3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
3.6.1. Sinh lý sinh dục của ngựa bạch
Qua thời gian khảo sát chúng tôi xác định được các đặc điểm sinh lý sinh dục của ngựa bạch và được trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của ngựa bạch cái
TT Diễn giải ĐVT (n) X ± mX Cv (%)
1 Tuổi động dục lần đầu Tháng 23 20,83±0,52 11,64
2 Chu kỳ động dục Ngày 23 21,52±0,22 4,83
3 Thời gian động dục Ngày 23 7,78±0,19 11,59 4 Khối lượng động dục lần đầu Kg 23 150,74±0,61 1,91 5 Thời gian mang thai Ngày 23 328,52±0,50 0,71
6 Tuổi đẻ lứa đầu Tháng 23 34,97±0,18 2,36
7 Thời gian động dục lại sau đẻ Ngày 23 10,43±0,22 9,94 Qua bảng trên chúng tôi thấy kết quả điều tra một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của đàn ngựa bạch cái như sau:
- Tuổi động dục lần đầu
Theo dõi trên 23 ngựa bạch cái cho thấy tuổi động dục lần đầu trung bình 20,83 tháng, như vậy sau gần 2 năm tuổi ngựa cái bạch đã có chu kỳ động dục đầu tiên, về tính dục đã có khả năng phối giống và thụ thai. Trong nông hộ thì người chăn nuôi thường cho phối giống luôn, còn ở các cơ sở chăn nuôi ngựa giống thì phải đến năm thứ 3 ngựa cái mới được phối giống, lúc này cơ thể phát triển khá đầy đủ về thể vóc.
Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [17] cho biết, ngựa bạch nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi có tuổi động dục lần đầu 20,75 tháng. Như vậy ngựa bạch nuôi ở Trung tâm có tuổi động dục lần đầu tương đương ngựa bạch nuôi ở Dương Thành ( 20,75 tháng so với 20,83 tháng).
Theo một số tác giả ở tuổi động dục lần đầu của ngựa nội 18-24 tháng, Hội chăn nuôi (2000) [21]. Ngựa Cabadin có tuổi động dục lần đầu 35-38 tháng, muộn hơn ngựa bạch, Tô Du (1994) [10]. Theo Nguyễn Tấn Anh và cs (1998) [2] cho thấy ngựa cái có khả năng động dục lần đầu tiên ở 18-20 tháng tuổi. Fitzgrald (1993) [83] nhận thấy, ngựa cái giai đoạn 18-24 tháng tuổi đã xuất hiện chu kỳ động dục đầu tiên.
Như vậy xuất hiện chu kỳ động dục đầu cũng chịu tác động của một số yếu tố như chăm sóc nuôi dưỡng trước chu kỳ động dục và yếu tố giống, hoặc ảnh hưởng do yếu tố thời tiết lúc đầu vụ đã phần nào làm cho động dục lần đầu bị đẩy lùi.
- Chu kỳ động dục
Theo dõi trên 23 chu kỳ động dục của ngựa cái khác nhau ở Dương Thành cho thấy chu kỳ động dục bình quân của ngựa cái là 21,52 ngày. Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [17] cho biết, chu kỳ động dục của ngựa bạch nuôi tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi là 22,4 ngày. Như vậy ngựa cái bạch ở Dương Thành và Trung tâm có chu kỳ động dục gần tương đương nhau.
Chu kỳ động dục là một tính trạng có hệ số di truyền từ 14-15% , Nguyễn Văn Thiện (1995) [49]. Theo Nguyễn Văn Thiện và cs (1996) [50] cho biết, ngựa có chu kỳ động dục biến động từ 22-25 ngày.
- Thời gian động dục
Các gia súc khác nhau có thời gian động dục khác nhau, thời gian động dục này đặc trưng cho từng loài. Nhưng những gia súc đơn thai việc theo dõi thời gian động dục để xác định thời điểm phối giống rất quan trọng, nếu không theo dõi kịp thời từ
những ngày đầu thì khó xác định được thời điểm thích hợp, kỳ phối giống không thụ thai sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh sản.
Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: ngựa bạch cái nuôi ở Dương Thành có thời gian động dục trung bình là 7,78 ngày. Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [17], ngựa bạch cái có thời gian động dục 7,74 ngày tương đương với kết quả chúng tôi nghiên cứu (7,78 ngày).
Theo Nguyễn Tấn Anh và cs (1998) [2], ngựa có thời gian động dục 4-8 ngày, thời gian động dục dài hơn các gia súc khác.
Theo Hafes (1977) [87] cho thấy: ngựa cái được sử dụng với mục đích khác nhau vẫn có chu kỳ động dục tương đương nhau, thời gian động dục của ngựa cái từ 5-9 ngày. Như vậy kết quả chúng tôi thu được tại xã Dương Thành tương đương với một số tác giả trong và ngoài nước.
- Khối lƣợng cơ thể của ngựa cái động dục lần đầu
Khối lượng cơ thể đạt được khi động dục lần đầu phụ thuộc vào phẩm giống, lúc này khối lượng chỉ đạt 70-80% khối lượng cơ thể khi trưởng thành. Việc chăm sóc nuôi dưỡng và đặc điểm của từng cá thể cũng có những ảnh hưởng tới khả năng phát dục của ngựa cái. Ngựa cái động dục lần đầu thường chưa được phối giống ngay, cần để cho cơ thể phát triển tương đối hoàn chỉnh về thể vóc nên thường được phối giống vào mùa động dục năm sau.
Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy: ngựa bạch có khối lượng cơ thể khi động dục lần đầu trung bình 150,74 kg. Ngựa cái sẽ đạt khối lượng trưởng thành sau khi sinh sản 1-2 lứa và là khối lượng lớn nhất, đạt mức độ trung bình của phẩm giống.
Theo Trần Văn Thi (1985) [47], khối lượng cơ thể ngựa cái khi động dục lần đầu phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi.
- Thời gian mang thai
Qua bảng 3.11 cho thấy: Với 23 kỳ chửa của ngựa cái bạch được theo dõi thời gian chửa trung bình là 328,52 ngày với hệ số biến dị Cv% khá thấp 0,71%. Thời gian chửa của ngựa chịu tác động của yếu tố nội tại như lứa đẻ, tuổi của ngựa hoặc do tính biệt của thai. Đặc biệt một số tác động của ngoại cảnh như nuôi dưỡng chăm sóc và cả chế độ làm việc, phần nào cũng có tác động đến thời gian mang thai của ngựa cái.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương như kết quả nghiên cứu của Đặng Đình Hanh và cs (2009) [12] là: thời gian mang thai của ngựa bạch là 328,52 ngày so với 328,1 ngày ở ngựa bạch.
Theo Tô Du (1994) [10], ngựa có thời gian mang thai 335-336 ngày (11 tháng), dao động này phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng và cá thể. So sánh với nghiên cứu của Tô Du thì ngựa bạch chúng tôi nghiên cứu có thời gian mang thai ngắn hơn.
Qua đó cho thấy: thời gian mang thai của các giống ngựa là một đặc tính sinh học mang tính di truyền ổn định, mặc dù biến động giữa các cá thể về thời gian mang thai có thể là lớn, song mức độ biến động về thời gian mang thai bình quân giữa các giống ngựa là không đáng kể.
- Tuổi đẻ lứa đầu
Theo dõi trên 23 ngựa cái bạch hậu bị đẻ lứa đầu cho kết quả bình quân tuổi đẻ lứa đầu của ngựa bạch là 34,97 tháng. Tuổi đẻ lứa đầu rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất sinh sản của ngựa và thời gian sử dụng của ngựa cái sinh sản. Kết quả của chúng tôi về tuổi đẻ lứa đầu của ngựa cái bạch tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Đình Hanh và cs (2009) [12] (34,97 tháng so với 34,90 tháng) trên ngựa bạch.
So sánh với ngựa nội nuôi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi đẻ lứa đầu của ngựa bạch cái
sớm hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Trà (2004) [56], trên ngựa nội là 10,77 tháng (34,97 tháng so với 45,74 tháng).
- Thời gian động dục lại sau đẻ
Động dục lại sau đẻ là hiện tượng sinh lý sinh sản đặc trưng cho từng loài để chuẩn bị cho chu kỳ động dục mới, cần phải có thời gian hồi phục trở lại của cơ quan sinh dục và sự phát triển của các noãn bào trong buồng trứng. Nhưng đặc điểm sinh sản của loài ngựa khác các loài khác là không mất thời gian thoái hóa thể vàng giai đoạn cuối kỳ thai và sau khi đẻ. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngựa cái sớm có chu kỳ động dục lại sau đẻ.
Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy: theo dõi 23 chu kỳ động dục lại của ngựa cái bạch chúng tôi thấy ngựa cái bạch có thời gian động dục lại sau đẻ trung bình là 10,43 ngày.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời gian động dục lại sau đẻ trên ngựa bạch muộn hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Trà (2004) [56] ở ngựa nội là 2,77 ngày ( 10,43 ngày so với 7,65 ngày).
Hệ số biến dị của thời gian động dục lại sau đẻ của ngựa bạch là 9,94%. Hệ số này cho thấy điều kiện ngoại cảnh ít tác động đến thời gian động dục lại sau đẻ của ngựa cái (do có sự điều tiết của hormone sinh sản đã giúp ngựa cái sớm động dục trở lại). Ngựa cái sớm động dục trở lại giúp tăng năng suất sinh sản của ngựa, tuy nhiên người chăn nuôi phải chú ý theo dõi để phối giống kịp thời, vì lúc này ngựa con quấn quanh ngựa mẹ nên biểu hiện động dục không rõ ràng, khó xác định ngựa cái động dục có thể bị bỏ qua ở chu kỳ đầu động dục lại sau đẻ. Trong các cơ sở chăn nuôi ngựa giống có những cá thể sau khi đẻ 5-7 ngày đã có chu kỳ động dục lần đầu, đã được phối giống ngày thứ 8 đến ngày thứ 13 sau khi đẻ.