Thờ cúng tổ tiên và Bàn Vương

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 71 - 75)

3.1.3.1. Thờ cúng tổ tiên

Xuất phát từ quan niệm cho rằng ông bà, cha mẹ đã già, chết, sau khi làm chay, tuy linh hồn đã sang bên kia thế giới ở quê tổ Dương Châu đại điện nhưng vẫn thường xuyên hiện về chăm sóc, phù hộ con cháu đang còn sống vào những ngày mồng một, ngày rằm hàng tháng, vì vậy con cháu phải có nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên [8,tr.183]. Cũng chính vì quan niệm như vậy, nên cũng giống như các dân tộc khác, người Dao rất chú trọng việc thờ cúng tổ tiên và coi đây là việc thờ cúng chủ yếu trong gia đình. Ma tổ tiên thường được thờ cúng riêng ở từng gia đình hoặc tại nhà trưởng họ. Việc thờ cúng do chủ gia đình hoặc con trai trưởng họ chủ trì. Tổ tiên thường được thờ tới chín đời. Điều này được thể hiện rõ trong các nghi lễ lớn như cấp sắc, tảo mộ hoặc trong các dịp tết lễ lớn của gia đình. Tuy nhiên trong việc thờ cúng hàng ngày, người Dao chỉ khấn đến ông tổ ba đời.

Bàn thờ tổ tiên, dù là ở nhà “Hùng lầu” hay bàn thờ nhỏ ở mỗi hộ gia đình, đều được đặt ngay ở gian nhà chính giữa, ở vị trí cao và trang trọng. Trên đó bao giờ cũng chỉ có một bát hương duy nhất thờ nhiều thế hệ [15,tr.229]. Bàn thờ tổ tiên được coi là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà. Do vậy mà phụ nữ đặc biệt là các cô dâu ít khi được đến gần. Cả khi quét nhà người ta cũng luôn chú ý quay mặt về phía bàn thờ mà quét lui trở ra, quay lưng về phía bàn thờ bị coi như là một thái độ thiếu tôn kính đối với tổ tiên.

Đồng bào Dao quan niệm rằng không phải lúc nào tổ tiên cũng trú ngụ tại bàn thờ mà chủ yếu là ở “Dương Châu đại điện”, thỉnh thoảng mới lai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vãng về thăm con cháu, thường là vào những ngày rằm, mồng một của mỗi tháng và trong những dịp tết lễ. Vào những ngày rằm, mồng một đồng bào chỉ cúng tổ tiên bằng trà, rượu, trầu cau. Trong những dịp tết lễ, ngoài những lễ vật trên còn có thêm xôi, thịt, bánh, trái cây; những ngày lễ lớn thì phải mổ lợn để cúng. Việc thờ cúng thường do chủ gia đình hoặc con trai trưởng chủ trì. Nếu trong gia đình không có còn đàn ông thì nhờ người đàn ông trong dòng họ khác đến cúng. Trong việc thờ cúng tổ tiên còn phải kể đến hai nghi lễ nữa đó là:

- Lễ tảo mộ: Ở những nhóm ít chuyển cư, việc tảo mộ được người Dao

coi trọng. Hàng năm cứ vào dịp tết thanh minh, đồng bào sắm sửa các lễ vật như thịt, rượu, xôi, bánh... mang ra tận mồ mả ông bà, cha mẹ để cúng. Những người đi tảo mộ cùng nhau phát cỏ đắp đất, sửa sang mộ chí. Khi hương tàn thì hoá vàng, ăn lộc trước mộ rồi mới trở về nhà. Đối với nhóm chưa định cư, mồ mả tổ tiên thường ở xa nơi cư trú, nên người Dao chỉ làm một lễ cúng tượng trưng tại gia đình, họ đặt các lễ vật cùng ba nắm đất tượng trưng các ngôi mộ vào đàn cúng lập trước cửa ra vào rồi khấn bái vọng tổ tiên, ông bà về nhận lễ vật.

- Lễ “chảy chấu”: Đây cũng là một hình thức của lễ tảo mộ, nhưng nó

có tính chất tượng trưng. Sau khi chọn được ngày lành tháng tốt, gia chủ làm lễ cúng nhỏ để báo tổ tiên biết việc sắp làm lễ “chảy chấu”. Sau đó, họ dựng lán ngoài bãi, bên trong đắp các mộ tượng trưng nhỏ. Thầy cả thắp hương khấn, mời các tổ tiên của gia chủ từ nơi xa về nhận mộ mới cùng các lễ vật, trong khi những người trong gia đình quỳ lạy các ngôi mộ. Sau lễ cúng, các thành viên trong gia đình lấy xẻng phá mộ, xúc đất hất ra ngoài. Việc làm này là lễ bắc cầu đưa mộ về đến tận nơi ở của tổ tiên.

Theo phong tục, đối với các bậc tổ tiên lúc sinh thời đã được cấp sắc thì trong lễ cúng này phải mổ riêng một con lợn, một dê và gia cầm mỗi thứ một con đồng thời cũng phải có gà, lợn khác để cúng các thần thánh, các thánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tướng và âm binh của thầy cúng. Như vậy, có thể thấy lễ “chảy chấu” là một nghi lễ rất phức tạp và nhiều tốn kém của đồng bào Dao.

3.1.3.2. Thờ cúng Bàn Vương

Thờ cúng Bàn Vương (chẩu đàng) cũng thuộc tục tờ cúng tổ tiên, chỉ khác ở chỗ Bàn Vương không phải là tổ tiên gần của mỗi gia đình, dòng họ mà là thuỷ tổ của người Dao. Đây là một tục lệ khá điển hình trong đời sống người Dao ở Bắc Kạn. Ở bất cứ nhóm Dao nào, họ cũng đều chú trọng đến việc thờ cúng này. Người Dao coi việc thờ cúng Bàn Vương là một việc làm có liên quan đến vận mệnh của mỗi người, mỗi dòng họ và của cả dân tộc.

Bàn Vương được người Dao coi là thuỷ tổ của các dòng họ của mình nên cũng được coi là một loại ma và được cúng bái chung với tổ tiên của từng họ, từng gia đình. Thường ngày, người Dao cúng Bàn Vương chung với tổ tiên. Chỉ các nghi lễ lớn như cấp sắc, lễ “chảy chấu”, tết nhảy, làm chay... Bàn Vương mới được cúng riêng.

Ngoài việc thờ cúng hàng ngày còn có những lễ cúng Bàn Vương riêng. Trong Bình hoàng khoán điệp có ghi rằng cứ ba năm lại cúng một lần và đã cúng thì cúng liền trong ba năm. Về sau trong quá trình sinh hoạt, mỗi họ đều có thêm những chi tiết riêng và định kỳ cúng bái khác nhau, nhưng tục cúng Bàn Vương ở mỗi nhóm Dao cơ bản giống nhau [7,tr.272,273]. Điều đó được thể hiện qua các nghi lễ sau:

Lễ khất: Vào những năm làm ăn thất bát, sinh hoạt gia đình gặp nhiều

khó khăn, người Dao làm một lễ cúng nhỏ để khất với Bàn Vương, hẹn năm sau mùa màng bội thu sẽ tổ chức lễ cúng chính thức.

Từ lúc khất hứa với Bàn Vương, đồng bào bắt đầu công việc chuẩn bị. Trước hết họ nuôi hai con lợn: một cho Bàn Vương và một cho các vị thánh thần khác và gia tiên. Khi bắt đẩu nuôi hai con lợn này, đồng bào thường phải làm một lễ cúng nữa để báo cho Bàn Vương biết trước. Hai con lợn này là lợn cúng và được nuôi trong hai ngăn chuồng riêng. Vì đây là hai con lợn của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thần thánh nên không được đem bán, không được cho bà con vay mượn, thậm chí không được đánh đập, chửi mắng chúng, chúng gầy hay béo cũng không được khen hay chê.

Trước ngày làm lễ cúng khoảng một vài tuần, người ta bắt đầu nấu rượu, để rượu vào hai chum riêng (một chum dành riêng cho Bàn Vương và một chum dành cho các vị thần thánh khác và gia tiên) đồng thời các thức khác cũng được chuẩn bị chu đáo.

Lễ cúng Bàn Vương: chọn được ngày lành tháng tốt, gia chủ mời ba

thầy cúng đến nhà làm lễ lập đàn cúng và lập đàn cho các thánh tướng và âm binh của ba thầy cúng. Sau đó các thầy cúng làm phép tẩy uế, vẩy nước phép khắp nhà, làm phép trấn anm dán các bùa phép quanh nhà, rồi làm lễ khấn Bàn Vương, tổ tiên và các thần thánh đến chứng giám buổi lễ. Để cúng Bàn Vương, nhất thiết đồng bào phải lập đàn cúng riêng. Trên đàn cúng để một con lợn cúng, một bát nước, một bát gạo, một ít tiền ma, năm chiếc chén và năm đôi đũa. Ba thầy cúng và ba người đàn ông đứng tuổi ngồi vào hai ghế dài kê song song đối diện ở hai bên đàn cúng. Thầy cả trịnh trọng khấn, tế lễ giao nộp lợn thần cho Bàn Vương, cầu mong Bàn Vương phù hộ cho con cháu trong gia đình và gia tộc. Sau đó hai thầy phụ và ba người đàn ông lần lượt đọc những bài cúng kể sự tích khai thiên lập địa, quá trình chuyển cư đầy gian truân của người Dao… Tiếp theo hai đôi nam nữ hát đối đáp kể công ơn đã sinh ra các họ người Dao của Bàn Vương. Sau đó, người ta bày tiếp con lợn thần thứ hai đã mổ lên bàn cúng ở gần bàn thờ tổ tiên cùng các lễ vật gạo, rượu, bánh… để thầy cúng tế lễ cho các bậc tổ tiên, các vị thần thánh thần của gia chủ và cả dòng họ của gia chủ.

Lễ tiễn đưa: Sau khi làm xong lễ cúng Bàn Vương, các thầy cúng bắt

đầu đốt tiền giấy và làm lễ tiễn đưa Bàn Vương, gia tiên và các vị thánh, thần về bên kia thế giới. Kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc nghi lễ , người ta phải kiêng kỵ nghiêm ngặt. Không phải chỉ có các thầy cúng mà tất cả mọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người trong buổi lễ phải ăn chay; không ai được quở mắng nhau; vợ chồng gia chủ phải cách ly, không được ăn nằm với nhau; lúc ra về không ai được bàn tán chê bai…

Một phần của tài liệu Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Dao ở Bắc Kạn (1986 đến 2010) (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)