Sinh trưởng tương đối của ngựa bạch

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)

3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

3.3.3. Sinh trưởng tương đối của ngựa bạch

Sinh trưởng tương đối của ngựa được chúng tôi trình bày ở bảng 3.8 và hình 3.3. Kết quả ở bảng 3.8 chúng tôi thấy tốc độ sinh trưởng tương đối của đàn ngựa bạch trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi con đực đạt 99,43%, con cái đạt 101,93%. Từ 3- 6 tháng tuổi ở ngựa con đực đạt 31,49%, con cái đạt 31,16%. Từ 6- 12 tháng tuổi con đực đạt 34,15%, con cái đạt 35,28%. Từ 12-24 tháng tuổi con đực đạt 24,66%, con cái đạt 26,88%. Từ 24-36 tháng tuổi con đực đạt 20,18 %, con cái đạt 19,31%. Những kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Đình Hanh và các cs, 2006, 2007, 2008 [17] [16] [15].

Bảng 3.8: Sinh trưởng tương đối của ngựa bạch (%)

TT Giai đoạn (tháng tuổi) Ngựa bạch Tính chung ngựa đực và cái Đực Cái 1 SS-3 99,43 101,93 100,68 2 3-6 31,49 31,16 31,33 3 6-12 34,15 35,28 34,72 4 12-24 24,66 26,88 25,77 5 24-36 20,18 19,31 19,75

Mức tăng khối lượng tương đối của ngựa qua các giai đoạn tháng tuổi khẳng định thêm tính quy luật trong sinh trưởng của ngựa cũng như các gia súc khác, có sự thay đổi theo tháng tuổi. Tốc độ sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở giai đoạn đầu tiên từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi ở cả ngựa đực và ngựa cái (100,68%), sau đó giảm nhanh ở những tháng tuổi tiếp theo và giảm nhiều nhất ở giai đoạn 24-36 tháng tuổi (19,75%). Từ sau giai đoạn ngựa thành thục về tính dục đến khi ngựa thành thục về thể vóc thì mức độ tăng khối lượng tương đối là không đáng kể.

Dựa vào quy luật sinh trưởng tuyệt đối và tương đối qua từng giai đoạn tuổi của ngựa cho thấy muốn phát huy hết tiềm năng sinh học để nâng cao được khả

năng sinh trưởng của ngựa thì ngay từ những tháng đầu tiên sau khi sinh cần phải có những giải pháp kỹ thuật tác động thích hợp vào các khâu: thức ăn và các biện pháp quản lý chăm sóc … nhằm nâng cao sức sống, sức sản xuất của đàn ngựa ngang tầm với các giống ngựa khác.

Giữa ngựa đực và ngựa cái chúng tôi không thấy sự sai khác nhau nhiều lắm về mức độ tăng khối lượng tương đối ở mỗi giai đoạn tuổi và được minh họa qua hình 3.3:

0 20 40 60 80 100 120 Sơ sinh - 3 tháng 3 - 6 tháng 6 - 12 tháng 12 - 24 tháng 24 - 36 tháng Con đực Con cái Tuổi ngựa Khối lƣợng (%)

Hình 3.3: Đồ thị sinh trưởng tương đối của ngựa bạch

Từ các kết quả nghiên cứu đánh giá ở trên về khả năng sinh trưởng tương đối của ngựa bạch qua các tháng tuổi cho thấy ngựa bạch nuôi tại xã Dương Thành có khả năng sinh trưởng tương đương với ngựa bạch nuôi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi phía Bắc, nghiên cứu của Đặng Đình Hanh và cs, 2009 [16].

Để phát huy hết tiềm năng sinh học, nâng cao được khả năng sinh trưởng của ngựa bạch ngay từ tháng tuổi đầu tiên sau khi sinh cần có các biện pháp kỹ thuật thích hợp tác động vào các khâu như thức ăn, dinh dưỡng, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý tốt ở ngựa mẹ và ngựa con để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời nâng cao chất lượng đàn giống bố mẹ qua chọn lọc, trao đổi đực giống giữa các vùng.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)