0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hình thức tụ cư của người Lô Lô

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 42 -46 )

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.1 Hình thức tụ cư của người Lô Lô

Do nguồn gốc lịch sử và chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, cho nên người Lô Lô cư trú thành những cụm làng bản.

Theo số liệu thống kê năm 1999, ở xã Hồng Trị (Bảo Lạc) có 26 bản, trong đó có 6 bản người Lô Lô sinh sống: Cốc Xả (62 hộ, 360 nhân khẩu, 171 nam và 189 nữ); Khau Cà (16 hộ, 80 khẩu, 41 nam và 29 nữ, trong đó có vài hộ người Nùng); Khau Chang (29 hộ, 164 khẩu, 80 nam và 84 nữ); Nà Van (54 hộ, 287 khẩu, 139 nam và 148 nữ); Khuổi Khon, Khuổi Pao [6, tr 36].

43

Trong đó bản Cốc Xả gồm Cốc Xả Trên và Cốc Xả Dưới, giáp với xã Bảo Toàn, Thượng Hà, Hưng Đạo, Phan Thanh và thị trấn Bảo Lạc, cách thị trấn Bảo Lạc 8 km đường ngựa đi; Bản Cốc Xả có 100% dân cư là người Lô Lô. Trong đó, Cốc Xả Trên có 18 hộ, 111 khẩu (50 nam và 61 nữ); Cốc Xả Dưới: 44 hộ, 249 nhân khẩu (122 nam và 127 nữ) [17, tr 37]. Theo số liệu thống kê năm 2009, người Lô Lô tập trung ở các làng bản như sau:

Bảng 2.5: Số hộ gia đình và nhân khẩu của ngƣời Lô Lô ở miền Tây Cao Bằng năm 2009 Tên xã Tên bản Số hộ Tỉ lệ trên tổng số hộ Số nhân khẩu Tỉ lệ trên tổng số nhân khẩu Thị trấn Pác Miầu Khu 2 2 0,43 4 0,17 Khu 3 1 0,2 3 0,13 Trường nội trú 1 0,2 1 0,04 Xã Đức Hạnh Cà Pẻn A 37 8,1 243 10,3 Cà Pẻn B 33 7,2 191 8,07 Cà Đồng 58 12,6 325 13,7 Cà Mèng 43 9,36 236 10 Thị trấn Bảo Lạc 2 0,43 10 0,42 Xã Hồng Trị 214 46,6 1006 42,5 Xã Cô Ba 17 3,7 100 4,2 Xã Kim Cúc Khuổi Khon 50 10,9 246 10,4 Xã Hưng Thịnh 1 0.2 1 0,04

Tổng cộng 459 100 2366 100

Nguồn: Phòng thống kê huyện Bảo Lâm, huyện Bảo Lạc [37 – 38]

Người Lô Lô không sống dàn trải ở tất cả các xóm trong một xã, mà họ chỉ tụ cư ở một số bản nhất định: xã Đức Hạnh thì người Lô Lô chỉ sống ở 4 xóm như bảng trên; xã Kim Cúc thì chỉ có bản Khuổi Khon là có người Lô Lô sinh sống, ở xã Hồng Trị thì có các bản: Khau Chang, Khau Cà, Cốc Xả Trên, Cốc Xả Dưới, Nà Van.

44

Làng theo tiếng Lô Lô được gọi là “lọ” (tiếng Lô Lô ở xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm) hoặc “lọng” (tiếng Lô Lô ở xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc). Tên gọi làng bản của người Lô Lô gắn liền với cây cối, địa hình và ruộng nương và được gọi theo tiếng Tày, chẳng hạn như: xóm Ngàm Lầm (khe gió, hang thông gió) ở xã Cô Ba, xã Khuổi Khon (con suối), Khau Chang (cánh rừng giữa), xóm Cốc Xả (cây xả), Nà Van (khu ruộng cho lúa gạo ngon)…. Sở dĩ tên gọi làng bản của người Lô Lô ở đây được gọi theo tiếng Tày là do vùng đất Bảo Lâm và Bảo Lạc trước kia là địa bàn cư trú của người Tày, nên người Lô Lô phần nào đó bị ảnh hưởng của văn hóa Tày.

Làng bản của người Lô Lô chủ yếu sinh sống ở trên sườn đồi, hoặc sườn núi cao, phần lớn ở lưng chừng núi, nơi có khe để sinh hoạt, gần các nguồn nước như sông suối, khe nhỏ có nước chảy… Cụ thể:

Người Lô Lô ở huyện Bảo Lâm, Cao Bằng (xếp vào nhóm Lô Lô Đen) sống tập trung thành từng làng bản nhỏ từ 10 gia đình đến 30 gia đình, làng được dựng trên các gò đồi tương đối bằng phẳng, người Lô Lô ở đây sống tập trung, không có dân tộc khác sống xen kẽ, đây là điểm khác biệt so với các dân tộc khác. Với địa hình vùng cao, làng bản của người Lô Lô ở Bảo Lâm không thể xếp theo hàng lối như ở một số vùng khác mà được xếp theo thế đất cao - thấp khác nhau, các nhà gần nhau thường xếp theo một hướng, nhà nọ cách nhà kia khoảng 10 đến 15m, làng của người Lô Lô có nhiều dòng họ cùng chung sống nhưng họ không phân biệt các dòng họ mà sống quây quần bên nhau và thường được quy định theo hình thế đất, mỗi dòng họ thường có một khu đất, một khu nghĩa địa cho từng dòng họ, khu nghĩa địa thường được đặt ở nơi đất trũng của quả đồi hay chân núi, đảm bảo cho sự yên tĩnh, trang nghiêm và thoáng mát.

Người Lô Lô ở Bảo Lạc có nhiều điểm tương đồng với người Lô Lô ở huyện Bảo Lâm; ở huyện Bảo Lạc cũng chỉ tập trung trong các làng từ 20 đến 30 hộ, khoảng 200 người, sống tập trung không xen kẽ các dân tộc khác. Nhà

45

cửa không xây dựng theo các hướng nhất định. Người Lô Lô ở Bảo Lạc không xem hướng nhà theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc mà chỉ xem ở gần đấy có đền miếu hoặc bãi tha ma không, để tránh các tà khí gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Những người trong làng bản thường là họ hàng với nhau. Quan hệ dòng họ thể hiện qua cấu trúc của làng: họ nội, ngoại thường làm nhà sát bên nhau. Con trai khi ở riêng cũng làm nhà gần bố mẹ đẻ của mình. Xu hướng này đến nay không còn giữ được như xưa nữa, hoặc là khoảng cách có thể ở cách xa hơn khi ra ở riêng. Tuy nhiên cũng chỉ trong phạm vi một làng. Đầu làng, cuối làng có những cây đa và cây gạo to. Trong làng bản có sân quy định cho thanh niên nam nữ vui chơi trong ngày lễ tết. Làng bản của người Lô Lô ở đây tập trung đông hơn so với các làng người Mông (mỗi một sườn núi có 1 đến 2 nhà heo hút).

Cụ thể người Lô Lô ở xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc sống tập tại các xóm, Khau Cà, Khau Chang, Cốc Xả Trên, Cốc Xả Dưới, Nà Van. Họ sinh sống trên các sườn núi cao, cư dân sống tập trung thành chòm xóm từ 20 đến 50 hộ. Xung quanh làng bản thường được trồng cây vải và một số cây ăn quả khác.

Tóm lại, làng bản của người Lô Lô đều được hình thành thông qua hai hình thức tụ cư: theo huyết thống họ hàng (có trước) và theo quan hệ láng giềng (có sau). Trong đó tụ cư theo huyết thống, họ hàng đóng vai trò trọng tâm. Người Lô Lô có những kiểu quần cư như sau:

- Quần cư tập trung dưới dạng nhà trên nhà dưới hay cạnh nhau ở ngay sườn núi hay trên cái gò thấp và thoai thoải. Điển hình là xóm Ngàm Lầm, xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc…

- Mỗi bản chỉ có hơn chục nóc nhà tập trung với nhau nhưng có nhiều bản được bố trí cách nhau khoảng từ 1 đến 2 km tạo thành hình vòng cung ở trên lưng chừng núi. Các xóm Khau Cà, Khau Chang, Cốc Xả, Na Van (xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc)

46

Với người Lô Lô, khi quần tụ thành các làng bản, họ thường chọn những khu vực có diện tích đất đồi núi, khe suối, bãi cỏ, bởi họ canh tác nông nghiệp là kết hợp nương rẫy với ruộng bậc thang. Và trong từng làng, các ngôi nhà đều được làm theo hướng dựa lưng vào đồi hay núi. Cửa chính hướng ra thung lũng và được bố trí khoảng cách sao cho thuận tiện trong sinh hoạt nhất. Đặc biệt, người Lô Lô sống tập trung trong một làng, hiếm khi có những dân tộc khác sinh sống cùng. Các gia đình trong một dòng họ cũng thường sống tập trung thành một chòm hay một xóm.

Mỗi làng có đất để canh tác và khai thác các nguồn lợi tự nhiên tạo nên một không gian sinh tồn chung của cộng đồng dân cư trong làng. Hệ thống đường làng còn rất nhiều hạn chế, đường làng mang tính chất tạm bợ, phần lớn những con đường men theo địa hình của đồi hay núi để nối từ nhà này sang nhà khác. Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều tuyến đường làng đã được mở rộng và nâng cấp, vào những ngày khô ráo có thể đi xe máy vào được. Ví dụ ở xóm Ngàm Lầm ở xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc; xóm Khau Cà, Khau Chang, Cốc Xả, Nà Van ở xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc…

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 42 -46 )

×