Tổ chức dòng họ

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 50 - 57)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Người Dao vẫn cho mình có 12 họ. Đó là những họ chính được ghi trong Quá sơn bảng, Bàn vương bảng và trong các truyện khác. Tuy nhiên, số tên họ trong các sách vở cũng không thật thống nhất. Ngay trong Bình hoàng

khoán điệp cũng đã ghi đến 18 họ [15,tr.205]. Điều đó chứng tỏ trong thực tế

người Dao không chỉ có 12 họ mà còn nhiều họ. Trong số các họ đông nhất là các họ Bàn, Đặng, Triệu, Lý.

Tại tỉnh Bắc Kạn, theo tổng điều tra dân số năm 2009, người Dao có 51.801 người, bao gồm nhiều họ khác nhau đó là họ Bàn, Triệu, Đặng, Hoàng, Lý, Chu. Bảng 2.1. Các dòng họ người Dao ở Bắc Kạn STT Họ Số người % Ghi chú 1 Bàn 10.233 19,7% 2 Triệu 9856 19% 3 Đặng 8735 16,8% 4 Hoàng 8296 16% 5 Lý 7928 15,3% 6 Chu 6753 13%

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, năm 2009)

Trong đó, họ Bàn có số dân đông nhất: 10.233 người chiếm 19,7% tổng số người người Dao trong tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Ngân Sơn, Ba Bể, Pác Nặm.

Họ Triệu có 9856 người chiếm 19%, sống chủ yếu ở các huyện Chợ Đồn, Na Rì, Ngân Sơn.

Họ Đặng có 8735 người chiếm 16,8%, cư trú rải rác ở các huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Na Rì, Ba Bể.

Họ Hoàng có 8296 người chiếm 16% tập trung chủ yếu ở các huyện Chợ Mới, Ngân Sơn, Pác Nặm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Họ Lý có 7928 người chiếm 15,3% sống tập trung tại các huyện Na Rì, Ba Bể.

Họ Chu có số dân ít nhất trong cộng đồng người Dao ở Bắc Kạn có 6753 người chiếm 13 % cư trú rải rác ở các huyện Pác Nặm, Ngân Sơn, Chợ Mới.

Xưa kia các dòng họ người Dao thường mang nặng tính chất huyết thống. Người cùng dòng họ không được kết hôn với nhau. Trải qua quá trình phát triển của các dòng họ, quan hệ thân thuộc giữa các nhánh trong dòng họ bớt đi khiến người Dao phải phân ra các nhánh, chi, ngành để quan hệ hôn nhân giữa các nhánh có thể thực hiện được. Việc cấm kị do đó cũng được nới lỏng. Mỗi họ chính của người Dao đã tách ra thành nhiều ngành. Ví dụ trong người Dao Đỏ ở Bắc Kạn, họ Bàn có hai ngành “piền pẹ” và “piền xí”, họ Triệu có ba ngành “piền púa, piền meng, piền ton” [7,tr.206]. Các thế hệ thuộc các nhánh, dòng họ có thể kết hôn được với nhau. Vì vậy, quan hệ thân thuộc trên thực tế là quan hệ trong tông tộc gần nhau cùng chi ngành. Theo đó, mõi dòng họ bao gồm nhiều tông tộc. Tông tộc có vai trò khá quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng. Xưa kia mỗi tông tộc bao gồm một số gia đình lớn, về sau mỗi tông tộc bao gồm từ 4, 5 gia đình đến 20, 30 gia đình nhỏ. Do điều kiện du canh du cư nên phạm vi cư trú của tông tộc phụ thuộc vào khả năng canh tác nương rẫy trong vùng. Ban đầu tông tộc bao gồm một số gia đình lớn, về sau không còn bao quát được hết các gia đình mà chỉ giữ mối quan hệ gắn bó bởi những yếu tố chung.

Người Dao có thói quen sử dụng tên đệm theo quy tắc nhất định để phân biệt chi, thứ bậc, thế hệ của người đàn ông trong dòng họ. Mỗi dòng họ có hệ thống tên đệm riêng. Tên đệm được đồng bào sử dụng liền với tên gọi trở thành tên kép, không ai gọi tên trống không. Số lượng tên đệm ở các dòng họ không giống nhau. Có dòng họ có 4 – 5 tên đệm, có dòng họ 7 – 9 tên đệm. Ví dụ, dòng họ Triệu ở Bản Lù, Tân Sơn, Chợ Mới có 9 tên đệm; họ Bàn lớn ở Nà Hin, Quang Thuận, Bạch Thông có 10 tên đệm; họ Lý Bé ở bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nà Còi (Bành Trạch, Ba Bể) có 9 tên đệm giành cho con cháu trong phạm vi 9 đời. Tên đệm được sử dụng theo thứ tự cho các thế hệ, đến khi hết vòng thì quay đầu lại từ đầu [15,tr.206].

Trong quan hệ dòng họ, những người có cùng tên đệm gọi nhau là anh em. Dân tộc Dao không có quan niệm về con chú, con bác, con bá, con dì như một số dân tộc Kinh, Tày... Trong dòng họ, nếu cùng một thế hệ ai sinh trước được gọi là anh, sinh sau gọi là em. Do vậy, cùng dòng họ, tông tộc thì dù xa nhau, khi gặp nhau họ vẫn nhận ra anh em, chú bác, tôn trọng và tuân thủ các quy định của họ tộc. Có thể thấy rằng tính cố kết của cộng đồng người Dao là rất rộng lớn. Những thành viên cùng dòng họ còn nhận nhau qua các điều kiêng kị về ăn uống, qua nghi thức cúng lễ. Chẳng hạn họ Bao không ăn bắp cải, họ Bạch khong ăn nõn chuối tươi... Khi cúng tổ các họ dùng vật cúng khác nhau như họ Phùng dùng dê, họ Triệu và Đặng dùng trâu, họ Bàn dùng bò...[7,tr.205].

Mỗi dòng họ đều do một trưởng họ (cha lầu con) đứng đầu. Trưởng họ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của đồng bào Dao, được coi là linh hồn của dòng họ. Vì trưởng họ là những người có uy tín cao trong cộng đồng, biết cúng lễ, thông thạo phong tục, có gia đình hoà hợp.

Trưởng họ cũng là người có khả năng tổ chức, có kinh nghiệm trong sản xuất, biết quan tâm đến đời sống và bảo vệ lợi ích cho dòng họ gây được ảnh hưởng tốt đối với các thành viên trong dòng họ, được mọi người kính trọng. Ông cũng là người chịu trách nhiệm trước dòng họ truyền đạt lại những tục lệ, kinh nghiệm của dòng họ mình cho con cháu, vận động các thành viên giữ gìn đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Với uy tín và sự hiểu biết của mình, trưởng họ được các thành viên tin cậy, chia sẻ ý kiến do đó tiếng nói của trưởng họ có vai trò rất quan trọng thậm chí là quyết định.

Trưởng họ có nhiệm vụ chủ trì lễ cấp sắc “quá tăng” cho thanh niên trong dòng họ, lễ cúng Bàn Vương, đồng thời còn có trách nhiệm giúp đỡ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những gia đình thành viên làm ma chay, làm nhà, tổ chức đám cưới, chia gia tài... Trưởng họ cũng là người đứng ra dàn xếp những xích mích, tranh chấp trong họ về tài sản, đất đai, xử lý các vi phạm về quy ước của dòng họ. Mặc dù là người có tiếng nói quan trọng nhưng khi giải quyết công việc trong họ, trưởng họ không được độc đoán mà có sự bàn bạc với những người già, người có kinh nghiệm trong dòng họ.

Khi về già, trưởng họ không đảm đương được trách nhiệm của cả họ sẽ họp mọi người lại để tìm người xứng đáng thay thế. Đôi khi có lệ cha truyền con nối, nhưng nếu xét thấy người con không hội tụ đủ tiêu chuẩn thì cả họ sẽ đề cử một số người có uy tín bầu vào chức trưởng họ. Theo thứ tự ưu tiên, những người già có kinh nghiệm sẽ dùng hai thẻ trúc tung trên một miếng vải đỏ. Nếu đến tên ai mà hai thẻ trúc đều ngửa thì người đó trúng cử. Từ lúc này trách nhiệm gánh vác công việc lại được giao cho người mới.

Ngày nay, trưởng họ đóng vai trò quan trọng và tích cực trong việc tổ chức vận động các thành viên trong dòng họ mình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp phần tích cực trong việc phối hợp với các cấp chính quyền ở thôn, xã để tìm ra những giải pháp nâng cao quản lý xã hội trong cộng đồng người Dao.

2.3.2.2. Các đặc trưng của dòng họ

Trước hết ngoại hôn tuyệt đối là đặc trưng nổi bật trong dòng họ của người Dao. Những người cùng một họ, một chi, nghĩa là cúng một ma tổ tiên tuyệt đối không được lấy nhau. Hôn nhân giữa những người cùng họ bị coi là vi phạm tục lệ:

“Cầu hôn đừng cần cùng dòng họ Cùng họ lấy nhau người trách cười Cùng họ lấy nhau nên chuyện xấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cho đến nay, nguyên tắc ngoại hôn dòng họ đang giữ vai trò chi phối trong quan hệ hôn nhân của các nhóm Dao. Những người trong dòng họ muốn lấy nhau phải sau một vòng tên đệm mới được kết hôn với nhau.

Sự thống nhất về mặt xã hội của dòng họ người Dao thể hiện rõ nét trong cư trú. Trước đây các gia đình thường di cư theo dòng họ nên có hiện tượng một bản chỉ có một dòng họ cư trú. Đa số bản hiện nay có nhiều dòng họ cùng sinh sống. Trong những bản có nhiều dòng họ thì các gia đình thành viên của mỗi dòng họ thường cư trú gần nhau, đùm bọc, giúp đỡ nhau bằng sức lao động và tiền của khi một gia đình trong họ có việc ma chay, cưới xin, dựng nhà hay những lúc khó khăn hoạn nạn.

Trong việc cưới xin, mặc dù là chế độ hôn nhân phụ hệ, nhưng trong khi gả bán cháu gái, mọi quyền quyết định thuộc về người già, đặc biệt là người cậu. Cậu là người tham gia ý kiến vào việc chia của, chủ trì đám cưới cho cháu và đưa cháu về nhà chồng. Do đó, trai gái người Dao dù có yêu nhau say đắm đến đâu nếu không được cha mẹ, dòng họ đồng ý thì mối tình đó cũng không thực hiện được.

Mối liên hệ của các thành viên từng dòng họ còn được thể hiện trong các chi tiết, nghi lễ liên quan đến vòng đời con người như lễ đặt tên, lễ cấp sắc tới việc họp hành trong dòng họ, đến những quan niệm và quy định của nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ thần trông coi mọi việc...

Một đặc trưng khác của dòng họ người Dao được thể hiện qua việc tổ chức tang ma. Người Dao quan niệm hồn là trung tâm của sự sống, nếu hồn yếu hoặc thoát ra khỏi thực thể lâu ngày thì con người bị ốm, trường hợp hồn vĩnh viễn bay đi không trở về thì sẽ bị chết. Khi chết hồn và thể xác sẽ biến thành ma. Do vậy, người chết phải được làm hai lễ là “ma” và “chay”. Làm ma là lễ chôn cất người chết, làm chay là lễ tiễn đưa hồn người chết về với tổ tiên.

Đồng bào Dao quan niệm rằng khi còn sống, người chết đã trải qua cấp sắc bậc thấp thì ma sẽ về “Giàng Chiêu Tổng” dưới sự quản lý của tổ tiên; còn nếu qua cấp sắc bậc cao ma sẽ đến “Lồ Quân Tổng”. Trường hợp chưa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

qua cấp sắc hoặc còn là trẻ con ma sẽ về nơi “Tồ Nhuần Tổng” do ông bà chúa Hoa quản lý. Nếu chết không bình thường như tự tử chẳng hạn thì ma sẽ về “Sa Lồ Tổng” chịu sự quản lý của một loại ma dữ [19,tr.251].

Sau các nghi lễ đám ma và tuần cúng cơm, gia chủ sẽ chuẩn bị đồ cúng gồm gạo, rượu, trâu bò, lợn, gà... để làm chay cho người chết. Trong nghi lễ làm chay tất cả súc vật của gia chủ sẽ phải giết hết. Do quá tốn phí cho nên tuỳ từng gia đình, dòng họ làm lễ chay ở các cấp độ khác nhau. Đám chay lớn có các nghi lễ đáng chú ý như: phát tang, cúng cơm, chia tài sản, đuổi ma ác, minh oan giải tội cho ma, phá ngụ, tìm và diệt lũ ma ác, cúng báo tổ tiên. chay ở cấp độ vừa thì htủ tục đơn giản gọn nhẹ hơn song bao giờ cũng phải chuẩn bị một chiếc quan tài (tượng trưng) và một số đồ mã để đốt cho người chết. Sau đám chay tất cả đồ tang sẽ được ông thầy đốt tại mộ người chết. Đối với các lễ chay vừa, có thể gộp luôn trong lễ cấp sắc.

Thành phần tham gia trong việc làm ma và chay phải đông đủ từ thầy cúng, khèn, trống, gia chủ, dân bản đến tất cả anh em họ hàng trong dòng họ. Tuy nhiên, thành phần tham gia vào việc tang ma ở các nhóm Dao cũng có một số điểm khác nhau. Chẳng hạn, dòng họ Bàn ở huyện Ngân Sơn, những người đến giúp gia chủ chủ yếu là người trong dòng họ, người ngoài dòng họ ít tham gia vào nghi lễ ma chay. Ngược lại, họ Bàn ở huyện Bạch Thông thì người trong hay ngoài dòng họ đều tham gia giúp việc cho gia chủ [15,tr.218]. Việc làm ma và chay rất tốn kém nhưng là dịp nhằm tăng cường sự cố kết trong dòng họ. Khi một gia đình thành viên có người mất thì cả dòng họ sẽ cùng chung tay góp sức giúp đỡ. Qua đó cho thấy dòng họ người Dao có tính cố kết bền vững, các thành viên trong dòng họ có sự liên kết ràng buộc với nhau rất chặt chẽ thông qua quan hệ huyết thống và qua những mối liên hệ nhất định về tư tưởng, tín ngưỡng.

Trong sinh hoạt nói chung và trong những hình thức hội họp nói riêng, mỗi người vừa đóng vai trò là thành viên của xã hội, vừa là thành viên của cộng đồng, vừa là thành viên của dòng họ trước các dòng họ khác và dòng họ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mình, vừa là thành viên trong gia đình [18,tr.29]. Trong tất cả những vai trò có thể phải hoàn thiện thì vai trò quan trọng nhất có sức níu kéo nhất là vai trò của thành viên trong dòng họ. Người thuộc dòng họ cư trú ở đâu thì lề luật của dòng họ phổ biến tới đó, những luật tục đó có từ bao giờ đến nay không xác định được mà đó là lý lẽ các thế hệ cứ tiếp nối nhau thực hiện, ít có người làm trái. Bởi người Dao tin rằng đó là những điều giúp họ tồn tại, nếu họ làm trái những luật tục đó sẽ bị tổ tiên trách cứ. Do vậy, cần phải quan tâm nhìn nhận đúng về tổ chức dòng họ của người Dao, đặc biệt là vai trò của trưởng họ để có thể vận dụng và phát huy vào công cuộc xây dựng xã hội mới một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)