3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
3.9.5. Kỹ thuật phối giống cho ngựa
Kỹ thuật phối giống và thụ tinh nhân tạo cho ngựa là một khâu kỹ thuật quan trọng nhất, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác, khoa học với nhiều công đoạn phức tạp so với gia súc khác.
Theo Chu Thị Thơm và cs, 2005 [58] cho biết để đảm bảo kế hoạch phối giống đạt kết quả thụ thai cao, trước mùa phối giống một tháng cần phải làm tốt công tác chuẩn bị ngựa đực giống và ngựa cái.
- Chuẩn bị ngựa đực giống: Bao gồm các công tác: huấn luyện ngựa đực lấy tinh (với những nơi có điều kiện thực hiện thụ tinh nhân tạo), kiểm tra năng lực
truyền giống và xử lý một số trường hợp sinh lý, sinh dục không bình thường của ngựa đực giống.
- Chuẩn bị ngựa cái: Muốn có được những ngựa cái khỏe mạnh, phát dục tốt để đạt tỷ lệ thụ thai cao và đẻ con khỏe mạnh, chúng ta cần kiểm tra sức khỏe, điều chỉnh dinh dưỡng và khắc phục các trường hợp bệnh tật về đường sinh dục của ngựa cái để kịp thời phối giống.
Nếu phán đoán chính xác thì phối cho ngựa cái vào cuối thời kỳ 4 là tốt nhất. Nếu phán đoán chưa chính xác thì phối vào giữa thời kỳ (3) và (4). Trong cả 2 trường hợp, sau 24 giờ kiểm tra lại nếu trứng chưa rụng thì tiếp tục phối.
Trong thực tế chăn nuôi không phải ai cũng áp dụng được phương pháp kiểm tra buồng trứng qua trực tràng. Vì vậy, theo dõi và quan sát các dấu hiệu bên ngoài của ngựa cái khi động dục để phối giống vẫn là cách chủ yếu. Khi ngựa cái biểu hiện các triệu chứng động dục rõ nhất, nếu ngựa đực không làm việc nặng thì cứ cách 1 ngày cho phối 1 lần cho đến khi dấu hiệu động dục không còn rõ ràng thì chấm dứt, sẽ đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao.Tuy nhiên, bà con nông dân khi có ngựa cái động dục lần đầu hoặc mới mua về cần theo dõi qua 1 chu kỳ để biết đặc điểm động dục của cá thể ngựa mới và phối giống cho ngựa ngày 5 - 6 từ khi động dục.