Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

1.11.1.Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi ngựa đã có từ lâu đời ở nước ta, nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào vùng cao, gắn bó với việc đi lại, giao lưu, vận chuyển hang hóa. Con ngựa trong mỗi gia đình coi như chiếc xe đạp của đồng bào miền núi. Song ngựa nội có tầm vóc nhỏ, khối lượng từ 140-170kg, nên khả năng làm việc bị hạn chế (Trần Văn Thi, 1985) [47].

Tình hình chăn nuôi ngựa ở Việt Nam: Năm 1883 nhập ngựa Mani (Miến Điện). Mười năm sau, 1893 nhập 22 ngựa giống từ pháp, năm 1906 tiếp tục nhập 275 ngựa từ pháp (có 263 con từ tây nam, 12 con từ vùng Camác). Năm 1906 nhập 200 ngựa cái từ Úc được nuôi tại Hà Nội và Campuchia, cũng năm này Pháp tiến hành lập trại nuôi ngựa tại Nước Hai Cao Bằng có nhiệm vụ lai tạo ngựa địa phương với ngựa ngoại nhằm nâng cao tầm vóc để phục vụ cho quân đội Pháp phục vụ trong chiến tranh, do đó số ngựa này không có tài liệu nghiên cứu về sinh sản. Ngựa sinh ra phân tán ở các tỉnh biên giới đến nay không quản lý được dòng, giống, một số còn lại được nuôi ở Huế. Năm 1916 nhập ngựa Ả Rập từ Ấn Độ nuôi đến năm 1920 công việc truyền giống bị đình trệ. Trước đại chiến thế giới thứ hai Sài Gòn có 154 ngựa Ả Rập nuôi tại Tân Sơn Nhất (Đặng Đình Hanh và cs, 2002) [19].

Năm 1964 tại Khu Tự Trị Việt Bắc đã quyết định thành lập trại nhân giống ngựa Bá Vân nhằm phục vụ cải lương cho đàn ngựa vùng núi phía bắc có 70,6 nghìn con (Theo thống kê của khu tự trị Việt Bắc, 1969 [26]). Đã nhập 5 ngựa Cabadin từ Liên Xô cũ (gồm 3 đực và 2 cái) (Đặng Đình Hanh và cs, 2002) [19]. Tuy nhiên, trong những năm qua công tác giống được nghiên cứu nhưng vấn đề về sinh sản của ngựa chưa được quan tâm đúng mức.

Lê Xuân Cương, Lê Văn Thọ (1977) [7]; Đặng Đình Hanh và cs (2001) [13], đã tiến hành nghiên cứu các chế phẩm sinh học từ ngựa như: Sản xuất kích dục tố từ huyết thanh ngựa chửa, nghiên cứu quy trình khai thác máu, bảo quản và chế biến sản phẩm, cho kết quả nghiên cứu: Thời gian khai thác huyết thanh sản xuất kích dục tố có hoạt tính cao nhất từ ngày chửa thứ 60-90 …Tách chiết Gravohormone – PMSG từ huyết thanh ngựa chửa dung kích thích chức năng sinh sản, khắc phục vô sinh, gây động dục sớm, động dục đồng loạt cho gia súc, giúp cho công tác cấy

truyền phôi. Ngựa cái có chửa 60-100 ngày huyết thanh có hoạt tính đạt 182,87 đvc/ml (Nguyễn Tấn Anh và cs, 1995) [3].

Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu quy trình khai thác huyết thanh ngựa chửa: Thời gian khai thác có hiệu quả từ 45 ngày đến 120 ngày tuổi thai (Lê Xuân Cương, Lê Văn Thọ, 1977) [7]. Mọi quy trình, phối giống, một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ thụ thai cho ngựa cái được trại ngựa Bá Vân đảm nhận. Năm 1998-2000 Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam tiếp tục nghiên cứu tinh chế kích dục tố PMSG từ huyết thanh ngựa chửa để nâng cao năng suất sinh sản cho gia súc, dung sản phẩm tiêm cho lợn nái có 98% động dục và phối giống 98% có chửa (Hoàng Văn Tiến và cs, 2001) [52].

Viện nghiên cứu chăn nuôi có các bộ môn nghiên cứu cho từng đối tượng gia súc và trong các lĩnh vực nhưng chưa có bộ môn chăn nuôi ngựa. Những nghiên cứu về sinh sản ngựa do trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Miền núi đảm nhận. Nghiên cứu tách chiết, đông khô và sử dụng huyết thanh ngựa do bộ môn thụ tinh nhân tạo thực hiện đã tách chiết chế tạo được sản phẩm. Với thương hiệu là NIAH 90 đây là kích dục tố từ HTNC, kích tố này được đưa vào ứng dụng để nâng cao năng suất sinh sản cho gia súc, kết quả tiêm cho lợn nái tách con với liều: 10 ĐVC/Kg khối lượng sau 36 giờ, đã cho 95% lợn nái động dục, tỷ lệ phối giống thụ thai:90% (Lê Xuân Cương, 1979 [6]). Vườn thú Hà Nội (2001) [62], nuôi ngựa hoang cho biết: Ngựa đẻ 1con/lứa, thời gian mang thai 11 tháng.

Theo Nguyễn Quang Tuyên (2010) [60], đã nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và phát triển của đàn ngựa bạch nuôi ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và cho biết ngựa bạch giai đoạn từ 3-6 tuổi có khối lượng trung bình đối với ngựa đực là từ 190-210 kg và ngựa cái là 180-200kg, khoảng cách lứa đẻ của ngựa bạch là 18-24 tháng.

Theo Đặng Đình Hanh và cs (2005) [14], đã nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản và sinh lý, sinh hóa máu của ngựa bạch nuôi tại trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi. Các tác giả cho biết: Ngựa bạch nuôi tại trung tâm có khối lượng trung bình lúc sơ sinh là 20,3 kg, 6

tháng tuổi đạt bình quân 88,6 kg, 12 tháng đạt 117,5 kg, 24 tháng đạt 151,6kg, 36 tháng đạt bình quân là 182,6kg.

Theo Nguyễn Hữu Trà (1998) [55], đã nghiên cứu các đặc điểm ngoại hình, màu sắc, sinh trưởng và phát triển của đàn ngựa bạch nuôi tại 3 huyện Phổ Yên, Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên và huyện Na Rì của tỉnh Bắc Kạn. Tác Giả đã cho biết: ngựa bạch giai đoạn 36 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 179,3kg, khoảng cách lứa đẻ của ngựa bạch là 19 tháng.

Kết quả nghiên cứu chọn lọc đàn ngựa Việt Nam cũng đã được tiến hành ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) và Trùng Khánh (Cao Bằng) cho thấy: Khối lượng sơ sinh của đàn ngựa Việt Nam sau chọn lọc lớn hơn ngựa Việt Nam đại trà ở giai đoạn sơ sinh từ 9,14% -10,06%, đến 12 tháng tuổi từ 13,85%- 15.75%; Nâng tỷ lệ đẻ của đàn ngựa cái sinh sản tăng hơn 8,50-10,55%; Khoảng cách lứa đẻ được rút ngắn từ 1,78-2,32 tháng.

Kết quả điều tra đàn ngựa bạch tại Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Kạn. Kết quả cho thấy ngựa bạch là tài sản quý, hiếm của gia đình đồng bào các dân tộc. Kích thước, ngoại hình, đặc điểm nhận dạng ngựa bạch có nhiều đặc điểm khác với ngựa mầu: Toàn thân màu trắng, các lỗ tự nhiên màu hồng. Đặc biệt 12 giờ trưa ngựa bạch có hiện tượng mù mầu trong khoảng 30 phút (Nguyễn Hữu Trà, 1998) [55].

Những kết quả nghiên cứu trong nước về lĩnh vực chăn nuôi ngựa còn hạn chế, chưa có những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản cho đàn ngựa nuôi ở nông hộ và cơ sở chăn nuôi tập trung. Vì vậy năng suất sinh sản trong chăn nuôi ngựa còn thấp. Việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu sinh sản của ngựa sẽ tạo nhiều sản phẩm sinh học góp phần tăng năng suất chăn nuôi, thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 51)