Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010)

101 590 0
Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ THỊ ĐẾ TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN (1986 - 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ THỊ ĐẾ TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN (1986 - 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên Thái Nguyên, 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu đề tài Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 – 2010) dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đàm Thị Uyên là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác đều trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu không có trích dẫn là do tác giả trực tiếp sưu tầm trong quá trình sưu tầm tài liệu tại địa phương. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả Hà Thị Đế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục i Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ii MỞ ĐẦU 1 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH BẮC KẠN 6 1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 6 1.2. Bắc Kạn qua các thời kì lịch sử 12 1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Dao ở Bắc Kạn 16 1.3.1. Các thành phần dân tộc 16 1.3.2. Dân tộc Dao ở Bắc Kạn 18 1.4. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của người Dao Bắc Kạn 25 Chương 2. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN 30 2.1. Tổ chức làng, bản 30 2.1.1. Tên gọi và hình thức tụ cư 30 2.1.2. Bộ máy quản lý của thôn, bản 33 2.2. Mối quan hệ cộng đồng thôn, bản, quan hệ dân tộc 36 2.2.1. Mối quan hệ cộng đồng thôn, bản 36 2.2.2. Mối quan hệ dân tộc 38 2.3. Tổ chức gia đình và dòng họ 40 2.3.1. Tổ chức gia đình 40 2.3.2. Tổ chức dòng họ 45 2.4. Luật tục với việc điều hành xã hội 52 2.4.1. Quy định về sử dụng đất 53 2.4.2. Quy định về quản lý, bảo vệ rừng và nguồn nước 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii 2.4.4. Một số quy định trong hôn nhân và ma chay 55 Chương 3. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN 59 3.1. Tín ngưỡng dân gian 59 3.1.1. Cơ sở hình thành đời sống tín ngưỡng tâm linh 59 3.1.2. Tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp 62 3.1.3. Thờ cúng tổ tiên và Bàn Vương 66 3.1.4. Tết nhảy 70 3.1.5. Một số nghi lễ trong việc tổ chức tang ma, cưới hỏi và các hoạt động văn hoá tinh thần 71 3.2. Tôn giáo 73 3.3. Tục cấp sắc 76 3.3.1. Một số đặc điểm trong lễ cấp sắc 77 3.3.2. Vài nét về tiến trình của lễ cấp sắc 78 3.3.3. Lễ cấp sắc và bản sắc văn hoá Dao 83 KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong đại gia đình 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, dân tộc Dao có số dân đông thứ chín. Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều người Dao sinh sống nhất, có 51.801 người, chiếm trên 17,6% dân số toàn tỉnh, chỉ đứng thứ hai sau dân tộc Tày. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Dao cùng với các dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của tỉnh Bắc Kạn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh mở cửa hiện nay của cơ chế thị trường, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Việc nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao là điều cần thiết, ngoài ý nghĩa chính trị, xã hội còn mang đậm tính nhân văn bởi nó đi sâu vào việc nêu cao các giá trị vốn có trong bản sắc văn hóa của người Dao, đồng thời góp phần tôn vinh, gìn giữ và phát huy tinh hoa văn hóa của người Dao nói riêng và cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn nói chung. Tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn cũng là điều cần thiết để thấy rằng lịch sử phát triển của người Dao gắn liền với lịch sử dân tộc, vai trò vị trí của người Dao Bắc Kạn cũng là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống thực hiện mục tiêu “phát huy mạnh mẽ tính đa dạng bản sắc độc đáo của các dân tộc anh em làm phong phú thêm nền văn hoá chung của cả nước” như Nghị quyết Trung ương V khoá VIII của Đảng đã đề ra trong thời kì đổi mới đất nước, đồng thời vận dụng làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Là một người con của tỉnh Bắc Kạn, lại đang làm công tác giảng dạy tại trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, ngôi trường giành cho con em các dân tộc thiểu số ở 19 tỉnh, thành phía Bắc, việc tìm hiểu về tổ chức xã hội và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao còn có ý nghĩa thiết thực lâu dài đối với bản thân chúng tôi, giúp chúng tôi hiểu thêm về cuộc sống con người và nền văn hóa của đồng bào Dao, thêm gần gũi và gắn bó với học trò miền núi, từ đó bản thân sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 – 2010) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với hi vọng góp phần gìn giữ và bảo vệ những bản sắc truyền thống vốn có của người Dao ở Bắc Kạn nói riêng và dân tộc Dao nói chung. Trên cơ sở gìn giữ và phát huy nền văn hóa sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong sự nghiệp chung của dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Dao của nhiều tập thể và cá nhân. Vì vậy, khi nghiên cứu về đề tài này chúng tôi đã được tiếp cận một số các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều góc độ khác nhau như: - Cuốn sách Người Dao ở Việt Nam (1971) – nhiều tác giả. Tác phẩm đã giới thiệu những đặc điểm về nguồn gốc lịch sử cũng như đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Dao. - Cuốn sách Tập tục chu kì đời người của các tộc người ngôn ngữ Mông – Dao ở Việt Nam (2002) do Đỗ Đức Lợi (chủ biên). Tác phẩm đề cập khái quát về các tộc người nhóm ngôn ngữ Mông – Dao ở nước ta và các tập tục trong chu kì đời người. - Tác phẩm Văn hóa truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang (2003) – Ninh Văn Độ (chủ biên). Các tác giả đã giới thiệu về những phong tục tập quán và những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc ở Tuyên Quang, trong đó có dân tộc Dao. - Cuốn Các dân tộc ở Bắc Kạn (2003) của nhiều tác giả. Cuốn sách giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, về địa lí nhân văn và mọi khía cạnh của đời sống của các dân tộc thuộc các nhóm ngôn ngữ ở Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Bản sắc và truyền thống văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Kạn (2004) của nhiều tác giả. Các tác giả đã trình bày tương đối chi tiết về lịch sử phát triển của tỉnh Bắc Kạn, về điều kiện tự nhiên, về cư dân và bản sắc văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của các dân tộc nơi đây. - Cuối cùng là tác phẩm Người Dao ở Việt Nam (2007) do Vũ Quốc Khánh (chủ biên). Đây là cuốn sách ảnh được biên soạn bằng hai thứ tiếng Việt – Anh. Những bức ảnh, những bài viết ngắn gọn trong cuốn sách thể hiện một cách khá chân thực các mặt của đời sống cùng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao trên nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề như về lịch sử tộc người, về tổ chức xã hội cũng như về đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân tộc Dao. Nhưng có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu tìm hiểu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 – 2010). Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, để hoàn thành được đề tài này, các công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý giá để chúng tôi tham khảo và có một góc nhìn sâu sắc, toàn diện các vấn đề nghiên cứu. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm tìm hiểu về lịch sử địa phương mình, đồng thời góp phần phản ánh một cách chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao, góp phần bảo tồn, phát triển những nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Dao ở địa phương, và bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc dân tộc, tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2010, với không gian nghiên cứu là tỉnh Bắc Kạn. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu - Nguồn tư liệu: Tư liệu thành văn: bao gồm các tác phẩm nghiên cứu của các học giả đã công bố và xuất bản, tạp chí dân tộc học, các đề tài nghiên cứu khoa học cũng là nguồn tư liệu để chúng tôi kế thừa và sử dụng cho đề tài. Tư liệu điền dã: trong quá trình đi thực tế tại địa phương, tiếp xúc với các nhân mối để khai thác nguồn tư liệu. Đó là các thầy cúng, các bậc cao niên dân tộc Dao. Trên cơ sở đó, cùng với những tài liệu thành văn, chúng tôi có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện các vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp khai thác tư liệu thành văn với phương pháp điền dã dân tộc học. Ngoài ra còn có sự kết hợp với các phương pháp khác như so sánh, đối chiếu các nguồn tư liệu. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài là công trình nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn. Dựa trên nguồn tư liệu có thể khai thác được, đề tài bước đầu khôi phục được bức tranh về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở địa phương. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho quá trình giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử địa phương, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Dao nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn nói chung. 6. Bố cục của đề tài: Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận thì phần nội dung được chia làm 3 chương: Chương 1: Khái quát về tỉnh Bắc Kạn Chương 2: Tổ chức xã hội của người Dao ở Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chương 3: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục, mục lục và tài liệu tham khảo, bản đồ ảnh minh hoạ. [...]... Nam và đến Bắc Kạn [15,tr.169] Theo Giản chí tỉnh Bắc Kạn năm 1932, người Dao ở Bắc Kạn có 6500 người trong tổng số 53.000 người, đứng thứ hai sau dân tộc Tày Năm 1960, người Dao xếp ở vị trí thứ ba (10.813 người) sau dân tộc Tày và dân tộc Kinh Năm 1997 tái lập tỉnh, dân số người Dao có 24.000 người, xếp ở vị trí thứ ba Theo cuộc tổng điều tra dân số gần đây nhất (2009) dân số người Dao có 51.801 người, ... đồng bào Dao ở Bắc Kạn đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Chương 2 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN (1986 – 2010) 2.1 Tổ chức làng, bản 2.1.1 Tên gọi và hình thức... một số ít những gia phả của người Dao, chúng ta chỉ có thể sơ bộ thấy rằng người Dao di cư vào Việt Nam qua nhiều thời kì bằng nhiều đường và nhiều nhóm khác nhau [7,tr.22] Những người Dao hiện nay cư trú ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ XIII và đi theo đường bộ Còn những người Dao ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ và một số tỉnh trung du cũng bắt đầu đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ XIII cho... tự giác dân tộc của họ, đồng thời còn có ý niệm rất rõ rệt về nguồn gốc và số phận lịch sử của mình Do đó, tất cả các nhóm Dao đều thuộc một cộng đồng tộc người thống nhất là dân tộc Dao 1.3.2.3 Dân tộc Dao ở Bắc Kạn Cũng như người Dao ở mọi nơi, người Dao tại Bắc Kạn có nhiều tên tự gọi như Kiềm Miền, Ìu Miền, Dìu Miền Người Tày thường gọi họ là Cần Đông, Cần Khau,…, người Kinh gọi là người Mán Thực... phía Bắc, được sự đồng tình của nhân dân hai tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng, Quốc hội đã quyết định tách hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã nhập vào tỉnh Cao Bằng Từ đó huyện Chợ Rã đổi thành huyện Ba Bể Tiếp đó đến ngày 16 tháng 7 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định “giải thể thị trấn Bắc Kạn thuộc huyện Bạch Thông thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái” Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc và. .. xưng vì cùng với người Dao còn có tộc người khác sống ở miền núi Tên tự gọi nữa của đồng bào là “Dìu miền”, phát theo âm Hán Việt Dìu là Dao, miền là người, có nghĩa là người Dao Tên gọi Dao được nhắc nhiều trong các truyện truyền miệng, truyện cổ, các tài liệu cổ như “Quá sơn bảng văn” của người Dao Theo tài liệu Người Dao ở Việt Nam”, tên Dao còn được ghi trong các thư tịch cổ của Trung Quốc Chẳng... trình thiên di của người Dao đến Bắc Kạn chủ yếu theo con đường biển Quảng Ninh đi vào Do cuộc sống du canh du cư nên họ tỏa đi khắp nơi để đảm bảo cuộc sống Trong quá trình di cư đó, một bộ phận người Dao đã lên Tuyên Quang, vượt cánh cung sông Gâm đến Chợ Đồn Đây chính là điểm đến đầu tiên của Dao ở Bắc Kạn, còn một bộ phận theo cánh cung Ngân Sơn đi vào, sau đó họ mới toả đi cứ trú ở khắp các nơi... việc các dân tộc khác gọi người Dao bằng các thứ tên nêu trên chủ yếu căn cứ vào một số hình thức: cách ăn mặc (Coóc Ngáng, Dao Đỏ, Dao Tiền ), địa vực cư trú (Cần Đông, Cần Khau) Với những tên gọi mà người Dao Bắc Kạn tự nhận thì Miền là Người, Kiềm là Rừng, còn Ìu, Dìu đều là Dao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Người Dao ở Bắc Kạn cũng có nguồn gốc là... triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng, của Chính phủ và sự năng động, cần cù chịu khó của những nông dân nơi đây Với nhiều nguồn vốn, chương trình, dự án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống điện, đường và trường học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước, đã thực sự làm thay đổi cuộc sống của người Dao ở Bắc Kạn Trẻ em đến tuổi đi học... tỉnh Hiện nay ở hầu hết các huyện của tỉnh Bắc kạn đều có người Dao sinh sống Các ngành Dao về sau khi đến Việt Nam đều cư trú nhiều năm ở các tỉnh bạn như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang… rồi mới đến Bắc Kạn Chẳng hạn chi Dao Èng Bồ ở Bình Trung (Chợ Đồn) hiện nay qua Hoành Bồ lên Sơn Tây, Thái Nguyên, Tam Đảo, Trung Quốc rồi mới đến bản Pèo Chi Dụ Kùn ở na Rì, một số vào Lạng Sơn . Dân tộc Dao ở Bắc Kạn 18 1.4. Vài nét về đặc điểm kinh tế - xã hội của người Dao Bắc Kạn 25 Chương 2. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI DAO Ở BẮC KẠN 30 2.1. Tổ chức làng, bản 30 2.1.1. Tên gọi và hình. huy tinh hoa văn hóa của người Dao nói riêng và cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn nói chung. Tìm hiểu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn cũng là điều cần thiết. Bắc Kạn Chương 2: Tổ chức xã hội của người Dao ở Bắc Kạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chương 3: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở

Ngày đăng: 21/11/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan