Tôn giáo

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 78 - 81)

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, được xây dựng trên lòng tin và sùng bái thượng đế thần linh, nó bắt nguồn từ cách lý giải ngây thơ về thiên nhiên và xã hội của người nguyên thuỷ, phản ánh nguyện vọng tha thiết của nhân dân. Việc xác định sự xuất hiện một tôn giáo cần dựa trên một số yếu tố mang tính nguyên tắc đó là: phải có giáo chủ, giáo lý, giáo luật, phải có tín đồ, có các trung tâm để truyền đạo, đào tạo các giáo sĩ tín đồ [18,tr.67].

Ở Bắc Kạn, qua nghiên cứu điền dã lịch sử cho thấy không có những yếu tố xác định kể trên, không có nhà thờ Kitô giáo, đền thờ Nho giáo, đền thờ Đạo giáo, không có linh mục và các nhà tu hành trong khu vực cư trú của người Dao. Nên có thể khẳng định người Dao chưa có tôn giáo và chưa theo một tôn giáo chính thống nào.

Người Dao ở Bắc Kạn mặc dù không theo một tôn giáo nào, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ nhiều hình thái tôn giáo khác nhau. Trước hết là Đạo giáo

(Tào giảo). Các yếu tố của Đạo giáo được thể hiện bằng sự hiện diện của các

bức tranh thờ, việc thờ cúng nhiều thần thánh, dùng phép thuật trừ ma, diệt tà, phù phép để chữa bệnh, kiêng kỵ nhiều “ma”, “thần” trong nông nghiệp, trong cưới xin, sinh đẻ, nuôi con, làm nhà mới, làm ma, chay… rất gần với thuật phù thuỷ của Đạo giáo. Nhiều vị thần linh của Đạo giáo đã trở thành hệ thống các thần linh của người Dao.

Trong hệ thống thần thánh của người Dao thì người đứng đầu là Ngọc Hoàng Thượng đế ở thiên đình. Dưới Ngọc Hoàng có các thần Thuỷ Nguyên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Linh Bảo, Đạo Đức. Dưới các thần có Tam Thanh, Tam Bảo và Tam Nguyên. Dưới nữa là những ma, thần được thờ cúng ngoài trời. Tuy vậy, trong các nghi lễ lớn, người Dao vẫn thờ cúng chung cả hai loại ma và thần ở trong nhà và ngoài trời.

Bên cạnh Đạo giáo, đồng bào Dao ở Bắc Kạn còn chịu ảnh hưởng của Phật giáo (Mô lồng tải chìa). Yếu tố Phật giáo thể hiện ở thuyết luân hồi định mệnh. Họ cho rằng kiếp sống trần thế là ngắn ngủi, khổ ải, tạm thời, cuộc sống ở thiên đàng mới là vĩnh viễn. Do đó, muốn trở về Dương Châu với tổ tiên hoặc đầu thai lại làm người thì phải tu nhân tích đức để lúc chết hồn không bị đầy đoạ ở âm phủ, không bị đầu thai làm kiếp ngựa trâu, cầm thú… Những quan điểm trên đều mang màu sắc của Phật giáo.

Ngoài hai yếu tố Đạo giáo và Phật giáo, đồng bào Dao ở Bắc Kạn còn chịu ảnh hưởng và theo đạo Tin lành. Đạo Tin lành đã tồn tại và phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trên mười năm nay và xâm nhập vào cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Dao bằng nhiều hình thức khá nhau như: thông qua các băng địa, nghe đài của một số tổ chức truyền giáo hoặc một số đối tượng từ các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang đến truyền đạo.

Theo số liệu khảo sát của Ban tôn giáo tỉnh uỷ Bắc Kạn ngày 1 tháng 10 năm 2007, trên địa bàn tỉnh số đồng bào Dao theo đạo và và chịu ảnh hưởng của đạo Tin lành có gần 900 hộ với 5893 nhân khẩu, 78 điểm nhóm tự xưng, trong đó có 4 nhóm được chính quyền cơ sở cấp giấy chứng nhận sinh hoạt đạo tập trung.[4,tr.1].

Hình thức hoạt động của đạo Tin lành được tổ chức theo từng nhóm. Kinh thánh, thánh ca và các tài liệu phục vụ lễ nghi tôn giáo chủ yếu bằng tiếng dân tộc Dao do Hội thánh Tin lành Việt Nam cung cấp. Việc truyền đạo và hành lễ của các điểm nhóm được tổ chức tại nhà riêng của đại diện điểm nhóm, chưa có nhà nguyện, nhà thờ và các điểm thờ tự cố định khác, các điểm nhóm hiện nay vẫn chưa được công nhận về tư cách pháp nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Địa phương có nhiều đồng bào Dao theo đạo Tin lành nhất là huyện Pác Nặm và huyện Ba Bể. Cụ thể tại huyện Ba Bể, vào năm 1989, một số phần tử xấu đã lợi dụng việc tham quan du lịch tới các làng bản xa xôi vùng cao đời sống còn nhiều khó khăn, lén lút phát tán tài liệu, băng hình, băng tiếng tuyên truyền, lôi kéo một bộ phận đồng bào nhẹ dạ, dân trí thấp theo đạo Tin lành. Đến năm 1990, Ba Bể đã xuất hiện những điểm truyền đạo và sinh hoạt đạo đầu tiên tại bản Phja Đeng, xã Nghiêm Loan và một số xã phía bắc của huyện. Từ việc truyền bá đã đi đến thành lập Hội thánh Tin lành. Bắt đầu từ tháng 1 – 2006, Hội đã tổ chức truyền đạo, sinh hoạt tập trung, công khai vào tối thứ 5 và sáng chủ nhật hàng tuần [4,tr.2].

Những người theo đạo, về mặt đạo lý, họ cũng đưa ra những lời nhắc nhở làm điều thiện, tiết kiệm không gây lãng phí trong các việc hiếu, hỷ, cũng không có gì mới so với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư và các hương ước, quy ước làng xã. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là việc truyền đạo trái pháp luật sẽ làm cho văn hoá truyền thống bị đảo lộn, làm nảy sinh yếu tố mất đoàn kết nội bộ giữa những người theo đạo và không theo đạo, làm đình trệ sản xuất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, trật tự xã hội ở địa phương.

Trước thực trạng trên, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo lực lượng công an nắm và xác định rõ các phần tử đến truyền đạo mà chưa được cấp có thẩm quyền cho phép; đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động người dân ở các bản vùng sâu, vùng xa hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, các phần tử xấu; tổ chức cho người dân học tập các chỉ thị, nghị định của Chính phủ về tín ngưỡng, tôn giáo và kí cam kết từng hộ không theo đạo trái pháp luật. Với phương châm vận động, giáo dục, thuyết phục là chủ yếu, những người theo đạo trái phép đã trở về với phong tục truyền thống thờ cúng tổ tiên của gia đình, dòng họ, cộng đồng dân tộc mình, tích cực tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình để cải thiện đời sống, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài những tôn giáo nói trên thì công đồng người Dao ở Bắc Kạn,yếu tố vật linh giáo vẫn thấy tồn tại, điều đó thể hiện ở chỗ, người ta vẫn tin và thường xuyên tổ chức những nghi lễ nông nghiệp và chăn nuôi để cúng các thần chăn nuối, thần lúa gạo, thổ công, thổ địa, ma sông ma suối… Ngoài ra, còn cả yếu tố Nho giáo trong mối quan hệ tôn ti trật tự giữa các thế hệ thầy cúng, giữa cha và con đã được làm lễ cấp sắc…

Như vậy, có thể thấy tín ngưỡng tôn giáo cổ truyền của người Dao nói chung được hình thành từ sự hoà đồng của nhiều hình thái tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, trong đó Đạo giáo giữ vai trò quan trọng.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)