Do đặc trưng nền kinh tế là sản xuất nông nghiệp nên đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thường tổ chức các hoạt động tín ngưỡng liên quan đến sản xuấ nông nghiệp. Những nghi lễ này xuất phát từ hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật, con người chưa đủ sức khắc phục được những điều kiện bất lợi cho sản xuất - trồng trọt. Từ đấy, nảy sinh nhiều quan điểm vật linh hoá, nhân cách hoá đất đai, khí hậu, cây trồng… Những hoạt động mang tính chất nghi lễ tôn giáo được tiến hành nhằm làm vừa lòng các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho công việc sản xuất nông nghiệp được thuận lợi.
Đối với người Dao ở Bắc Kạn, một mặt do trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, mặt khác do việc làm nương rẫy luôn luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, đời sống gặp nhiều khó khăn, nên đồng bào có rất nhiều tín ngưỡng và nghi lễ liên quan đến nông nghiệp khá phức tạp và nặng nề. Trong mỗi khâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sản xuất từ chọn đất, phát nương đến gặt hái, người Dao phải chọn ngày tốt, giờ tốt rất kỹ. Một năm có 24 tiết từ lập xuân đến đại hàn, tiết nào đồng bào cũng có lễ cúng và kiêng không làm một số việc thuộc về sản xuất nông nghiệp. Ví dụ:
Ngày lập xuân, kiêng làm ruộng nương vì sợ mùa màng không tốt. Ngày kinh trập là tiết sâu nở nên đồng bào kiêng làm nương vì sợ sâu cắn lúa.
Ngày xuân phân, kiêng đi làm vì sợ sau này mưa bão làm hại mùa màng Thanh minh là ngày trời trong, nắng đẹp, phải kiêng đội nón, gánh vác để tránh sau này trời đại hạn, ngô lúa bị khô héo.
Lập hạ là ngày ma đi lại nhiều, nên liêng đi làm, sợ gặp ma sẽ ốm. Ngày hạ chí, kiêng sản xuất để sau này mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Ngoài ra còn có những ngày kỵ, đồng bào kiêng đi làm ruộng nương, như ngày chim, ngày gấu, những ngày ông bà, cha mẹ chết... Bên cạnh đó, người Dao còn có những điều kiêng kỵ khác như khi đi nương, nhất là hôm tra lúa, người ta không được huýt sáo, không được bắt chước tiếng thú, tiếng chim vì người ta sợ sau này chim, thú đến phá hoại mùa màng.
Ngoài những ngày kiêng kỵ, người Dao còn tổ chức các nghi lễ cúng trong sản xuất nông nghiệp, một trong những lễ cúng không thể thiếu được là
lễ cúng thóc giống. Lễ cúng này thường được tiến hành trước khi đem thóc
giống đi tra hoặc cúng trong dịp tết Thanh minh. Lễ cúng được tiến hành trong nhà. Người ta lập đàn cúng trước bàn thờ tổ tiên, trên bàn đặt cụm lúa giống; bát nước, đôi đũa, bát gạo, đĩa xôi và con gà luộc; một tờ giấy bản vẽ các hình: mặt trời, người cầm nông cụ, bó lúa, một đàn gà, một con cá. Khi thầy khấn xong thì đặt cụm lúa và tờ giấy bản vào đống thóc giống. Tra lúa xong thì đốt giấy. Trong khi cúng thóc giống, đồng bào cấm người lạ vào nhà vì sợ hồn thóc sẽ theo người đó đi mất. Trong một ngày một đêm sau khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cúng, những người trong nhà cũng không được đến nhà người khác, sợ hồn lúa đi theo và ở luôn lại nhà đó.
Lễ cúng nương: chọn được ngày tốt, đồng bào bắt đầu tra nương. Lễ vật
có xôi, gà, rượu để cúng thổ thần, thổ địa, thần rừng. Đối với đồng bào Dao Đỏ ở bản Khe Lắc, xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới thì hôm cấy lúa đầu tiên, chủ nhà ra đồng thật sớm cấy vài khóm lúa rồi trở về nhà cúng thần thổ địa, cầu mong các thần phù hộ cho nương, ruộng lúa tốt tươi.
Vào tháng 6, sau khi đã làm cỏ lúa đợt thứ nhất, người Dao còn làm lễ cúng nương một lần nữa. Lễ cúng nương được tiến hành trong nhà. Họ cũng lập đàn cúng và dùng những lễ vật như mọi lần cúng bái khác, chủ yếu là cúng gia tiên, thần nông, bảo vệ thần nương, cầu mong các thần phù hộ cho nương lúa tốt, không cho sâu bọ cắn và thú rừng phá hoại...
Lễ cúng vào dịp tết lập thu: Lễ này được cúng ngoài trời, sau đó lấy
tiền vàng treo dọc các đường đi, ở bờ ruộng nương, ven suối để ma qua lại nhìn thấy mang về dùng, không phá hoại mùa màng và không bắt hồn của người sống.
Lễ cúng cơm mới: Đây là một trong những lễ cúng quan trọng của đồng
bào Dao. Lễ được tổ chức trong nhà. Cúng cơm mới là lễ tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Lễ vật gồm một nồi cơm mới, rượu, thịt cá, canh rau và vài bông lúa mới. Chủ gia đình kể công ơn tổ tiên, cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ mãi mãi để việc làm ăn ngày càng gặp nhiều may mắn. Hôm cúng cơm mới, họ cấm người ngoài, kể cả bà con họ hàng, thân thích vào nhà.
Lễ cúng hồn lúa: Lễ cúng này thường được tổ chức vào lúc lúa đã gặt
xong, khoảng tháng một, tháng chạp. Chủ nhà đặt cụm lúa gặt cuối cùng ở phía dưới bàn thờ tổ tiên để ngay tối hôm ấy hoặc ngày hôm sau sẽ làm lễ cúng hồn. Mục đích cúng là để mừng lúa đã về nhà. Bởi theo quan niệm của người Dao, mỗi một bông lúa đều có hồn, trước lúc gặt, chúng cùng chung sống yên ấm trong một “cộng đồng” trên nương rẫy, ruộng lúa, nhưng trong lúc gặt không tránh khỏi một số bông lúa bị bỏ sót lại ngoài ruộng nương, hồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chúng bơ vơ không được ai chăm sóc, cho nên đồng bào thường làm lễ cúng này để thu hết tất cả hồn lúa về nhà, có như vậy, những vụ lúa sau mới tươi tốt.
Ngoài những lễ cúng có tính chất riêng của từng gia đình, đồng bào Dao ở Bắc Kạn còn có những lễ cúng chung của toàn thể làng xóm, gọi là các lễ cầu mùa (chìu tàn). Đồng bào Dao Tiền ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông tổ chức lễ cầu mùa tại nhà người đứng đầu trưởng họ hoặc trưởng thôn. Sau lễ cúng tất cả những người đại diện cho các gia đình cùng ăn uống tại đó, không được dành phần đem về nhà.
Ngoài việc thờ cúng các vị thần, đồng bào Dao còn thờ cúng ma của người đứng đầu thôn, bản đã bị chết. Những vị thần và ma của những người đứng đầu thôn, bản này được coi là rất linh thiêng. Những vị thần này có nhiệm vụ bảo vệ mùa màng, bảo vệ thôn xóm để nhân dân yên ổn làm ăn.
Bên cạnh những điều kiêng kỵ, những lễ cúng, hầu hết đồng bào Dao ở Bắc Kạn còn có tục cắm cây nêu sau khi cấy lúa xong để báo cho các thần, thánh biết và cầu mong các thần, thánh che chở, mặt khác thể hiện lòng mong ước lúa sẽ mọc cao như cây nêu. Khi lúa mọc xấu, bị bệnh vàng lá, bị sâu cắn, người Dao làm lễ cúng đuổi ma tà và vẩy nước phép vào chỗ lúa bị sâu bệnh. Nếu nhiều nhà có ruộng nương bị sâu bệnh thì dân bản cùng nhau tổ chức cúng “chìu tàn”. Tất cả những nghi lễ và kiêng kỵ trên là vết tích văn hoá của một tộc người nông nghiệp. Tuy nhiên, có một số nghi lễ giờ chỉ còn tồn tại trong ký ức của đồng bào.
Trong thực tế, người ta chỉ còn thực hiện những nghi lễ có tính chất bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ khối đoàn kết cộng đồng, gia đình và dòng họ. Hiện nay, người Dao Bắc Kạn luôn có ý thức nâng cao sự hiểu biết, không ngừng tranh thủ ứng dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong sản xuất và chăn nuôi như dùng thuốc phòng và chữa bệnh cho vật nuôi, chọn giống mới, bón phân hoá học và phun thuốc trừ sâu bọ. Nhờ vậy mà mùa màng bội thu, đời sống của đồng bào được ngày càng cải thiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cũng như đối với nông nghiệp, người Dao ở Bắc Kạn còn có nhiều tín ngưỡng và nghi lễ có liên quan đến các hoạt động khác. Chẳng hạn đối với chăn nuôi, đồng bào thờ hai vị thần trông nom việc chăn nuôi gia súc và có nhiều tục kiêng kỵ như đến nhà người khác kiêng khen gia súc to béo vì sợ ma nhà và ma bên ngoài đến bắt, ngược lại cũng không được chê nhỏ và gầy sợ hai vị thần quở trách.