chương trình này là 134/2004/QĐ-TTG [31]

- Chương trình 135: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện

chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTG. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I. Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010) [30]

81

Tác động của chính sách này đối với người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng rất tích cực tới đời sống kinh tế - xã hội của họ.

Ở miền Tây Cao Bằng có các xã thuộc Chương trình 135:

- Huyện Bảo Lạc: Khánh Xuân, Xuân Trường, Cô Ba, Thượng Hà, Cốc Pàng; trong đó các xã đặc biệt khó khăn: Phan Thanh, Huy Giáp, Đình Phùng, Sơn Lộ, Hồng Trị, Hồng An, Hưng Đạo, Bảo Toàn

- Huyện Bảo Lâm: Các xã đặc biệt khó khăn: Tân Việt, Nam Quang, Vĩnh Quang, Lý Bôn, Mông Ân, Vĩnh Phong, Đức Hạnh, Quảng Lâm, Yên Thổ, Thái Học.

Nếu như trước kia sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa rõ nét, tỷ trọng cơ cấu kinh tế giữa các ngành chưa có sự chuyển biến mạnh, trong đó tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, kinh tế chậm phát triển, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, còn hiện tượng đốt nương làm rẫy… Nguồn thu nhập chính của người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng. Hệ thống giao thông chưa đảm bảo lưu thông, an toàn, thông suốt, quanh năm, và chưa được mở rộng, nâng cấp (đường đến thôn bản chủ yếu là đường dân sinh). Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điện thắp sáng, điện thoại và các dịch vụ bưu chính viễn thông chưa đáp ứng được nhu cầu của đồng bào các dân tộc… Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở dột nát, thiếu đất sản xuất… Cụ thể, người Lô Lô ở xã Đức Hạnh (Bảo Lâm) 90% dân số sống bằng nghề làm rẫy, không có hộ giàu, 13 hộ nghèo, số còn lại tạm đủ ăn [33, tr 165].

Đến nay sau khi áp dụng Chương trình 134, Chương trình 135, đời sống

của người Lô Lô đã thay đổi đáng kể.

Theo khảo sát ở bản Khau Chang, xã Hồng Trị (Bảo Lạc) năm 2004 (ở 32 hộ với 162 nhân khẩu):

82

Trồng trọt: Lúa ruộng cấy 2 vụ: 650 kg thóc giống; lúa nương: 1300 kg thóc giống; ngô: 500 kg ngô giống… [6, tr 93]

Chăn nuôi: bò: 67 con; trâu: 5 con; ngựa: 5 con; dê: 7 con; lợn: 80 con; gia cầm : 200 con… [6, tr 93]

Phân loại đói nghèo: hộ khá: 4, máy xa sát: 8; máy thu hình: 8; radio: 5 cái … [6, tr 93]

Tại huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) sau khi triển khai Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II), đã đáp ứng

được nguyện vọng của đông đảo người dân trong huyện. Sau 5 năm tổ chức thực hiện, Chương trình đã thật sự đi vào cuộc sống, làm chuyển biến đáng kể tình hình kinh tế - xã hội ở các xã, thôn bản được thụ hưởng, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc. Ví dụ: tỷ lệ đói nghèo của huyện đã giảm từ 65,31% (năm 2005) xuống còn 38,29% (năm 2009); thu nhập bình quân đầu người đạt 396 USD/năm (năm 2009); tổng sản lượng lương thực đạt hơn 20.000 tấn/năm… [9]. Nhờ Chương trình 135 mà các công trình thủy nông được xây dựng tai nhiều địa phương của người Lô Lô nước sinh hoạt đã được dẫn về tận bản. Trường học, trạm xá được xây dựng ở khắp các, dân trí được nâng lên, bệnh tật được khống chế, sức khỏe của người Lô Lô được chăm sóc tốt. Ngân hàng người nghèo của các huyện cho nông dân Lô Lô vay vốn nhiều lần với lãi suất thấp, để phát triển sản xuất. Nhiều nơi, người Lô Lô vay vốn theo nguyện vọng của các gia đình, thông qua danh sách của các thôn, xã đề nghị. Theo số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm, có 3 hộ gia đình với 16 khẩu người Lô Lô được vay vốn theo quyết định 32/QĐ-TTG và QĐ 126/QĐ-TTG từ năm 2007 – 2009 [39]. Đây thực sự là nguồn vốn quý giá để các hộ nông dân Lô Lô phát triển sản xuất; đồng thời thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống của người Lô Lô nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung.

83

Có thể thấy những diễn biến phức tạp của tôn giáo không có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội của người Lô Lô. Dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp từ Trung ương đến địa phương, người Lô Lô đang dần dần cải thiện được mức sống, thu nhập. Từ đó, sự tin tưởng của người Lô Lô với Đảng và Chính phủ ngày càng tăng lên. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các tôn giáo – tín ngưỡng dân gian truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời hạn chế tới mức tối đa ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo ngoại lai. Đó là những thế lực thù địch mượn tôn giáo hòng chia rẽ sự đoàn kết của đồng bào các dân tộc, bôi xấu và hạ thấp Đảng và Chính phủ.

3.4. Sự trao đổi kinh tế - giao lƣu văn hóa của ngƣời Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng

Người Lô Lô là một trong số ít dân tộc hiện nay còn lưu giữ những đặc trưng văn hóa của dân tộc mình, đồng thời ít bị đồng hóa bởi các dân tộc khác. Tuy nhiên, họ cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng nhất định về phong tục, tập quán của các tộc người trong mỗi vùng, nhất là các tộc người chiếm số lượng lớn ở địa phương. Ở miền Tây Cao Bằng, người Lô Lô chịu ảnh hưởng và tiếp thu một số yếu tố văn hóa của tộc người : Tày và Nùng.

Người Lô Lô là một trong 54 dân tộc của nước Việt Nam. Cho nên, bên cạnh ngôn ngữ của dân tộc mình, đa số người Lô Lô đều thạo tiếng nói của các tộc người cận kề và tiếng Việt phổ thông. Chính vì vậy, đã tạo ra mối quan hệ giữa người Lô Lô với những dân tộc khác trong xã hội nước ta. Chữ viết của người Lô Lô đã bị thất truyền, nên ngày nay người Lô Lô đã sử dụng chữ viết Quốc ngữ. Hàng ngàn người Lô Lô đã được đến trường, nâng cao trình độ học vấn và nâng tầm hiểu biết. Trong bộ máy nhà nước hiện hành, người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng tích cực tham gia vào hệ thống quản lí hành chính của Nhà nước.

84

Chẳng hạn : ở xóm Cốc Xả Dưới (xã Hồng Trị) số người tham gia vào tổ chức Đảng (chi bộ) đạt 8,5 % ; tham gia vào chính quyền (Ban quản lí làng bản) đạt 4,2% ; tham vào Mặt trận Tổ quốc (Ban mặt trận của làng bản) đạt 2,1 % ; Hội nông dân (Chi hội Nông dân làng, bản) đạt 61,7% ; Hội Cựu chiến binh (Chi hội Cựu chiến binh của làng, bản) đạt 21,3% ; Đoàn Thanh niên (Chi đoàn làng, bản) đạt 19,1 % ; Hội phụ nữ (Chi hội Phụ nữ làng, bản) đạt 70,2 % [10, tr8]

Người Lô Lô có niềm tin với Đảng và Chính quyền, đồng thời đây chính là cơ sở tiếp thu văn hóa của người Lô Lô với sự phát triển của đất nước

Nhờ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng cao phát triển mở rộng những năm gần đây, quan hệ giữa các tộc người ở miền Tây Cao Bằng đã trở nên đa dạng và hòa nhập ở mức độ cao hơn. Trước kia, người Lô Lô cư trú thành từng làng, bản riêng biệt, hầu như không có gia đình khác tộc người cư trú. Tuy nhiên, những năm gần đây đã có thêm những gia đình tộc người khác sinh sống. Như ở xóm Cà Pẻn A (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm) có tất cả 39 hộ gia đình sinh sống, thì có 37 hộ người Lô Lô và 2 hộ người Mông sinh sống [38] xóm Cà Pẻn B (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm) có tất cả 40 hộ, trong đó có 5 hộ người Mông và 2 hộ người Nùng cùng sinh sống và cộng cư [38]. Hay trong một hộ gia đình của người Lô Lô có thêm thành viên của một dân tộc khác: Hộ gia đình anh Dương Văn Hốc (xóm Cà Đổng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm) có tất cả 4 thành viên, trong đó 3 thành viên người Lô Lô, 1 thành viên người Tày [38]

Về việc sử dụng ngôn ngữ trong gia đình người Lô Lô: trong 47 hộ gia đình tại xóm Cốc Xả Dưới (xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc) cho thấy trong giao tiếp gia đình có 8/47 hộ (17%) dùng tiếng phổ thông ; 12/47 hộ (25,5%) dùng tiếng Tày ; 34/47 người có thể nói tiếng phổ thông (72,3%) [10, tr 10]. Ở xóm Cốc Xả Dưới, người Lô Lô ở đây có quan hệ gần gũi với người Tày, Nùng.

85

Khi gia đình có các việc trọng đại : đám cưới, nhà mới – đây cũng là dịp để người Lô Lô thể hiện quan hệ với các dân tộc láng giềng.

Bảng 3.1: Chỉ số quan hệ xã hội – tộc ngƣời ở xóm Cốc Xả Dƣới (11- 2008)

Tộc người

Các dịp quan hệ

Đám cưới Mừng nhà mới Lễ tết Ma chay Làm kinh tế

n % n % n % n % n %

Số hộ Lô Lô được người khác tộc đến chia sẻ

Tày 42 89,4 27 57,4 6 12,8 10 21,3 23 48,9 Nùng 32 68,1 24 51,1 2 4,3 2 4,3 16 34

Kinh 22 46,8 13 27,7 2 4,3 1 2,1 Hmông 2 4,3 3 6,4 1 2,1

Dao 3 6,4 3 6,4

Số hộ người khác tộc được người Lô Lô đến chia sẻ

Tày 27 57,4 18 38,3 5 10,6 11 23,4 1 2,1 Nùng 19 40,4 17 36,2 3 6,4 6 12,8 2 4,3

Kinh 11 23,4 5 10,6 Hmông 4 8,5 1 2,1

Dao 1 2,1 1 2,1

Nguồn: Người Lô Lô trong môi trường kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt Trung [10, tr 10]

Như vậy, qua bảng số liệu trên, ta thấy người Lô Lô có quan hệ gần gũi với các dân tộc láng giềng khác : Tày, Nùng, Kinh, Hmông, Dao… trong đó người Tày và người Nùng có mối quan hệ thân mật hơn. Đồng thời các dịp đám cưới hay mừng nhà mới thì có sự hiện diện của nhau nhiều hơn các dịp lễ tết, ma chay. Bởi đặc thù văn hóa của từng tộc người khác nhau, nên dịp lễ tết, ma chay ít có quan hệ văn hóa hơn.

86

Người Lô Lô cũng có mối quan hệ và giao thoa văn hóa, kinh tế, xã hội với nhân dân dân tộc địa phương giáp ranh biên giới với Trung Quốc

Thời kì 1980 – 2000, quan hệ của người Lô Lô với nhân dân dân tộc Trung Quốc lắng xuống sau sự kiện tháng 2 năm 1979. Ở xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc do cư trú cách xa đường biên giới Việt – Trung, người Lô Lô ở đây ít có giao dịch chợ phiên với người bên kia biên giới, nhưng họ lại có nguồn thu nhập đáng kể trong việc bán các lâm sản và thảo dược sang Trung Quốc thông qua trung gian là dân tộc Nùng, Hmông… Người Lô Lô sang đó mua các loại hàng hóa : Phân đạm u rê ; vải, quần áo may sẵn ; các loại đồ chơi trẻ em ; các loại rượu và thịt ; các loại giống ngô, lúa và cây trồng khác ; các loại giống gia súc, gia cầm… Ngược lại, họ lại bán các hàng hóa : Muối iôt ; các loại rau cải, rau dớn, ngót rừng ; gà, vịt, ngan ; các loại lâm sản, mật ong, mộc nhĩ, nấm hương… [6, tr 90]

Trong những năm gần đây, nhu cầu người Lô Lô sang Trung Quốc làm thuê khá đông. Ở xóm Cốc Xả Dưới (2008): có 42,9 % số hộ có người đi lao động tại Trung Quốc [10, tr 11]

Làm thuê, đặc biệt làm thuê ở bên kia biên giới – là hiện tượng mới trong quan hệ tộc người của người Lô Lô. Các công việc của người Lô Lô làm thuê dù ở đâu cũng đều là công việc lao động thông thường ; làm thuê bằng lao động thô sơ, không qua đào tạo ; làm thuê trong nội cộng đồng phản ánh khía cạnh phân hóa xã hội trong nội tộc người Lô Lô ; làm thuê cho tư nhân và tổ chức kinh tế của các dân tộc khác phản ánh tương quan mới trong quan hệ giữa người Lô Lô với các dân tộc khác ; làm thuê ở Trung Quốc dài ngày với sống lượng lớn cho thấy khả năng thu hút lao động của thị trường ngoại biên và xu hướng tìm kiếm thu nhập của người Lô Lô.

Như vậy, bản sắc văn hóa của người Lô Lô vẫn được duy trì, kế thừa và phát huy những nét đặc sắc. Trong quá trình cộng cư và giao lưu với các dân tộc khác, người Lô Lô đã chọn lọc những điểm tiến bộ để tiếp thu. Điều này tạo nên

87

giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của tộc người mình đồng thời vẫn tạo được mối quan hệ mật thiết với các dân tộc cận kệ, tạo nên mối đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong cùng lãnh thổ quốc gia Việt Nam – cũng như tạo mối quan hệ hòa hữu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết

Người Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo rất đa dạng và phong phú, thể hiện bản sắc dân tộc rất đặc sắc.

Người Lô Lô coi vạn vật xung quanh mình qua lắng kính „„hữu linh‟‟, mọi sự vật, hiện tượng đều có linh hồn. Người Lô Lô rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và các vị thần linh che chở cho gia đình, dòng họ và làng bản của mình. Các nghi lễ này, được đồng bào tổ chức thường niên vào các dịp cụ thể trong năm với mục đích bảo vệ mùa màng và che chở cho gia đình.

Tín ngưỡng dân gian và ảnh hưởng của các tôn giáo đến đời sống của người Lô Lô là rất lớn. Ngày nay, đời sống kinh tế - văn hóa của họ đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên, đời sống tâm linh – tôn giáo của người Lô Lô vẫn đậm đà màu sắc dân gian và văn hóa của đồng bào mình.

88

KẾT LUẬN

Người Lô Lô có mặt từ rất sớm và cư trú liên tục ở vùng đất cực Bắc của Việt Nam từ khoảng 2000 năm nay – đóng góp không nhỏ vào lịch sử đấu tranh của dân tộc. Người Lô Lô là một trong những dân tộc có số lượng cư dân rất ít, tuy nhiên lại có một đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú và đa dạng. Điều này được thể hiện qua lối sống sinh hoạt, và tín ngưỡng tôn giáo của tộc người.

Người Lô Lô có hai nhóm địa phương: Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Giữa

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 80 -80 )

×