Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
1,75 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRỊNH THỊ NGÂN KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NGỰA BẠCH NUÔI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH- TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: CHĂN NUÔI Mã số: 60 62 01 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG MẠNH HÙNG THÁI NGUYÊN - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Trịnh Thị Ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Thạc Sĩ Khoa học nông nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và địa phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tôi xin trân thành bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn: TS. Dƣơng Mạnh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu cũng như đã góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Hợp tác xã chăn nuôi ngựa bạch xã Dương Thành và các bà con nông dân nuôi ngựa trong xã đã tạo điều kiện, giúp đỡ về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực giúp tôi hoàn thành luận văn. Nhân dịp này tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới toàn thể gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012 Tác giả luận văn Trịnh Thị Ngân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦ U 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của ngựa trong hệ thống phân loại động vật 3 1.1.1. Nguồn gốc của ngựa 3 1.1.2. Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật 3 1.2. Các giống ngựa trong nước 4 1.3. Một số giống ngựa của thế giới 6 1.4. Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay 7 1.5. Đặc điểm sinh vật học của ngựa bạch 8 1.6. Đặc điểm ngoại hình thể chất, màu sắc lông da 13 1.7. Cơ sở khoa học của sự sinh trưở ng 14 1.7.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưở ng 17 1.7.2. Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng 14 1.7.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng 17 1.8. Đặc điểm sinh lý sinh dục và sinh sản của ngựa cái 20 1.8.1. Thành thục tính dục 20 1.8.2. Mùa động dục của ngựa cái 21 1.8.3. Thời kỳ sinh sản 23 1.8.4. Chu kỳ tính của ngựa cái 24 1.8.5. Thời gian động dục lại sau đẻ của ngựa cái 26 1.8.6. Thời gian mang thai của ngựa 26 1.8.7. Sự phát triển của buồng trứng ở ngựa cái 27 1.8.8. Sự thành thục của nang trứng và sự rụng trứng 27 1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của ngựa 29 1.9.1. Yếu tố bên trong 29 1.9.2. Các yếu tố bên ngoài 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.10. Đặc điểm một số chỉ tiêu sinh lý- sinh hóa máu ngựa 36 1.11. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 39 1.11.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 39 1.11.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 42 CHƢƠNG 2: ĐỊ A ĐIỂ M, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 45 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 45 2.1.2. Thời gian nghiên cứ u 45 2.2. Đối tượng nghiên cứu 45 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 45 2.3.1. Nội dung nghiên cứu 45 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 46 2.3.3. Phương pháp tính toán và sử lý số liệu 49 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Số lượng và cơ cấu đàn ngựa nuôi ở xã Dương Thành 51 3.1.1. Số lượng đàn ngựa bạch. 51 3.1.2. Cơ cấu đàn ngựa 53 3.2. Một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch 54 3.2.1. Đặc điểm mầu sắc của ngựa bạch 54 3.2.2. Đặc điểm ngoại hình và mầu sắc của thế hệ con được sinh ra 55 3.3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của ngựa bạch. 57 3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch 57 3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa bạch 60 3.3.3. Sinh trưởng tương đối của ngựa bạch 62 3.4. Kích thước một số chiều đo của ngựa bạch 64 3.5. Một số chỉ số cấu tạo thể hình 66 3.6. Đặc điểm sinh lý sinh dục và biểu hiện động dục của ngựa bạch 68 3.6.1. Sinh lý sinh dục của ngựa bạch 68 3.6.2. Những biểu hiện động dục của ngựa cái 72 3.7. Giá trị dinh dưỡng của thịt ngựa bạch 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.8. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu ngựa bạch 76 3.9. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi ngựa bạch 77 3.9.1. Chuồng trại 77 3.9.2. Thức ăn và cách chế biến thức ăn 79 3.9.3. Cách chăm sóc ngựa 81 3.9.4. Tuổi cho phối giống 83 3.9.5. Kỹ thuật phối giống cho ngựa 83 3.9.6. Phòng và trị một số bệnh của ngựa 84 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 88 2. Đề nghị 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự Tr Trang n Số con STT Số thứ tự SL Số lượng TL Tỷ lệ SS So sánh Đvt Đơn vị tính TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kích thước (cm) và thể trọng (kg) của ngựa ở một số địa phương 4 Bảng 1.2. Các hệ cơ quan chức năng của ngựa 9 Bảng 1.3. Biến động hồng cầu, bạch cầu 10 Bảng 1.4. Sự phân ly tính trạng màu sắc của ngựa ở đời con 12 Bảng 1.5. Thời gian động dục và thời điểm rụng trứng của một số loài gia súc 25 Bảng 3.1. SL đàn ngựa bạch nuôi tại xã Dương Thành trong 3 năm 51 Bảng 3.2. Cơ cấu đàn ngựa theo giống nuôi tại xã Dương Thành……………… 53 Bảng 3.3. Cơ cấu đàn ngựa bạch theo lứa tuổi và tính biệt tại xã Dương Thành 53 Bảng 3.4. Khảo sát màu sắc lông, da ngựa bạch 55 Bảng 3.5. Đặc điểm về ngoại hình của ngựa bạch 56 Bảng 3. 6. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch (kg) 57 Bảng 3. 7. Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa bạch (g/con/ngày) 60 Bảng 3. 8. Sinh trưởng tương đối của ngựa bạch (%) 62 Bảng 3. 9. Kích thước một số chiều đo của ngựa bạch (ĐVT:Cm) 64 Bảng 3. 10. Một số chỉ số cấu tạo thể hình chính của ngựa bạch 67 Bảng 3. 11. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của ngựa 68 Bảng 3.12 . Những biểu hiện động dục của ngựa bạch cái 73 Bảng 3.13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của thịt ngựa 74 Bảng 3.14. Một số đặc điểm sinh lý sinh hóa máu của ngựa bạch 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch 59 Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của ngựa bạch 61 Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của ngựa bạch 63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Nước ta là một nước gắn liền với nền nông nghiệp từ lâu đời. Xu hướng hiện nay chúng ta đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác. Tuy nhiên vẫn có khoảng 75% - 80% dân số sống bằng nghề nông và nền móng của nền nông nghiệp chính là chăn nuôi và trồng trọt. Với điều kiện hiện nay việc trồng cây gì và nuôi con gì vẫn còn đang là một vấn đề nan giải. Gần đây một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta đang phổ biến một cách làm rất hay đó là nuôi ngựa. Nuôi ngựa mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn nữa con ngựa gắn bó với người dân từ lâu đời và điều kiện của nước ta cũng rất phù hợp để cho đàn ngựa có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Ai cũng đã từng nghe về vai trò của ngựa cũng như trâu, bò gắn bó với người nông dân rất mật thiết từ xa xưa. Ngựa được con người sử dụng lấy sức kéo, phương tiện đi lại và cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Ngoài những vai trò trên con ngựa còn có nhiều giá trị khác trong y học. Hiện nay nhân dân tại một số tỉnh có tập quán dùng xương ngựa để nấu cao, đặc biệt là xương ngựa bạch và coi đó là vị thuốc quý bồi bổ sức khoẻ. Quan niệm của Đông y cũng cho rằng: cao xương ngựa rất tốt có tác dụng chữa các bệnh về khớp và một số chứng bệnh nan y ở người. Nhưng hiện nay ngựa bạch không còn nhiều trên thị trường nên giá mua khá đắt (Đặng Đình Hanh, 2008) [11]. Chính vì nhận ra được vai trò và lợi ích của việc chăn nuôi ngựa nên chăn nuôi ngựa đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó trong quá trình chăn nuôi những nhà chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn khi khoa học kỹ thuật còn yếu kém và các loại bệnh trên ngựa chưa được hiểu biết đúng đắn, nên nhiều khi đã gây ra nhiều mất mát lớn cho người dân (Đặng Đình Hanh, 2008 [11] và Lê Viết Ly, 2000 [29]). Theo những nghiên cứu của nhiều tác giả về ngựa bạch, thì ngựa bạch hiện nay có rất ít và chỉ còn ở một số tình vùng núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang Chúng chỉ còn tồn tại ở những nông hộ nuôi nhỏ lẻ, không được chăm sóc hợp lý nên thể vóc của chúng rất nhỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch là rất quan trọng và cần thiết Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên 2 Mục tiêu của đề tài - Xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi ở Thái Nguyên - Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật... tỉnh cũng biết chăn nuôi ngựa bạch Trong đó, ở làng Phẩm xã Dương Thành - Phú Bình có những hộ đã thành công trong việc nhân giống ngựa bạch Năm 2008 các hộ chăn nuôi ngựa bạch được Trung tâm hỗ trợ thành lập Hội chăn nuôi ngựa bạch với 36 thành viên Đến nay, Hội chăn nuôi ngựa bạch xã Dương Thành đã có 45 hội viên với hơn 200 ngựa * Ngựa lai Chủ yếu dùng ngựa giống Cabadin của Liên Xô- một giống ngựa. .. quan sinh dục đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho phối giống và chửa đẻ Theo Hinrichs (1998) [89], ngựa cũng như các gia súc khác chỉ có khả năng sinh sản trong một thời kỳ nhất định trong đời sống sau khi sinh ra, trong thời gian cơ quan sinh dục phát triển đến thành thục tính, sự sinh sản chung của cơ thể cũng có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản Ngựa làm việc cũng như ngựa chuyên sinh sản thành thục sinh. .. nghi này giúp cho ngựa sinh trưởng, phát triển và khả năng sản xuất cho sản phẩm Các chỉ số ngoại hình và thể chất cao, ổn định nhiều năm thì ngựa có khả năng thích nghi cao với điều kiện đó Đánh giá ngoại hình ngựa là bước đầu tiên tìm hiểu trạng thái sức khoẻ, sức sản xuất, hướng sản xuất để từ đó giúp chọn lọc được những con ngựa tốt hơn Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [17], ngựa bạch có ngoại hình... Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 nuôi này đã có tổ chức phối giống, có sự theo dõi chặt chẽ ngựa đực và ngựa cái, có áp dụng kỹ thuật phối giống và theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của ngựa Sử dụng phương thức chăn nuôi này nếu người chăn nuôi không được trang bị đầy đủ về kỹ thuật sinh sản của ngựa thì tỷ lệ thụ thai thấp Chăn nuôi theo nhóm được áp dụng tại các nông hộ hoặc... chăn nuôi ngựa bạch trong nông hộ để bảo tồn giống ngựa quý của nước ta Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại của ngựa trong hệ thống phân loại động vật 1.1.1 Nguồn gốc của ngựa Ngựa là một phân loài động vật thuộc bộ Guốc lẻ, một trong 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equydae Ngựa. .. vật nuôi ở các quốc gia Giống ngựa bạch đã được Castle và King (Hội các giống ngựa của Mỹ) làm thí nghiệm và thu được được kết quả chứng minh rằng mầu sắc (trắng) của ngựa phân ly theo định luật 2 của Mendel Vì vậy, các mô hình chăn nuôi ngựa bạch hiện nay không chỉ đơn thuần về mặt giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa bảo tồn và phát triển một giống ngựa quý của nước ta Do vậy việc nghiên cứu một số đặc. .. thể ít được chọn lọc 1.6 Đặc điểm ngoại hình thể chất, màu sắc lông da Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của ngựa Thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 chất là đặc tính thích nghi của ngựa trong điều kiện sống, dưới tác động của yếu tố di truyền và... thai và sinh ra một thế hệ mới Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể dịch của cơ thể điều khiển và chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng ) Trong chăn nuôi người ta đánh giá khả năng sinh sản của chúng thông qua các chỉ tiêu như: 1.8.1 Thành thục tính dục Thành thực tính dục là một quá trình tiến lên của cơ... 116,6 114,6 128 14,4 172 Cái Phú Lương- Thái Nguyên 113,5 Cái Trùng Khánh- Cao Bằng 111,6 Cái Hoàng Su Phì- Hà Giang Đực 115,6 113,7 126,8 13,8 168 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 * Ngựa bạch Có rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Bắc Giang Ngựa có khả năng làm việc tốt, chịu kham khổ, xương ngựa bạch dùng để nấu cao làm thuốc . ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên . 2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi ở Thái Nguyên. - Đề xuất một số. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRỊNH THỊ NGÂN KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA NGỰA BẠCH NUÔI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH- TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên. một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch là rất quan trọng và cần thiết. Trước thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa