Một số nghi lễ trong việc tổ chức tang ma, cưới hỏi và các hoạt

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 76 - 78)

văn hoá tinh thần

Trong tang lễ ở các nhóm Dao và các địa phương đều có điểm tương đồng. Người ta quan niệm hồn là trung tâm của sự sống, nếu hồn yếu hoặc thoát ra ngoài khỏi thực thể lâu ngày thì con người bị ốm, trường hợp hồn vĩnh viễn bay đi không trở về thì sẽ bị chết. Khi chết hồn và thể xác sẽ biến thành ma. Do vậy, người chết phải được làm hai lễ là “ma” và “chay”, trong đó lễ “chay” có thể tổ chức vào dịp thuận tiện sau khi đã làm ma. Việc làm chay cũng có thể gọi là “ma khô” nhằm mục đích xua đuổi các loại ma rình rập bắt hồn của người chết, minh oan, giải tội và tiễn đưa hồn người chết về nơi ở cuối cùng.

Trong nghi lễ tang ma của người Dao ở Bắc Kạn còn có một số kiêng kị như không mang đồ tang đến nhà người khác, đặc biệt đến những gia đình có trẻ con mới sinh vì sợ đứa trẻ sẽ bị bắt mất hồn vía; những gia đình trong dòng họ có đám không được làm lễ cấp sắc, cưới xin...

Trước đây, người Dao ở Bắc Kạn thường có nạn tảo hôn, nam nữ kết hôn từ tuổi 12, 13, nhưng hiện nay phần lớn đều đã kết hôn từ tuổi 18 trở lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chỉ trong trường hợp gia đình thiếu người lao động thì có thể kết hôn ở tuổi 17. Hôn nhân của người Dao là hôn nhân một vợ một chồng theo nguyên tắc ngoại hôn dòng họ. Người Dao không có tục hôn nhân con cô - con cậu, hôn nhân chị - em vợ và hôn nhân anh - em chồng. Để tổ chức lễ cười, nhà trai phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật như: bạc trắng, thịt, rượu, đồng thời phải thực hiện tốt các bướcỉtong hôn lễ. Có lẽ chính vì thế mà hình thành nên tập quán hôn lễ của đôi trai gái Dao thường do sự sắp đặt của các bậc cha mẹ.

Hôn nhân của người Dao ở Bắc Kạn hiện nay cũng giống như hôn nhân của một số dân tộc trong tỉnh thường được tiến hành qua 3 giai đoạn chính là: Dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Một điểm chung trong tất cả các nhóm Dao khi đưa đón dâu là không bao giờ đi qua dưới các máng nước bởi đồng bào quan niệm, nếu đi qua dưới máng nước thì đôi vợ chống trẻ sau này sẽ gặp nhiều điều xúi quẩy trong việc sinh con đẻ cái và làm ăn.

Lễ hội của người Dao cũng được chuẩn bị chu đáo vì đây không chỉ là dịp được nghỉ ngơi, ăn uống thoả thích mà còn là dịp gặp gỡ, làm tròn nghĩa vụ với gia đình, tổ tiên. Trong kí ức của lớp người cao tuổi truyền lại thì hàng năm dân tộc Dao có lễ hội lớn nhất vào ngày 6 tháng 10 âm lịch. Đó là lễ hội sau mùa gặt hái, mọi người tập hợp cùng nhau vui chơi. Ngoài lễ hội 6 tháng 10, người Dao Bắc Kạn vẫn duy trì một số lễ tiết như lễ cúng diệt trừ sâu bọ, lễ cúng thổ công của bản, lễ cúng cơm mới, lễ cúng hồn lúa… đặc biệt là lễ cúng Bàn vương hay còn gọi là lễ hội chẩu đàng.

Làm giàu thêm văn hoá truyền thống Dao là kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú: truyện cổ, thơ ca, dân ca, thần thoại… đó là những giá trị văn hoá được kết tinh trong đời sống tinh thần của người Dao, mang tính giáo dục; sự kế thừa nền văn hoá truyền thống, ý thức nguồn gốc cộng đồng cao. Nghệ thuật dân gian được thể hiện qua các điệu dân vũ, nhạc cụ, tranh thờ cúng, đặc biệt là cách trang trí trên y phục, trên bàn thờ dòng họ, trong đám chay hoặc trong các nghi lễ cúng lớn…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, có thể thấy đồng bào Dao ở Bắc Kạn có đời sống tín ngưỡng và tinh thần khá phong phú và đa dạng, cùng tồn tại và phát triển trong nền văn hoá truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chính trên nền tảng của sinh hoạt tinh thần đó mà trong quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển, người Dao đã làm nên bề dày truyền thống anh hùng. Đó là tinh thần cần cù, chịu khó, kiên cường, sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)