Mối quan hệ dân tộc

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 43 - 45)

Do cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em Tày, Nùng, Kinh... nên đồng bào Dao có mối quan hệ dân tộc từ rất sớm. Qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là từ sau đổi mới năm 1986 nhờ chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước do tác động của các chính sách kinh tế - xã hội khác như định canh, định cư xây dựng hợp tác, phát triển kinh tế thị trường... càng thúc đẩy mối quan hệ dân tộc phát triển.

Cũng như nhiều vùng khác trong tỉnh, tại những vùng có đồng bào Dao sinh sống đã có những biến đổi về cơ cấu kinh tế, đường ô tô đã đến được nhiều bản Dao như bản Khe Lắc, bản Khe Thỉ xã Nông Thịnh, bản Khuổi Đeng, xã Tân Sơn... Ở khu vực rộng hơn có nhiều dân tộc cư trú, đã hình thành các chợ nông thôn, mở ra sự giao lưu trao đổi hàng hoá. Đội ngũ cán bộ, bộ đội người Dao về hưu sống ở địa phương khá đông, họ là cầu nối giao tiếp giữa người Dao và các dân tộc khác. Các giáo viên người Kinh, Tày ở nơi khác đến hiện đang cắm bản, giảng dạy tại địa phương cũng hoà mình vào mối quan hệ đa dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bên cạnh đó giữa người Dao và các dân tộc khác sống trên địa bàn của tỉnh còn có tục kết tồng với nhau. Đây là một phong tục mang tính nhân văn trong cuộc sống của đồng bào dân tộc. Việc kết tồng có thể giữa nam với nam, nữ với nữ, còn nam không kết tồng với nữ. Làm bạn tồng được với nhau bởi hai người có nhiều lý do tương đồng: Bạn tồng cùng năm sinh, cùng chí hướng, cùng chung tích cách... Sau khi kết tồng, bạn tồng thể hiện sự thân thiết, quan tâm giúp đỡ, coi trọng nhau trên cơ sở một quan hệ mới, đôi khi còn gắn bó, thắm thiết hơn cả họ hàng. Ví dụ: anh Hà Như Huy là người Tày ở thôn Nà Đeo kết tồng với anh Đặng Nguyên Long là người Dao ở thôn Khe Lắc đã gần hai chục năm nay. Mặc dù khác dân tộc, nhưng hai người rất thân thiết với nhau, am hiểu phong tục tập quán của nhau. Họ coi nhau như anh em ruột thịt, đi lại nhà nhau như anh em một nhà, tham gia mọi công việc của nhà bạn như công việc của nhà mình, luôn chia sẻ cho nhau những niềm vui, nỗi buồn, động viên nhau vươn lên trong cuộc sống.

Có thể nói rằng, việc kết tồng của người dân tộc Dao nói riêng và các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh nói chung mang ý nghĩa cao đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với nhau. Cho dù đến đời sau, mối quan hệ tình cảm thân thiết của những người bạn tồng của thế hệ đi trước vẫn được lưu giữ trong con cháu với tình cảm gắn bó và bền chặt.

Sự giao lưu, ảnh hưởng văn hoá lẫn nhau thể hiện rõ nét hơn ở văn hoá vật thể điển hình trong việc làm nhà cửa. Do sống gần gũi với người Tày cho nên cấu trúc khung nhà sàn của người Dao ở một số nơi được làm theo kiểu nhà sàn người Tày trong vùng. Ví dụ nhà sàn của người Dao đỏ ở xã Kim Lư, huyện Na Rì được thiết kế giống ngôi nhà sàn của người Tày trong huyện, nhà thường có 5 gian (3 gian chính và 2 gian trái). Gian giữa dùng làm bàn thờ và tiếp khách còn các gian phụ dùng để sinh hoạt và để đồ đạc.

Vào một số nhà người Dao ở Bắc Kạn chúng ta dễ nhận thấy những vật dụng thường ngày như: giường, bàn ghế, tủ ly thường do thợ mộc người Kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đóng... Trang phục của người Dao hiện nay được thiết kế theo trang phục hiện đại, chỉ một số ít người già là còn mặc trang phục dân tộc; đặc biệt là lớp thanh niên thích ăn mặc theo kiểu đô thị. Ngôn ngữ phổ thông (tiếng nói, chữ viết) tác động mạnh mẽ đến dân tộc Dao, trở thành ngôn ngữ giao tiếp của người Dao với các dân tộc khác. Điều đó chứng tỏ rằng, cuộc sống của người Dao ở Bắc Kạn đã có sự giao lưu, hoà nhập với các dân tộc anh em trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những khía cạnh mà người Dao ít sẻ chia đó là việc kết hôn với người khác tộc và các nghi thức tín ngưỡng.

Trong lịch sử cũng như trong những năm gần đây, người Dao ở Bắc Kạn có mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc anh em. Xu thế giao lưu, tiếp nhận những yếu tố kinh tế, văn hoá của các tộc người khác ngày càng phát triển. Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, mối quan hệ của đồng bào Dao với các dân tộc khác đang ngày càng gắn bó hơn.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)