Yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

1.9.1. Yếu tố bên trong

Yếu tố về di truyền của bố mẹ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của con cái, những thay đổi về di truyền đã làm cho một số ngựa khi sinh ra, trưởng thành không có khả năng sinh sản, hoặc kém khả năng sinh sản (Hamon và cs, 1975) [63]. Theo Beva (1998) [71], ở dòng ngựa cưỡi yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của ngựa đực và ngựa cái, tác giả cho biết hệ số di truyền về khả năng sinh sản của ngựa cái 9-10%, nhưng khả năng phối giống của ngựa đực có hệ số di truyền tới 45%.

- Bệnh ấu trĩ ở ngựa cái:

Một ngựa cái có cơ quan sinh dục bình thường thì mới có khả năng sinh sản, nhưng ở giai đoạn phát dục chịu sự điều khiển của các hormone hướng sinh dục tuyến yên đến việc bài tiết estrogen và progesteron điều hòa chu kỳ động dục do tác động qua lại giữa thùy trước tuyến yên và buồng trứng. Nhưng có cá thể do tuyến

yên không phát triển hoặc phát triển kém, làm cho ngựa cái không có khả năng động dục hoặc động dục không rõ ràng (Allen, 1983) [68]. Theo Schleger (1973) [100] nghiên cứu tạo giống đã đưa ra nhận xét: Việc tạo giống ngựa theo mục đích khác nhau cũng có tỷ lệ dẫn đến vô sinh. Braseltol và cs (1970) [72] cho rằng: Những ngựa cái này do có kiểu cấu trúc di truyền lệch về trật tự sắp xếp ở các gen trên nhiễm sắc thể, hoặc thiếu nhiễm sắc thể dẫn đến mất khả năng sinh sản. Theo Đinh Văn Kháng (1998) [25], bệnh ấu trĩ của dòng ngựa cưỡi chiếm tới 0,5%, những ngựa này được khắc phục bằng cách tiêm các kích thích tăng khả năng tiết của tuyến yên cũng có hiệu quả, nhưng tỷ lệ không quá 50% số ngựa được tiêm động dục. Cơ quan sinh dục kém phát triển thường có tới 70% thuộc về ống dẫn trứng và buồng trứng, các trường hợp trên khi được khắc phục có động dục, nhưng cho tỷ lệ thụ thai thường thấp hơn so với những trường hợp động dục bình thường.

Công tác lai giống tạo con lai là để đồng hóa và dị hóa cho con cái tăng sức sống, nhưng lai các dòng không đồng nhiễm sắc thể như trâu sông và trâu đầm lầy con cái kém sinh sản, lai khác loài (ngựa với lừa) thì con cái có thể không sinh sản (Trần Đình Miên và cs, 1994) [33].

- Tính phản ứng miễn dịch của con cái đối với kháng nguyên tinh dịch

Theo quan điểm miễn dịch học hiện đại: Sự giao phối nhiều lần coi như là sự miễn dịch lặp lại, thụ tinh nhiều lần cho gia súc gây sự tích lũy kháng thể trong máu tạo miễn dịch đồng loại bằng tinh dịch, thường dẫn theo rối loạn quá trình thụ tinh và hình thành phôi sớm. Tinh trùng chết do tác động của kháng thể, kháng thể làm phồng tinh trùng, biến đổi tính thẩm thấu qua màng ngoài, dẫn đến việc ATP thoát ra ngoài tinh trùng mất năng lượng và mất tính di động (Pneda, 1972) [97].

Theo Nguyễn Tấn Anh và cs (1998) [2], sự tổng hợp tương đối nhanh một số lượng đáng kể các kháng thể chống kháng nguyên của phức hợp nucleotit có thể ảnh hưởng đến sự thụ tinh. Các kháng thể này gây tê liệt các enzym phần đỉnh của tinh trùng, điều này kéo theo sự mất khả năng thâm nhập vào tế bào trứng của tinh trùng. Giải thích về vấn đề này cũng được Dell’Aquila (1996) [80] đưa ra: có thể những

ngựa cái được đưa tinh dịch vào, nhưng độ biến động pH trong môi trường tinh dịch và đường sinh dục con cái đã gây không thích ứng làm tinh trùng yếu hoặc chết.

- Ảnh hưởng của nuôi con và thời gian động dục lại sau đẻ:

Ngựa cái nuôi con giai đoạn đầu còn quấn quýt và bảo vệ con nên khi động dục thường thầm lặng nên rất khó phát hiện, do vậy những kỹ thuật viên theo dõi sinh sản ngựa sẽ phải chú ý kiểm tra buồng trứng hàng ngày và tổ chức phối giống kịp thời. Ngựa cái không được phối giống chu kỳ đầu sẽ ít có điều kiện phối giống trở lại, do ngựa cái tiết sữa nuôi con làm cho cơ thể mẹ bị hao mòn giảm về khối lượng và là giai đoạn cuối của mùa động dục, kết hợp điều kiện thời tiết nắng nóng đã làm giảm khả năng động dục của ngựa cái.

Theo Nguyễn Ân và cs (1983) [1] cho thấy, khả năng di truyền của tính trạng sinh sản ở gia súc thấp (8-10%) nên động dục lại lần đầu còn phụ thuộc vào điều kiện quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng. Theo Venediktova (1997) [66], nêu lên ảnh hưởng trong việc xác định chu kỳ động dục lần đầu sau đẻ cho rằng: Ngựa cái nuôi con trong những ngày đầu sau đẻ giữ hơn các gia súc khác nên phát hiện động dục thường bỏ sót đã làm giảm 5-7% số ngựa được phát hiện động dục.

- Viêm đường sinh dục: một trong những nguyên nhân của bệnh viêm đường sinh dục là do trong quá trình phối giống không đảm bảo kỹ thuật gây ra.

- Ngựa cái phối giống quá nhiều lần gây tổn thương đường sinh dục hoặc phối giống trực tiếp mà ghép đôi không phù hợp. Theo Đinh Văn Kháng (1998) [25], thụ tinh nhân tạo không đảm bảo sẽ gây sây sát, chăm sóc sau khi đẻ không đảm bảo vệ sinh, vi trùng xâm nhập qua đường sinh dục gây thối rữa các sản phẩm tồn dư trong đường sinh dục, gây viêm niêm mạc có thể dẫn tới viêm nội mạc tử cung, âm đạo. Các trường hợp viêm trên đều dẫn đến thay đổi độ pH trong đường sinh dục làm chết tinh trùng nên phối giống lần đầu mà không thụ thai.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)