Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 54)

3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài

1.11.2.Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trước tình hình nhiều loại động vật quý hiếm trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các nhà khoa học của nhiều quốc gia đã có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ các loài động vật quý hiếm khỏi bờ tuyệt chủng. Từ những

năm 1980 trở lại đây ngày càng có nhiều nhà khoa học, tổ chức quan tâm và hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn nguồn gen động vật, nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ ra đời ở các nước, các khu vực dẫn đến sự ra đời tổ chức các giống vật nuôi hiếm- RBT (Race breeds international) liên kết bảo tồn nguồn gen động vật nuôi ở các quốc gia.

Năm 1951, Castle và King (Hội các trại giống ngựa của Mỹ) đã làm thí nghiệm chứng tỏ màu sắc (trắng) của ngựa bạch phân ly theo định luật 2 về phân ly của Mendel.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ thì ngựa bạch đã được nghiên cứu từ năm 1953 và đã được khẳng định lại năm 1969. Các nhà nghiên cứu đã kết luận, ngựa bạch có mang gen gây chết, và khi gen gây chết gặp nhau, con sinh ra sẽ bị chết thai, hoặc chết lưu. Có thể những ngựa này được gọi là ngựa bạch tạng (lông trắng toàn thân, với da màu hồng, mắt màu hồng). Những ngựa còn sống đều được các nhà khoa học kết luận là ngựa bạch, tất cả đặc điểm màu lông da, các lỗ tự nhiên giống ngựa bạch tạng nhưng riêng màu mắt xanh hoặc nâu, những ngựa này không phải là ngựa bạch tạng theo đúng nghĩa của nó.

Theo Davies (1970) [78], hiện nay trên thế giới các nhà khoa học đã phân biệt được 7 gen chính quy định màu sắc của ngựa.

Stabenfeidt và Hughes (1997) [102] nghiên cứu chu kỳ động dục của ngựa cái cho thấy, chu kỳ động dục từ 22-25 ngày, các tác giả còn nghiên cứu mối liên hệ giữa nội tiết với sự tăng trưởng của tử cung, buồng trứng trong những ngày động dục để xác định thời điểm chịu đực của ngựa cái, theo dõi 1500 chu kỳ động dục cho kết quả số ngựa có thời gian chịu đực từ 4-6 ngày chiếm 61%, những ngựa có thời gian chịu đực 7-8 ngày chiếm 30%, một số còn lại có thời gian chịu đực ngắn hoặc dài ngày hơn.

Năm 1983 Eckond [81] nghiên cứu đặc điểm sinh sản của ngựa cái cho thấy, thời gian động dục lần đầu sau đẻ sớm hơn các gia súc khác, chu kỳ đầu có khả năng xuất hiện sau đẻ từ 8-14 ngày, thời gian chiếu sáng có tác động mạnh đến quá trình động dục của ngựa cái.

Theo Xưoep (1985) [64], thời gian động dục lại của ngựa cái từ 5-15 ngày sau khi sinh con. Có thể được giải thích do sự nén lại của thời kỳ chửa đẻ và không có ảnh hưởng của thời gian tiêu thể vàng đã nhanh chóng cho ngựa cái động dục lại sớm hơn các gia súc khác. Những nghiên cứu về sinh lý sinh sản ngựa cái đã giúp việc phối giống đạt tỷ lệ thụ thai cao. Theo dõi thời gian động dục lại sau đẻ của ngựa cái, Tolksdoff (1976) [104] cho biết, ngựa cái có khả năng khôi phục cơ quan sinh dục sớm và có chu kỳ động dục lần đầu sau đẻ từ 14-24 ngày.

Chƣơng 2

ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 51 - 54)