Từ xưa, thôn bản người Dao vận hành theo phương thức tự quản. Mỗi bản thường có người đứng đầu, giữ vai trò trụ cột, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của bản. Nếu bản có một dòng họ cư trú thì người đứng đầu bản do người có uy tín trong họ nắm giữ. Khi thôn bản có nhiều họ cư trú thì dân bản chọn người có uy tín, biết cúng thổ thần, am hiểu phong tục tập quán dân tộc, lai lịch và mối quan hệ họ hàng của dân bản để bầu vào chức đứng đầu bản. Người được giữ chức đứng đầu bản phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Đó là các việc như: chia đất cho dân bản, quyết định việc cho người ngoài bản đến nhập cư, sinh sống trên đất của bản, quản lý đất đai, tài nguyên, quản lý dân bản, đứng ra giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng, giúp các gia đình làm ma chay và có trách nhiệm đảm bảo trật tự trị an trong thôn, bản.
Qua thực tế điền dã ở thôn Làng Dao, xã Yên Đĩnh, huỵen Chợ Mới có thể thấy được rất rõ vai trò của già bản trong đời sống cộng đồng xưa cũng như nay. Thôn có 92 hộ với 322 khẩu đều là người Dao thuộc nhóm Dao Đỏ. Thôn có các dòng họ: Lý, Hoàng, Đặng, Triệu. Trong thôn, để trở thành già bản cần có những tiêu chuẩn sau: là người già, có tuổi cao nhất nhì trong bản, còn minh mẫn; là trưởng một dòng họ trong bản; là thầy cúng cao tay và am hiểu phong tục tập quán dân tộc, lai lịch và mối quan hệ họ hàng của dân bản, có kinh nghiệm sống phong phú.
Tại thôn Làng Dao, nhiều đời nay già bản luôn là người họ Đặng, cũng có thời gian già bản là người họ Triệu, họ Hoàng. Xét các tiêu chuẩn trên, có thể thấy bất cứ người trưởng họ nào cũng có khả năng trở thành già bản. Vai trò trưởng họ ở người Dao cũng được phân định khác với cách cha truyền con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nối của người Việt. Theo quy định trong một dòng họ người Dao, cứ ai cao tuổi nhất thì người đó sẽ trở thành trưởng họ. Khi một vị trưởng họ qua đời, người trong dòng họ sẽ họp lại, xem ai còn lại trong họ cao tuổi nhất thì làm lễ rời ban thờ tổ họ sang nhà người ấy và người ấy sẽ trở thành trưởng họ mới của dòng họ.
Trong các thôn, bản Dao hiện nay, già bản vẫn có một vị trí quan trọng. Tuy nhiên so với trước đây đã có nhiều thay đổi. Nếu như trước đây, già bản có trách nhiệm trong cả hai lĩnh vực quản lý hành chính và sinh hoạt văn hoá tinh thần trong đời sống của đồng bào Dao thì hiện nay chỉ có vai trò trong các sinh hoạt văn hoá tinh thần. Cụ thể như: nhà có khách đến chơi ngủ qua đêm không phải báo cho già bản nữa mà báo cho trưởng thôn; người nơi khác đến cư trú trên đất bản phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương, trưởng thôn, nhân dân trong thôn; những việc giải quyết ly hôn, tranh chấp đất đai... liên quan đến pháp luật thì do chính quyền thôn, xã đứng ra giải quyết.
Như vậy, vai trò trong quản lý hành chính đối với thôn bản của già bản về cơ bản đã không còn. Tuy nhiên, trong các sinh hoạt cộng đồng, già bản vẫn là người đứng ra tổ chức, điều hành. Ví dụ: tại thôn Khe Lắc, xã Nông Thịnh hiện nay, sinh hoạt cộng đồng nổi bật nhất với vai trò của già bản là lễ cúng bản. Ngày làm lễ từ lâu đã trở thành một ngày hội của dân bản. Dân bản tập trung tại nhà già bản đóng góp gà, gạo để làm lễ, nấu nướng. Già bản thay mặt dân bản hành lễ, sau đó mọi người cùng sinh hoạt ăn uống vui vẻ, nghe người già kể chuyện, dạy bảo những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Đến nay đồng bào Dao ở đây vẫn giữ lệ khi già bản qua đời, nếu chưa chọn được vị trí già bản mới thìsẽ không tiến hành lễ cúng bản.
Bên cạnh đó, những mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ cộng đồng, dòng họ, gia đình dưới mức độ, vi phạm điều chỉnh của pháp luật đều được người dân trong bản đưa đến hỏi ý kiến, nghe theo điều khuyên răn của già bản. Qua đó có thể thấy, già bản không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho dân bản mà còn là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người nắm giữ chìa khoá của kho tàng văn hoá dân tộc với những hiểu biết sâu sắc, quí báu được đúc kết qua nhiều thế hệ, rất cần được gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ sau.
Từ sau khi miền Bắc được giải phóng năm 1954, đặc biệt là từ sau đổi mới năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vận động bà con sống định canh, định cư, xây dựng làng bản ổn định. Mặt khác các tổ chức chính quyền đoàn thể được thành lập tới cấp thôn, đưa pháp luật vào cuộc sống thường ngày. Theo đó, về mặt tổ chức chính quyền ở thôn, bản đứng đầu có trưởng thôn, các tổ chức hội, đoàn thể có Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận thôn, đoàn thanh niên...
Trưởng thôn (khán động) là người đứng đầu và phụ trách các công việc hành chính trong thôn, là chân rết của cơ quan chính quyền nhà nước, do dân bầu lên, điều hành mọi công việc theo pháp luật. Tiêu chuẩn chọn trưởng thôn, bản vẫn dựa trên cơ sở các giá trị truyền thống của dân tộc Dao nhưng có sự kết hợp với những tiêu chuẩn mới như: có tài giao tiếp, thông thạo tiếng phổ thông, được mọi người tín nhiệm, giỏi làm ăn, am hiểu văn hoá dân tộc; không nhất thiết phải biết cúng, biết đọc và viết chữ Nôm Dao, cũng không cần phải nhiều tuổi. Nhiệm vụ của trưởng thôn, bản vẫn tuân thủ theo truyền thống, đồng thời còn tiếp nhận và truyền đạt đầy đủ mọi sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện đến người dân, phản ánh nguyện vọng của bà con lên các cấp có thẩm quyền giải quyết.
Theo anh Hoàng Hữu Báu, trưởng thôn Khe Lắc, xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới “từ trước đến nay, tiêu chuẩn để lựa chọn trưởng thôn dù là già hay trẻ đều phải là người am hiểu phong tục tập quán của dân tộc, biết cúng bái lễ nghi, biết đọc sách Nôm Dao và phải là người nhiệt tình trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chuẩn trên đồng thời còn là một người gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao nên được bà con trong thôn rất tín nhiệm.
Trưởng thôn còn là người có vị trí, vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng nhân dân đoàn kết, thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Có thể nói, trưởng thôn – người có uy tín thật sự là những nhân tố đi đầu, là tấm gương điển hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, xây dựng làng văn hóa, khu dân cư tiến tiến… góp phần thiết thực cùng cấp ủy chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả công cuộc xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy cộng đồng dân cư thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội và giữ vững an ninh trật tự.
Như vậy, tổ chức làng, bản của người Dao đã một thời đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - văn hoá, xã hội. Ngày nay, bộ máy tổ chức đó đã có nhiều thay đổi, đó là sự thiết lập và hoàn thiện cơ cấu tổ chức hành chính thống nhất từ tỉnh, huyện, xã xuống từng thôn bản – một hệ thống tổ chức chính quyền – đoàn thể với đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá để phù hợp với yêu câu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì mới.