Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 69)

3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch

Sinh trưởng tích lũy là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích các bộ phận mà cơ thể tích lũy được trong một thời gian nhất định. Sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của ngựa bạch được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng qua các ngày và qua các tháng tuổi được chúng tôi trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch (kg)

TT Tuổi ngựa Ngựa bạch So sánh KL ♂/♀ (%) Đực Cái n X ± mX Cv (%) n X ± mX Cv (%) 1 Sơ sinh 7 20,57±0,62 7,35 10 17,80±0,49 8,29 115,56 2 3 7 61,86±1,23 4,89 10 56,20±0,58 3,12 110,07 3 6 15 83,93±0,42 1,88 15 78,33±1,05 5,01 107,15 4 12 15 119,07±0,88 2,78 15 113,20±1,05 3,46 105,19 5 24 15 152,93±0,64 1,57 15 145,93±0,98 2,52 104,80 6 36 15 185,00±0,61 1,23 15 176,60±1,13 2,40 104,76 7 > 36 15 190,60±0,81 1,58 15 186,60±0,94 1,89 102,14

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Khối lượng của ngựa bạch tăng dần từ sơ sinh đến > 36 tháng tuổi. Nếu so sánh về tính biệt thì thấy ngựa đực có khối lượng cơ thể lớn hơn so với ngựa cái ở tất cả các giai đoạn tháng tuổi.

Ở giai đoạn sơ sinh ngựa đực đạt 20,57kg, ngựa cái đạt 17,80kg. Đến 3 tháng tuổi ngựa đực đạt 61,86kg, ngựa cái đạt 56,20kg. Giai đoạn 6 tháng tuổi ngựa đực đạt 83,93kg, ngựa cái đạt 78,33kg. Giai đoạn 12 tháng tuổi ngựa đực đạt 119,07kg và ngựa cái đạt 113,20kg. Đến 24 tháng tuổi ngựa đực đạt 152,93kg, ngựa cái đạt 145,93kg. Giai đoạn 36 tháng tuổi ngựa đực đạt 185,00kg, ngựa cái đạt 176,60kg. Khi kết thúc theo dõi ở giai đoạn >36 tháng tuổi ngựa đực đạt 190,60kg, ngựa cái đạt 186,60kg.

So sánh với đàn ngựa mầu Việt Nam ở Hoàng Su Phì thì thấy ngựa bạch nuôi ở xã Dương Thành có khối lượng lớn hơn, giai đoạn sơ sinh là 1,59 kg (19,19 kg so với 17,6 kg); giai đoạn >36 tháng tuổi tăng hơn là 15,3 kg (188,6 kg so với 173,3 kg), Đặng Đình Hanh và cs (2001) [13].

So với kết quả điều tra của Nguyễn Hữu Trà (1998) [55] trên ngựa bạch ở Thái Nguyên và Bắc Kạn thì thấy ngựa bạch nuôi ở xã Dương Thành ở giai đoạn >36 tháng tuổi có khối lượng cao hơn 9,3 kg (188,6 kg so với 179,30 kg). Qua đó thấy được rằng hiện nay ngựa bạch đã được người dân chăm sóc rất tốt nên có khối lượng lớn hơn trước.

So sánh với đàn ngựa bạch tại Hữu Kiên, Lạng Sơn: khối lượng sơ sinh đạt 19,1 kg, khối lượng 36 tháng tuổi đạt 170,75 kg, thấp hơn so với ngựa nuôi tại xã Dương Thành (19,19 và 180,8 kg) (Đặng Đình Hanh và cs, 2007) [16].

Một nghiên cứu khác của Đặng Đình Hanh và cs (2005) [14] cho biết, đối với ngựa bạch nuôi ở Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi, ngựa 6 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 88,6 kg, ngựa 12 tháng tuổi có khối lượng trung bình đạt 117,5 kg, ngựa 24 tháng tuổi đạt 151,6 kg và ngựa 36 tháng tuổi thì khối lượng trung bình đạt 172,8 kg, còn ngựa >36 tháng tuổi đạt khối lượng trung bình là 182,6 kg.

Từ các kết quả nghiên cứu trên thì thấy: Khối lượng ngựa bạch nuôi tại xã Dương Thành tương đương với khối lượng ngựa bạch nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi, nhưng lớn hơn so với ngựa bạch nuôi tại một số địa phương khác .

Tỷ lệ khối lượng ngựa đực so với ngựa cái chênh lệch nhau từ 102,14 % đến 115,56% tùy theo độ tuổi. Các phân tích đánh giá kết quả trên về sinh trưởng tích lũy của ngựa bạch được minh họa bằng đồ thị hình 3.1:

0 50 100 150 200 250 Sơ sinh 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng >36 tháng Con đực Con cái Tuổi ngựa Khối lƣợng (kg)

Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch qua các giai đoạn tuổi

Qua hình 3.1 cho thấy: đường biểu diễn sinh trưởng tích lũy của ngựa bạch đực và ngựa bạch cái có xu hướng tăng dần theo sự tăng lên của các giai đoạn tuổi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của gia súc nói chung và của ngựa nói riêng. Khối lượng của ngựa tăng lên khá đều đặn qua các độ tuổi. Ở các giai đoạn tuổi, khối lượng của cả ngựa đực và ngựa cái luôn theo sát nhau, vì các giai đoạn tuổi khối lượng giữa ngựa đực và ngựa cái chênh lệch nhau không đáng kể. Tuy nhiên, qua các giai đoạn tuổi thì ngựa đực luôn có khối lượng cao hơn ngựa cái. Giai đoạn >36 tháng tuổi sinh trưởng tích lũy tăng chậm dần.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)