3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
3.4. Kích thước một số chiều đo của ngựa bạch
Song song với việc xác định khối lượng cơ thể đàn ngựa bạch chúng tôi đã tiến hành đo kích thước một số chiều đo chính của từng cá thể ngựa ở các lứa tuổi: Sơ sinh, 3, 6, 12, 24, 36, >36 tháng tuổi. Trên cơ sở đó tính các chỉ số: cao vây, cao khum, vòng ngực, dài thân chéo của đàn ngựa tại Dương Thành. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9: Kích thước một số chiều đo của ngựa bạch (ĐVT:Cm)
Tính biệt Tuổi (tháng) n CV (X ± mX) CK (X ± mX) VN (X ± mX) DTC (X ± mX) Đực Sơ sinh 7 68,14±0,37 66,29±0,56 62,14±0,55 56,29±0,45 3 7 88,57±0,62 87,00±0,62 92,86±0,55 75,00±0,33 6 15 93,93±0,70 92,20±0,78 92,73±0,36 89,93±0,49 12 15 100,90±0,48 99,00±0,52 104,10±0,53 97,33±0,47 24 15 109,30±0,34 107,70±0,29 118,70±0,52 108,30±0,33 36 15 118,00±0,34 116,20±0,34 133,50±0,61 113,70±0,61 > 36 15 119,40±0,45 118,10±0,42 134,50±1,03 118,50±0,33 Cái Sơ sinh 10 66,30±0,27 64,90±0,25 61,10±0,46 53,15±0,25 3 10 85,70±0,35 84,40±0,36 91,10±0,29 73,40±0,48 6 15 92,67±0,51 91,13±0,56 91,60±0,59 87,07±0,37 12 15 98,73±0,28 97,07±0,29 103,70±0,46 96,40±0,44 24 15 108,40±0,38 106,80±0,34 117,70±0,46 107,70±0,43 36 15 116,20±0,34 114,90±0,31 132,5±0,44 112,1±0,33 > 36 15 118,00±0,39 116,50±0,39 133,50±0,40 116,90±0,42
Theo dõi 4 chiều đo chính của đàn ngựa bạch tại xã Dương Thành tại các thời điểm đo khác nhau ở 89 ngựa đực và 95 ngựa cái trên bảng 3.9 chúng tôi thấy kích thước các chiều đo của ngựa đực đều lớn hơn kích thước các chiều đo của ngựa cái ở cùng lứa tuổi theo dõi.
Ở giai đoạn sơ sinh chiều cao vây của ngựa đực có kích thước là 68,14 cm, con cái là 66,30 cm; cao khum ở lứa tuổi sơ sinh của ngựa đực có kích thước là 66,29 cm, con cái là 64,90 cm; vòng ngực ở giai đoạn sơ sinh của con đực là 62,14 cm, con cái là 61,10 cm; dài thân chéo của ngựa đực ở giai đoạn sơ sinh có kích thước là 56,29 cm, ngựa cái là 53,15 cm.
Theo quy luật sinh trưởng phát dục của gia súc, tại mỗi giai đoạn tuổi khác nhau các chiều đo có mức tăng khác nhau:
So với lúc sơ sinh ngựa đực ở giai đoạn 12 tháng tuổi các chiều đo cao vây, cao khum, vòng ngực, dài thân chéo là: 100,90 cm; 99,00 cm; 104,10 cm; 97,33 cm so với con đực ở giai đoạn sơ sinh là 68,14 cm; 66,29 cm; 62,14 cm; 56,29 cm tăng lên tương ứng là (32,76 cm; 32,71 cm; 41,96 cm; 41,04 cm). Ngựa cái ở giai đoạn 12 tháng tuổi các chiều đo là: 98,73 cm; 97,07 cm; 103,70 cm; 96,40 cm so với con cái ở giai đoạn sơ sinh là: 66,30 cm; 64,90 cm; 61,10 cm; 53,15 cm tăng lên tương ứng là ( 32,43 cm; 32,17 cm; 42,6 cm; 43,25 cm).
Ở giai đoạn 24 tháng tuổi tốc độ sinh trưởng chậm hơn so với lúc 12 tháng tuổi, các chiều đo cao vây, cao khum, vòng ngực, dài thân chéo là: Ngựa đực là: 109,30 cm; 107,70 cm; 118,70 cm; 108,30 cm so với con đực ở giai đoạn 12 tháng tuổi là: 100,90 cm; 99,00 cm; 104,10 cm; 97,33 cm tăng lên tương ứng là ( 8,4 cm; 8,7 cm; 14,6 cm; 10,97 cm). Ngựa cái là: 108,40 cm; 106,80 cm; 117,70 cm; 107,70 cm so với con cái ở giai đoạn 12 tháng tuổi là: 98,73 cm; 97,07 cm; 103,70 cm; 96,40 cm tăng lên tương ứng là ( 9,67 cm; 9,73 cm; 14 cm; 11,3 cm).
Kết quả phân tích trên cho thấy: sự phát triển về kích thước các chiều đo chính ở giai đoạn từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi trên đàn ngựa bạch là hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và theo giai đoạn ở đại gia
súc: chiều cao tăng chậm, chiều rộng và chiều dài tăng nhanh hơn, (Trần Đình Miên, 1995) [30].
Ở giai đoạn 36 tháng tuổi ngựa trưởng thành có thân hình to khoẻ, ngựa đực luôn to hơn ngựa cái nhưng nhìn chung ngựa nuôi tại xã Dương Thành vẫn hơi gầy chưa được béo, lông hơi sù vì do điều kiện chăm sóc chưa đảm bảo. Về mùa khô thường thiếu thức ăn, ít cho ăn thức ăn tinh. Ở giai đoạn này ngựa đã thành thục về thể vóc cho nên tốc độ sinh trưởng của ngựa chậm lại. Tại thời điểm này kích thước trung bình các chiều đo cao vây, cao khum, vòng ngực, dài thân chéo như sau: ngựa đực: 118,00 cm; 116,20 cm; 133,50 cm; 113,70 cm và ngựa cái: 116,20 cm; 114,90 cm; 132,50 cm; 112,10 cm.
So sánh với kết quả của Đặng Đình Hanh và cs (2008) [15] trên ngựa bạch tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi thì kích thước các chiều cao vây, vòng ngực, dài thân chéo các giai đoạn sơ sinh, 12, 24, 36 tháng tuổi là: 61,3 cm – 59,0 cm – 54,6 cm; 98 cm – 102 cm – 97 cm; 108,3 cm – 117,3 cm – 109,3 cm và 112,6 cm – 130,3 cm – 111,6 cm. Cũng vẫn trên ngựa bạch tại Trung tâm nghiên cứu và PTCN miền núi Đặng Đình Hanh và cs (2009) [16] cho biết, ở các giai đoạn sơ sinh, 12, 24, 36 tháng tuổi có kích thước các chiều cao vây, vòng ngực, dài thân chéo như sau: 61,3 cm – 61,6 cm – 55,6 cm; 97,3 cm – 102,3 cm – 98,0 cm; 106,0 cm – 117,0 cm – 108,8 cm và 115,0 cm – 125,7 cm – 112,7 cm.
Vậy ngựa bạch trưởng thành có thân hình to khỏe, ngựa đực trưởng thành cũng luôn có kích thước các chiều đo cao hơn ngựa cái. Kết quả theo dõi trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Nguyễn Hữu Trà (1998) [55], Đặng Đình Hanh và cs (2006) [17], Đặng Đình Hanh và cs (2008) [15].