Mối quan hệ cộng đồng thôn, bản

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 41 - 43)

Mối quan hệ cộng đồng thôn, bản gắn bó được thể hiện rõ trước hết trong lao động sản xuất. Đó là hình thức đổi công giữa các nhóm gia đình, đáp ứng về mặt nhân lực theo tinh thần tự nguyện. Đồng bào Dao Đỏ, Dao Tiền gọi đây là “pui công”, đồng bào Áo Dài gọi là “liê công” [8,tr.126]. Tập quán đổi công nảy sinh trên cơ sở các quá trình sản xuất nương rẫy – các quá trình sản xuất đòi hỏi người ta phải hợp sức nhau lại để khai phá những đám rừng rộng, để người ta có thể tra lúa trồng ngô kịp thời hạn và để người ta có thể gặt nhanh trong một thời gian ngắn tránh được thú rừng phá hoại mùa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

màng. Ở một số nơi, đồng bào tổ chức làm nương chung. Người ta tập hợp nhau lại có thể từ 2 đến 7 gia đình cùng góp công, góp giống, cùng gieo trồng và chăm nom lúa ngô. Việc trao đổi công cấy mỗi khi ngày mùa bận rộn đến cũng là một tạp quán tốt đẹp được duy trì từ rất lâu trong đồng bào Dao. Hiện nay, tập quán đổi công và làm chung vẫn còn phổ biến. Cụ thể, tại bản người Dao ở xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, gia đình ông Đặng Nguyên Sơn và gia đình người em trai của mình đã cùng nhau bỏ vốn xây dựng trang trại chăn nuôi lợn rừng và chung nhau rừng keo, bạch đàn. Nhờ vậy, chi phí ít tốn kém mà kinh tế gia đình cũng ngày càng được cải thiện, bộ mặt thôn bản ngày một khởi sắc.

Trong sinh hoạt hàng ngày, nhà nào có lễ đám hay làm nhà mới... được bà con trong trong bản giúp đỡ rất tận tình. Người ta giúp nhau không những về sức lao động mà cả vật chất lẫn tinh thần. Mỗi khi trong bản có người chết, khi được báo tin dù công việc có bận mấy, người ta cũng tạm dừng để đến chia buồn. Theo tập quán, mỗi nhà ủng hộ một vác củi, hai bơ gạo, một chai rượu trắng, một con gà nhỏ để giúp tang chủ. Làm nhà mới, chỉ cần gia chủ có ý nhờ là mọi thành viên trong bản kéo đến giúp đỡ. Khi gia đình tổ chức đám cưới, cả thôn đến dự và tặng cô dâu chú rể những món quà nhỏ. Người già thay mặt dân bản căn dặn đôi trẻ phải sống đúng nghĩa vợ chồng, biết cách ứng xử đối với anh em họ hàng, biết giữ phong tục tập quán.

Được trực tiếp dự một lễ cưới của người Dao tại xã Nông Hạ, huyện Chợ Mới mới thấy được tính cộng đồng rất cao của đồng bào. Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình đã nhờ một số người trong thôn đến phụ giúp từ trước đó một, hai hôm, những người được gia đình nhờ dù công việc bận đến mấy họ cũng rất nhiệt tình đến giúp. Đến ngày tổ chức lễ cưới, thì dân bản đều đến dự đông đủ, chúc phúc cho đôi bạn trẻ và gia đình. Sau ngày cưới khoảng hai hôm, gia đình sẽ làm một bữa cơm thân mật để cảm ơn những người đã đến giúp mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tính cộng đồng còn được biểu hiện chặt chẽ hơn trong mỗi dòng họ. Ví dựnh sự tương trợ lẫn nhau về tiền của mỗi khi một gia đình nào đó trong họ có ai qua đời. Việc đóng góp này sẽ được bổ đầu cho mỗi chi trong họ. Và người có trách nhiệm kêu gọi các chi trong họ cùng nhau đóng góp tiền của giúp đỡ gia đình đó là ông trưởng họ. Cứ như vậy, tỏng mỗi họ, tập quán đó được truyền từ đời này sang đời khác.

Ngoài ra, các thành viên trong làng người Dao còn gắn kết với nhau bằng hình thức sinh hoạt tinh thần trong các lễ hội tín ngưỡng. Biểu hiện rõ nét qua lễ cấp sắc. Đây là một tập tục có từ lâu đời, là sinh hoạt mang tính cộng đồng rất rõ, mọi chi phí cho buổi lễ ngoài gia đình còn có sự đóng góp của anh em, họ hàng, làng xóm.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 41 - 43)