0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi và các thể thức xử phạt

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 48 -51 )

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3 Những luật tục về đất đai, nguồn nước, chăn nuôi và các thể thức xử phạt

xử phạt vi phạm

Luật tục của dân tộc thiểu số là những nguyên tắc ứng xử không thành văn được hình thành trong cộng đồng địa phương. Được mọi người tuân thủ và trở thành truyền thống nhất định. Quy định rõ các vi phạm đều bị nghiêm trị.

Đối với người Lô Lô, các luật tục này được hình thành từ rất lâu đời, và được truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng. Các thành viên trong cộng đồng người Lô Lô đều phải tự có ý thức làm theo những luật tục đấy.

Những người trưởng bản, trưởng làng có nhiệm vụ quản lí và đốc thúc mọi người làm theo những luật tục đó.

- Những luật tục về đất đai: Đất đai của người Lô Lô trước đây chỉ có đất nương định canh, kể cả nương thổ canh hốc đá và ruộng nước hay ruộng bậc thang thuộc quyền sở hữu của từng gia đình. Các đám nương rẫy canh tác dạng du canh chỉ được sở hữu khi còn canh tác hoặc mới bỏ hóa để chuyển sang khai phá ruộng hay nương định canh. Còn lại các khu rừng, sông suối, đồi núi khác chưa khai thác đến đều thuộc quyền sở hữu chung của cả làng, mọi người dân trong làng đều có trách nhiệm bảo vệ [6].

Trong phạm vi một làng bản, các gia đình được phép khai phá đất đai nhưng phải tuân theo những quy định sau:

+ Nếu ai chọn được mảnh đất trước thì người đó có quyền sở hữu mảnh đất đó. Họ đánh dấu cho mọi người biết rằng đất nơi đây đã có chủ, những người tới sau không được chọn khu đất đã có đánh dấu quyền sở hữu. Nơi nào đất đai đã có chủ thì không được xâm phạm. Nếu cố tình xâm phạm sẽ bị phạt phải chi tiền đã trả công chăm sóc mảnh đất cho người chủ hoặc phải trao trả lại mảnh đất đó [6]

49

+ Người làng khác muốn đến khai phá đất đai để làm nương rẫy hay khai thác lâm thổ sản trên đất của làng thì phải hỏi ý kiến người đại diện làng đó. Khi có sự đồng ý của người đại diện thì mới được phép khai thác. Nếu ai vi phạm, đầu tiên là bị nhắc nhở, sau đó, nếu còn vi phạm thì sẽ bị phạt theo luật tục của làng đó. Chẳng hạn, nếu chặt 1 cây gỗ sẽ bị phạt 3 cây và quy thành tiền, thậm chí bị phạt gấp 5 gấp 10 lần [6]

+ Nương rẫy của các gia đình khi để hưu canh, cũng phải tự bảo vệ, nếu không sẽ trở thành đất chung của cả làng.

- Những luật tục về nguồn nước: Hiện nay tất cả các làng bản của người Lô Lô đều có dự án xây bể dự trữ nước sinh hoạt nhưng chỉ đáp ứng được phần nào vào mùa mưa. Người trong làng bản vẫn phải gánh nước ăn cách nhà khoảng từ 400m đến 500m. Chỉ có vài bản như Khau Cà, Khau Chang, … thuộc xã Hồng Trị có nhiều gia đình dẫn nước sinh hoạt từ khe núi về nhà bằng máng tre hay ống cao su [41]. Chính vì vậy, với người Lô Lô nguồn nước vô cùng quan trọng.

Để bảo vệ nguồn nước, người Lô Lô đã đề ra một số luật tục cụ thể. Trưởng làng bản điều hành việc tu sử nguồn nước, mọi gia đình trong làng bản đều phải cử người tới góp sức. Cấm tắm giặt, giết mổ gia súc gia cầm ở nguồn ngước. Đối với những người phá hoại môi trường, cảnh quan của làng như phát rẫy ở nguồn nước, chặt cây ở trong rừng cấm, làm bẩn nguồn nước sinh hoạt của làng… thì phải làm lễ rửa tội tại miếu của làng, đồng thời bị phạt nộp tiền vào quỹ của làng. Nếu tái phạm có thể bị đuổi ra khỏi làng [6]

- Những luật tục về bảo vệ mùa màng và chăn nuôi, săn bắt: Xưa kia, người Lô Lô chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt, chỉ những gia đình khá giả mới phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những gia đình nghèo gần như không có trâu, bò, lợn. Bên cạnh việc dựa vào trồng trọt các loại cây lương thực, họ đã biết dựa vào rừng để săn bắt các loài muông thú. Hiện nay, chăn nuôi mới có điều kiện phát triển và chiếm phần đáng kể trong thu nhập của họ.

50

Trước kia chăn nuôi chủ yếu đáp ứng nhu cầu sức kéo và thực phẩm trong các dịp lễ tết. Ngày nay các sản phẩm chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu thực phẩm hàng ngày, lễ tết và là nguồn thu nhập kinh tế lớn cho các gia đình chăn nuôi [6]. Người Lô Lô cũng đã đề ra một số quy định để bảo vệ mùa màng, chăn nuôi và săn bắt như sau:

+ Đến mùa sản xuất, gia súc và gia cầm phải nhốt, chỉ được chăn thả tại nơi quy định của làng. Gia đình nào để gia súc, gia cầm phá hoại ngô lúa và hoa màu của gia đình khác thì phải bồi thường thiệt hại, nếu tái phạm sẽ bị phạt gấp 3 lần, thậm chí là 10 lần [6].

+ Mỗi hộ gia đình sẽ có một khu vực chăn thả gia súc riêng, nếu gia đình nào để trâu bò vào phá sẽ bị phạt theo quy định của làng. Nếu vẫn tái phạm sẽ bị tich thu tài sản [6].

+ Nếu người nào làm chết trâu của người khác sẽ bị phạt là mất rượu thịt cho làng, đồng thời đền lại trâu cho người chủ hoặc là số tiền tương đương với con trâu đã chết [6]

- Một số quy định khác

+ Quy định về quan hệ giữa nam nữ khá cụ thể: Trong trường hợp người đàn ông quan hệ bất chính với người phụ nữ đã có chồng, khi bắt được, người đàn ông bị phạt số tiền tương đương với chi phí đám cưới cũng như các lễ vật mang sang nhà gái mà gia đình nhà trai bỏ ra cưới cô gái, sau đó người chồng có thể bỏ vợ mà không phải đền bù bất kì thứ gì cho nhà gái. Nếu cô gái đó tiếp tục lấy chồng thì người chồng mới không phải chi phí việc mang lễ vật sang nhà gái [6].

Theo người Lô Lô, nếu trai chưa vợ và gái chưa chồng có quan hệ tình dục với nhau đều không bị cấm đoán. Nếu người con gái chưa chồng mà có thai thì người đàn ông của thai nhi phải chịu phạt cho làng và cho con gái số tiền tương đương với việc tổ chức đám cưới. Và phải có trách nhiệm với đứa

51

trẻ sinh ra, nếu bố đứa trẻ không muốn nuôi con thì phải đóng tiền hàng tháng để nuôi con [6].

+ Người nào đi ăn trộm bị bắt quả tang thì người đó phải đền cho người bị mất theo tỉ lệ: lấy 1 đền 3, nếu tái phạm thì đền gấp 10 lần. Trường hợp tái phạm nhiều lần thì đuổi ra khỏi làng [6].

+ Với người Lô Lô, muốn cho người lạ ngủ qua đêm ở nhà mình, thì người chủ gia đình phải báo cho trưởng làng, trưởng bản biết. Nếu không báo, trong làng có mất cắp mà bắt được quả tang thì gia đình đó và người trộm phải bồi thường. Đồng thời phải nộp phạt, tiền nộp vào quỹ của làng [42].

+ Nếu trong làng có hỏa hoạn, trộm cắp, nghe thấy tiếng gọi hoặc báo hiệu khác, mọi người đều phải tập trung tại nơi quy định hoặc đến thẳng hiện trường để giúp đỡ gia đình gặp nạn… Ai cố tình không tham gia sẽ bị trách mắng hoặc bị phạt tiền [6].

+ Trong một làng bản, nếu những thành viên trong làng bản đánh chửi nhau, khi đưa ra làng xét xử thì cả hai bên đều bị xử phạt. Tùy từng mức độ của sự việc mà xử phạt cho hợp lí [6].

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở MIỀN TÂY CAO BẰNG TỪ 1945 ĐẾN NAY (Trang 48 -51 )

×