3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Số lượng và cơ cấu đàn ngựa tại xã Dương Thành: được đánh giá thông qua số liệu thống kê của địa phương kết hợp với điều tra trực tiếp.
* Một số đặc điểm sinh học của ngựa
- Đặc điểm về mầu sắc: lông, da, mắt, móng,... có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường. - Đặc điểm ngoại hình, đặc điểm di truyền màu lông và đặc điểm các lỗ tự nhiên qua đời con được đánh giá quan sát bằng mắt thường.
- Khối lượng ở giai đoạn sơ sinh được cân bằng cân đồng hồ
- Khối lượng từ 3, 6, 12, 24, 36 và > 36 tháng tuổi có thể tính một cách tương đối bằng cách sử dụng các chiều đo cơ thể vật nuôi thông qua công thức sau:
P =
VN2 x DTC 10.800
+ P: là khối lượng ngựa tính bằng kg + VN: là vòng ngực tính bằng cm + DTC: là chiều dài thân chéo, tính bằng cm + 10.800 là hằng số
- Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo (TCVN, 1977) [35] Được xác định bằng công thức sau:
W1 – W0
A= (gam/con/ngày) t1 – t0
Trong đó:
A : Là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày)
W1 : Là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 (gam) W0 : Là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t0 (gam) t1 : Là thời điểm bắt đầu theo dõi
t0 : Là thời điểm kết thúc theo dõi
- Sinh trưởng tương đối tính theo (TCVN, 1977) [36]. Tính bằng công thức:
W1 – W0 Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) R(%) = x 100 W0 : là khối lượng cân kỳ đầu
Đo kích thước một số chiều đo của ngựa bạch bằng thước dây và thước gậy: + Cao vây: Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương bả vai (dùng thước gậy) + Cao khum: Đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum (dùng thước gậy) + Vòng ngực: Đo chu vi xung quanh vòng ngực phần tiếp giáp với xương bả vai (dùng thước dây) + Dài thân chéo: Đo từ điểm trước khớp xương bả vai đến điểm cuối xương u ngồi (dùng thước dây) - Các chỉ số cấu tạo thể hình: Chỉ số dài thân: CSDT (%) = DTC x 100 CV Chỉ số khối lượng: CSKL (%) = VN x 100 CV Chỉ số cao khum: CSCK (%) = CK x 100 CV Chỉ số tròn mình: CSTM (%) = VN x 100 DTC
* Sinh lý sinh dục và sinh sản của ngựa
+ Tuổi động dục lần đầu (tháng): Tính từ khi sơ sinh đến khi động dục lần đầu tiên. + Chu kỳ động dục (ngày): Tính từ khi bắt đầu động dục lần này đến khi bắt đầu động dục lần sau.
+ Thời gian động dục (ngày): Được tính từ khi bắt đầu có biểu hiện động dục đến khi kết thúc động dục.
+ Thời gian mang thai (ngày): được tính từ khi phối giống ngày cuối cùng đến khi ngựa đẻ.
+ Tuổi đẻ lứa đầu (tháng): Tính thời gian từ sơ sinh đến khi đẻ lứa đầu tiên.
+ Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày): Tính từ khi ngựa đẻ đến khi có biểu hiện động dục trở lại.
+ Khoảng cách giữa hai lứa đẻ (tháng): Tính từ khi đẻ lứa này đến lứa đẻ tiếp theo. * Giá trị dinh dưỡng của thịt ngựa: Ngựa bạch sau khi thịt được cắt lấy mẫu ở phần thịt cổ, thăn, lườn, mông đem phân tích tại phòng phân tích Viện khoa học sự sống của ĐH Thái Nguyên, với các chỉ tiêu: Protein tổng số, lipit thô, khoáng tổng số, hàm lượng vật chất khô, tỷ lệ nước.
+ Hàm lượng vật chất khô (%): Theo TCVN -4326, 2001 [37] + Hàm lượng protein tổng số (%): Theo TCVN -4328, 2001 [39] + Hàm lượng lipid thô (%): Theo TCVN -4331, 2001 [38]
+ Khoáng tổng số (%): Theo TCVN 4327, 2007 [40]
* Một số chỉ số huyết học: mẫu máu được lấy ở tĩnh mạch cổ vào buổi sáng sớm trước khi cho ngựa đi ăn. Các mẫu máu được phân tích tại bệnh viện trường Đại học Y Thái Nguyên với các chỉ tiêu:
+ Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, hemoglobin, albumin, globulin, A/G được xác định trên máy phân tích máu tự động (máy xét nghiệm tế bào BC.3000 và máy xét nghiệm sinh hóa BT.1500)
2.3.3. Phƣơng pháp tính toán và sử lý số liệu
+ Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Số liệu được theo dõi hàng ngày, ghi chép sổ sách đầy đủ chính xác, khách quan. Số liệu thu thập được, được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel.
Các số liệu thu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2000) [48] với các tham số được sử dụng:
+ Số trung bình cộng X :
1 2 n
X +X +...+X X=
n
+ Sai số của số trung bình mx (mẫu n <30)
X x
S m =±
n-1
Trong đó S là độ lệch tiêu chuẩn được tính theo công thức: X
2 2 X ΣX ΣX - n S =± n-1 + Hệ số biến động Cv (%) (mẫu n <30) SX Cv % = ×100 X
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Số lƣợng và cơ cấu đàn ngựa nuôi ở xã Dƣơng Thành
3.1.1. Số lượng đàn ngựa bạch
Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Số lượng đàn ngựa bạch nuôi tại xã Dương Thành trong 3 năm (2010 - 5/2012)
STT Địa điểm (thôn) 2010 2011 2012 SL (con) TL (%) SL (con) TL (%) SS (2011/2010) SL (con) TL (%) SS (2012/2011) + % + % 1 Phẩm 1 50 28,25 65 27,08 +15 130 68 27,20 +3 104,6 2 Phẩm 2 30 16,95 45 18,75 +15 150 46 18,40 +1 102,2 3 Phẩm 3 20 11,30 28 11,67 +8 140 30 12,00 +2 107,1 4 Phẩm 4 15 8,47 22 9,17 +7 146,7 23 9,20 +1 104,5 5 Giàng 12 6,78 16 6,67 +4 133,3 17 6,80 +1 106,3 6 Đảng 7 3,95 10 4,17 +3 142,9 11 4,40 +1 110 7 Xuốm 9 5,08 10 4,17 +1 111,1 10 4,00 +0 100 8 An Ninh 6 3,39 8 3,33 +2 133,3 9 3,60 +1 112,5 9 Trung Thành 6 3,39 9 3,75 +3 150 9 3,60 +0 100 10 An Thành 7 3,95 8 3,33 +1 114,3 8 3,20 +0 100 11 Núi 1 8 4,52 10 4,17 +2 125 10 4,00 +0 100 12 Núi 4 7 3,95 9 3,75 +2 128,6 9 3,60 +0 100 Tổng 177 100 240 100 +63 135,6 250 100 +10 104,2
Qua kết quả ở bảng 3.1 cho thấy:
Xã Dương Thành trong những năm gần đây đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Điều này được chứng minh qua số đầu ngựa liên tục tăng lên qua các năm. Cụ thể:
Năm 2010, xã chỉ có tổng số ngựa là 177 con, nhưng đến năm 2011 đã là 240 con, tăng 63 con so với năm 2010 và đến năm 2012 trong 4 tháng đầu năm đạt 250 con, tăng 10 con so với thời điểm cuối năm 2011.
Tuy nhiên, số lượng ngựa phân bố không đồng đều giữa các thôn, phần lớn số lượng ngựa tập trung nhiều nhất ở thôn Phẩm 1, Phẩm 2, Phẩm 3, Phẩm 4.
Năm 2010: Phẩm 1 có 50 con; Phẩm 2 có 30 con; Phẩm 3 có 20 con và Phẩm 4 có 15 con.
Năm 2011: Phẩm 1 có 65 con; Phẩm 2 có 45 con; Phẩm 3 có 28 con và Phẩm 4 có 22 con.
Năm 2012: Phẩm 1 có 68 con; Phẩm 2 có 46 con; Phẩm 3 có 30 con và Phẩm 4 có 23 con.
Các thôn còn lại hầu như số lượng ngựa bạch ít và biến động qua các năm không đáng kể từ 1 đến 3 con.
Thực tế cho thấy trong những năm gần đây nhờ có những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tỉnh Thái Nguyên đã có những chính sách hỗ trợ nguồn vốn, giống cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc nên đã cung cấp đầy đủ thức ăn để phát triển đàn ngựa. Mặt khác thị trường tiêu thụ ngựa bạch đang được đẩy mạnh và phát triển, khuyến khích các hộ đầu tư cho chăn nuôi ngựa bạch vì vậy đàn ngựa bạch dần dần phát triển với số lượng nhiều hơn.
3.1.2. Cơ cấu đàn ngựa
Bảng 3.2: Cơ cấu đàn ngựa theo giống nuôi tại xã Dương Thành (5/2012)
STT Giống Số lƣợng (con) Tỷ lệ (%)
1 Ngựa bạch 250 65,79
2 Ngựa kim 80 21,05
3 Ngựa màu 50 13,16
Tổng số 380 100
(Nguồn: Báo cáo đợt 1 tháng 3 năm 2012 xã Dương Thành)
Qua bảng trên cho thấy cơ cấu đàn ngựa theo giống có sự chênh lệch lớn giữa các giống ngựa.
Cụ thể giống ngựa bạch số lượng tổng đàn là 250 con, chiếm tỷ lệ 65,79%. Cao nhất trong 3 giống ngựa.
Giống ngựa kim số lượng tổng đàn là 80 con, chiếm tỷ lệ 21,05%. Giống ngựa màu số lượng tổng đàn là 50 con, chiếm tỷ lệ 13,16%.
Bảng 3.3: Cơ cấu đàn ngựa bạch theo lứa tuổi và tính biệt nuôi tại xã Dương Thành
Lứa tuổi
Tổng đàn (con)
Ngựa đực Ngựa cái
SL (con) TL (%) SL (con) TL (%) < 6 tháng 10 4 1,6 6 2,4 6 tháng - < 3 năm 187 72 28,8 115 46,0 3 năm - < 10 năm 49 36 14,4 13 5,2 > 10 năm 4 0 0 4 1,6 Tổng số 250 112 44,8 138 55,2
Theo kết quả điều tra về số lượng ngựa bạch trên địa bàn xã Dương Thành, thì năm 2012 số ngựa bạch là 250 con, trong đó, số ngựa đực là l12 con, số ngựa cái là 138 con. Số lượng ngựa đã tăng lên 40 con so với năm 2011. Cho thấy việc chăn nuôi ngựa bạch trên địa bàn xã ngày càng được chú trọng phát triển và những người chăn nuôi đã có niềm tin đầu tư vào con ngựa bạch.
Về cơ cấu độ tuổi của ngựa:
Qua bảng trên cho thấy số ngựa bạch có độ tuổi dưới 6 tháng là 10 con chiếm tỷ lệ 4,0%. Số ngựa bạch có độ tuổi từ 6 tháng - < 3 năm là 187 con, chiếm tỷ lệ 74,8%.
Ngựa ở giai đoạn này được nuôi nhiều nhất, để phối giống sinh sản và nuôi con. Giai đoạn này cung cấp đủ thức ăn kết hợp với vận động cho ngựa làm cho cơ thể phát triển nhanh chóng.
Số lượng ngựa bạch nuôi tứ 3 năm - 10 năm là 49 con chiếm 19,6%
Số lượng ngựa bạch nuôi trên 10 năm là 4 con chiếm 1,6%. Ngựa ở giai đoạn này người chăn nuôi nuôi chủ yếu để lấy xương nấu cao.
Như vậy số ngựa bạch tại xã đa số là ngựa trưởng thành, vì vậy đàn ngựa ở đây có tốc độ phát triển cao, cơ cấu đàn tăng nhanh và nó tác động đến chất lượng của đàn ngựa bạch sau này.
3.2. Một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch
3.2.1. Đặc điểm màu sắc của ngựa bạch
Qua quan sát chúng tôi tổng hợp được một số đặc điểm về tính trạng màu sắc trên 30 con ngựa bạch trong đó con đực 7 con và con cái 23 con.kết quả được thể hiện qua bảng 3.4.
Qua bảng 3.4 chúng tôi thấy số ngựa bạch nuôi tại xã Dương Thành mang những đặc điểm sau: Toàn thân của ngựa bạch có màu trắng tuyền hoặc trắng ánh kim nhưng phổ biến là trắng ánh kim. Trong đàn ngựa bạch nuôi tại xã có 5 con có lông màu trắng tuyền trong số 30 con ngựa bạch (16,67%) và 25 con có lông màu trắng ánh kim (83,33%); tất cả 30 con có da trắng hồng, mắt bạch nhạn, hốc mắt màu hồng nhuận, con ngươi có màu đồng lửa, móng chân màu trắng ngà, các lỗ tự
nhiên luôn có màu hồng đỏ. Chúng tôi tiến hành quan sát kiểu hình bờm xoăn của đàn ngựa bạch trong 30 con ngựa bạch thì có 4 con có kiểu hình bờm xoăn chiếm 13,33% số ngựa bạch theo dõi, kiểu hình bờm thẳng có 26 con chiếm 86,67% số ngựa bạch theo dõi.
Bảng 3.4: Khảo sát màu sắc lông, da ngựa bạch (n=30)
Chỉ tiêu Bộ phận Màu sắc Số ngựa theo dõi (con) Số ngựa biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Lông Trắng tuyền 30 5 16,67 Trắng ánh kim 30 25 83,33 Da Trắng hồng 30 30 100 Mắt Bạch nhạn 30 30 100 Hai hốc mắt Hồng nhuận 30 30 100
Con ngươi Đồng lửa 30 30 100
Móng chân Trắng ngà 30 30 100
Các lỗ tự nhiên Hồng nhuận 30 30 100
Bờm
Xoăn 30 4 13,33
Thẳng 30 26 86,67
Như vậy, ngựa bạch nuôi ở Dương Thành cũng mang đặc điểm chung v ề màu sắc của ngựa bạch đã nghiên cứu trong nước (Nguyễn Văn Đại và Đặng Đình Hanh, 2009) [8].
3.2.2. Đặc điểm ngoại hình và mầu sắc của thế hệ con được sinh ra
Qua theo dõi trong năm và so sánh với kết quả theo dõi của những năm trước cho thấy thế hệ con được sinh ra theo phương pháp nhân thuần thì đa số có đặc điểm ngoại hình, mầu sắc giống bố mẹ (theo dõi 20 ngựa con được sinh ra thì thấy 17/20 con (85%) có đặc điểm ngoại hình, mầu sắc giống bố mẹ).
Tuy nhiên, trong số con sinh ra có 03 con/20 con (15%) có đặc điểm hoàn toàn không giống ngựa bạch: mắt đen, lông da mầu xám tro, các móng chân mầu đen, các lỗ tự nhiên không thấy màu hồng.
Bảng 3.5: Đặc điểm về ngoại hình của ngựa bạch
STT Đặc điểm Ngựa bạch bố mẹ (25) (25 ♀ bạch x ♂ bạch)
Đời con sinh ra (20) (17/20 là ngựa bạch)
1 Thể chất Thanh săn Thanh săn
2 Mầu lông Toàn thân mầu trắng hồng hoặc trắng mây
Toàn thân mầu trắng hồng hoặc trắng mây
3 Da Mầu trắng hồng Mầu trắng hồng
4 Mắt Xung quanh viền mắt mầu hồng, con ngươi mắt có mầu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực.
Xung quanh viền mắt mầu hồng,con ngươi mắt có mầu đỏ hồng, ban đêm soi đèn có màu đỏ rực.
5 Móng Cả bốn móng đều có mầu trắng ngà
Cả bốn móng đều có mầu trắng ngà
6 Các lỗ tự nhiên Đều có mầu hồng nhuận Đều có mầu hồng nhuận Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì ngựa bạch đã được nghiên cứu từ năm 1953 và đã được khẳng định lại năm 1969. Các nhà nghiên cứu đã kết luận, ngựa bạch có mang gen gây chết, và khi gen gây chết gặp nhau, con sinh ra sẽ bị chết thai, hoặc chết lưu. Có thể những ngựa này được gọi là ngựa bạch tạng (lông trắng toàn thân, với da màu hồng, mắt màu hồng). Những ngựa còn sống đều được các nhà khoa học kết luận là ngựa bạch, tất cả đặc điểm màu lông da, các lỗ tự nhiên giống ngựa bạch tạng nhưng riêng màu mắt xanh hoặc nâu.
Theo thông báo của phòng thí nghiệm trường ĐH Carlifonia, Davis - Mỹ, ngựa bạch do gen W (trội) qui định, khi bố bạch lai với cái bạch sẽ cho ra 50% ngựa bạch (Ww) và 25% ngựa màu (ww), 25% sẽ bị chết lưu phôi, hoặc chết thai (WW).
Đặc điểm ngoại hình ngựa bạch cũng dễ bị nhầm lẫn với màu sắc 2 loại ngựa là ngựa màu xám trắng (do gen G qui định), ngựa này chỉ khác ngựa bạch là ở
quanh miệng, , mũi, mắt có màu đen. Ngựa có màu trắng sữa (Cream gen), khác ngựa bạch là chúng có màu mắt xanh và màu lông, da vẫn tồn tại màu vàng nhạt (pale golden), màu này dễ nhầm với màu trắng.
3.3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng của ngựa bạch
3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch
Sinh trưởng tích lũy là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích các bộ phận mà cơ thể tích lũy được trong một thời gian nhất định. Sinh trưởng tích lũy càng cao thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn.
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy của ngựa bạch được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng qua các ngày và qua các tháng tuổi được chúng tôi trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch (kg)
TT Tuổi ngựa Ngựa bạch So sánh KL ♂/♀ (%) Đực Cái n X ± mX Cv (%) n X ± mX Cv (%) 1 Sơ sinh 7 20,57±0,62 7,35 10 17,80±0,49 8,29 115,56 2 3 7 61,86±1,23 4,89 10 56,20±0,58 3,12 110,07 3 6 15 83,93±0,42 1,88 15 78,33±1,05 5,01 107,15 4 12 15 119,07±0,88 2,78 15 113,20±1,05 3,46 105,19 5 24 15 152,93±0,64 1,57 15 145,93±0,98 2,52 104,80 6 36 15 185,00±0,61 1,23 15 176,60±1,13 2,40 104,76 7 > 36 15 190,60±0,81 1,58 15 186,60±0,94 1,89 102,14
Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy: Khối lượng của ngựa bạch tăng dần từ sơ sinh đến > 36 tháng tuổi. Nếu so sánh về tính biệt thì thấy ngựa đực có khối lượng cơ thể lớn hơn so với ngựa cái ở tất cả các giai đoạn tháng tuổi.
Ở giai đoạn sơ sinh ngựa đực đạt 20,57kg, ngựa cái đạt 17,80kg. Đến 3 tháng tuổi ngựa đực đạt 61,86kg, ngựa cái đạt 56,20kg. Giai đoạn 6 tháng tuổi ngựa đực đạt 83,93kg, ngựa cái đạt 78,33kg. Giai đoạn 12 tháng tuổi ngựa đực đạt 119,07kg