1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng tổ chức và định mức lao động

107 5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 370,75 KB

Nội dung

a, Tổ chức lao động của Taylor F.WTổ chức lao động khoa học dựa vào nguyên tắc - Chuyên môn hóa, tức là mỗi người luôn chỉ thực hiện một công việc theoquan điểm của CN Mác Lê Nin chuyên

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

1.1 Tổ chức lao động

1.1.1 Khái niệm về tổ chức lao động

Lao động trong bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng là hoạt động cómục đích của con người và đều diễn ra dưới sự kết hợp của 3 yếu tố: Công cụ laođộng, đối tượng lao động và người lao động

Sự phát triển của xã hội loài người dẫn đến sản xuất không còn là một quátrình riêng lẻ mà mang tính tổng thể, xã hội, quá trình sản xuất chỉ có hiệu quả caonếu con người biết kế hợp tối ưu 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tức là biết

tổ chức tốt cho quá trình lao động của con người

Tổ chức lao động là tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động lênđối tượng lao động trong sự kết hợp 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Tổ chức lao động là công cụ không tách rời của quá trình sản xuất, phải căn

cứ vào mục đích của quá trình sản xuất và hướng đến thực hiện mục đích của quátrình sản xuất

Với các yếu tố của quá trình sản xuất gồm có: Lao động, đối tượng lao động

và công cụ lao động đã có thì yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quảcủa quá trình sản xuất là tổ chức lao động Song ngày nay với sự phát triển mạnh

mẽ của khoa học công nghệ đặc biệt là của khoa học tổ chức và của quản trị nhânlực thì việc ứng dụng các thành quả của khoa học công nghệ vào tổ chức lao độngđem lại kết quả cao hơn nhiều so với tổ chức lao động nói chung

Tổ chức lao động khoa học không khác so với tổ chức lao động nói chung ởphương pháp, cách thức giải quyết các vấn đề thực tiễn của tổ chức lao động, củaquá trình sản xuất; do đó khi nói đến tổ chức lao động ngày nay về thực chất là tổchức lao động khoa học tức là tổ chức lao động được ứng dụng thành tựu của khoahọc công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình lao động, sản xuất

1.1.2 Mục đích và nhiệm vụ của tổ chức lao động

a, Mục đích tổ chức lao động:

Trang 2

Mục đích tổ chức lao động là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảmbảo tính khoa học, sự an toàn, phát triển toàn diện người lao động góp phần củng cốmối quan hệ lao động của con người trong lao động.

Mục đích trên xuất phát và dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ mục đíchcủa nền sản xuất và vai trò của con người trong quá trình sản xuất vì xét đến cùngmục đích của nền sản xuất là phục vụ con người, thỏa mãn nhu cầu phát triển củacon người, sau nữa con người là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất do đó mọibiện pháp cải tiến, hoàn thiện tổ chức lao động quá trình sản xuất đều phải hướngđến tạo điều kiện cho người lao động hiệu quả hơn, đảm bảo an toàn và phát triểncủa bản thân người lao động

b, Nhiệm vụ của tổ chức lao động

Với mục đích trên trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì tổchức lao động phải thực hiện các nhiệm vụ về mặt kinh tế, tâm sinh lý và xã hội

- Về kinh tế: Tổ chức lao động phải đảm bảo kết hợp yếu tố kĩ thuật côngnghệ với con người trong quá trình sản xuất để khai thác, phát huy các tiềm năngcủa lao động và các yếu tố nguồn lực khác nhằm không ngừng nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả của sản xuất tạo tiền đề để người lao động sản xuất mở rộngsức lao động, phát triển toàn diện

- Về tâm sinh lý: Nhiệm vụ của tổ chức lao động là phải tạo cho người laođộng được làm việc trong môi trường và điều kiện tốt bao gồm các yếu tố môitrường tự nhiên, môi trường văn hóa – xã hội, nhân khẩu học tạo sự hấp dẫn trongcông việc tạo động lực phấn đấu trong lao động với những điều kiện về sức khỏe, sự

an toàn và vệ sinh lao động và những điều kiện vật chất thuận lợi cho lao động, sựbình đẳng dân chủ được tôn trọng và quan tâm

- Về xã hội: Nhiệm vụ của tổ chức lao động là tạo điều kiện được phát triểntoàn diện cả về thể lực, trí lực và tâm lực, biến lao động không chỉ là phương tiện đểcon người sống và phát triển mà còn trở thành nhu cầu sống thông qua giáo dục,động viên con người trong lao động tạo nhận thức đúng đắn của con người và sựhấp dẫn của công việc

Các nhiệm vụ trên đây đều nhằm hướng đến thực hiện mục đích của tổ chứclao động và có mối quan hệ khăng khít tạo tiền đề, bổ sung cho nhau trong đó

Trang 3

nhiệm vụ kinh tế tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu tâm sinh lý và xã hội, đồngthời việc thực hiện tốt các nhiệm vụ về tâm sinh lý và xã hội sẽ thúc đẩy việc thựchiện nhiệm vụ kinh tế.

1.1.3 Các nguyên tắc của tổ chức lao động

Xuất phát từ bản chất, mục đích và vai trò của tổ chức lao động, khi thựchiên tổ chức lao động phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

a, Nguyên tắc khoa học: Đây là nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp tổ chức lao

dộng phải được thiết kế và áp dụng trên cơ sở vận dụng các kiến thức, nguyên lýkhoa học, đáp ứng được các yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường, các nguyên

lý của quản trị nói chung, quản trị nhân lực nói riêng và các môn khoa học có liênquan khác cũng như quan điểm, đường lối và các qui định pháp luật đối với ngườilao động của Đảng và Nhà nước, qua đó khai thác tối đa các nguồn tiềm năng củangười lao động, nguồn lực lao động thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốcgia, tổ chức và doanh nghiệp và thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu phát triển tự do,toàn diện của người lao động

b, Nguyên tắc tác động tương hỗ: Khi nghiên cứu và thiết kế tổ chức lao

động, các vấn đề phải được xem xét trong mối quan hệ tác động tương hỗ, hữu cơqua lại lẫn nhau, quan hệ giữa các khâu công việc, nhiệm vụ trong một bộ phận,quan hệ giữa các bộ phận với nhau và với tổng thể toàn tổ chức/ doanh nghiệp; phảinghiên cứu nhiều mặt cả kinh tế lẫn xã hội, cái chung với cái riêng của cá nhân, từ

đó tạo nên sức mạnh tổng hợp, tính khối của mọi bộ phận và toàn bộ tổ chức/ doanhnghiệp

c, Nguyên tắc đồng bộ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi thực hiện các biện pháp

tổ chức lao động phải giải quyết, sự phối hợp đồng bộ các vấn đề liên quan bao gồmcác công việc, các nhiệm vụ, các bộ phận, các cấp quản trị có liên quan vì lao động

ở mỗi khâu, mỗi công việc, mỗi nhiệm vụ có mối liên hệ mật thiết đến các côngviệc/ nhiệm vụ, các khâu của quá trình sản xuất, đòi hỏi phải có sự đồng bộ về tổchức, vận hành, phải phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận và các cấp quản lý mớiđảm bảo quá trình sản xuất diễn ra bình thường, không bị ách tắc,

d, Nguyên tắc kế hoạch: Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt

Trang 4

Một là: Các biện pháp tổ chức lao động phải được kế hoạch hóa chặt chẽ,trên cơ sở những phương pháp khoa học, từ việc xác định mục tiêu của tổ chức laođộng khoa học đến việc tổ chức điều hành và giám sát việc xây dựng và thực hiệncác biện pháp tổ chức lao động Phải được kế hoạch hóa nghiêm túc theo các yêucầu của công tác kế hoạch

Hai là: Tổ chức lao động khoa học phải gắn với mục tiêu và yêu cầu của kếhoạch của tổ chức/ doanh nghiệp tổ chức lao động là một nội quy, một bộ phậntrong kế hoạch hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp nên nó phải đảm bảo thực hiệnđược kế hoạch hoạt động đã đặt ra với việc khai thác có hiệu quả nguồn nhân lựchiện có, và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng với các kế hoạch khác

e) Nguyên tắc huy động tối đa sự tự giác, tính sáng tạo của người lao động

trong xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động, nguyên tắc này dựatrên cơ sở người lao động là người hiểu rõ công việc, nhiệm vụ và họ cũng là ngườitrực tiếp thực hiện các công việc, nhiệm vụ, việc khuyến khích người lao động thamgia vào quá trình xây dựng và thực hiện các biện pháp tổ chức lao động vừa đảmbảo phát huy được sự sáng tạo của người lao động vừa đảm bảo tính khả thi cao vàtạo tâm lý tích cực cho họ trong thực thi công việc, nhiệm vụ qua đó thúc đẩy năngsuất và hiệu quả công việc

f, Nguyên tắc tiết kiệm, đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật đối với

người lao động Nguyên tắc này dựa trên và đòi hỏi phải thực hiện trên thực tế đó lànguồn nhân lực là nguồn lực quý hiếm, phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, đồngthời đây là nguồn lực đặc biệt cho nên tổ chức lao động phải đảm bảo các mục tiêu

an toàn, vệ sinh lao động, đảm bảo công ăn việc làm, thực hiện trách nhiệm xã hộiđầy đủ với người lao động, đảm bảo cho người lao động được phát triển tự do, toàndiện

1.1.4 Các hình thức tổ chức lao động

Với sự phát triển của công nghiệp, tổ chức lao động ra đời từ thế kỷ 19(1880), đối lập với phương pháp của thợ thủ công, đáp ứng yêu cầu sản xuất hàngloạt, qui mô lớn của công nghiệp với chi phí thấp Các công trình nghiên cứu về tổchức lao động khoa học được quan tâm như F.W Taylor (1856-1915) và tiếp saucùng cả F và C Gilbeth; C Bedaux, H.B Maynard và H.L Gant

Trang 5

a, Tổ chức lao động của Taylor F.W

Tổ chức lao động khoa học dựa vào nguyên tắc

- Chuyên môn hóa, tức là mỗi người luôn chỉ thực hiện một công việc (theoquan điểm của CN Mác Lê Nin chuyên môn hóa giúp nâng cao năng suất lao động,

do người lao động chuyên môn hóa công việc

- Sự phân đoạn quá trình sản xuất thành các nhiệm vụ, những động tác/ thaotác đơn giản, dễ thực hiện

- Cá nhân hóa: Mỗi vị trí công tác được tổ chức sao cho tương đối độc lập, ítquan hệ với những chỗ làm việc khác để tăng nhịp độ sản xuất, vì khi bị lệ thuộctrong quá trình sản xuất thì người lao động khó tự mình độc lập hành động để nângcao năng suất

- Định mức thời gian bắt buộc để hoàn thành một nhiệm vụ công việc: Điềukhông bắt buộc người lao động phải rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng đượcyêu cầu chủ doanh nghiệp mới tồn tại trong điều kiện chủ yếu sản xuất

- Tách bạch việc thực hiện với việc kiểm tra: Tức là người thực hiện nhiệm

vụ, công việc trong quá trình sản xuất/ lao động và người kiểm tra giám sát họ lànhững người khác nhau: Đảm bảo tính khách quan trong đánh giá hoàn thành côngviệc, tránh tình trạng mẹ hát, con khen hay,… Điều này là đòi hỏi người lao độngphải phấn đấu tốt để hoàn thành nhiệm vụ

- Tách biệt giữa thiết kế, phối hợp và thực hiện: Tức là tách bạch giữa ngườiquản lý (làm nhiệm vụ thiết kế phối hợp) với nhân viên thực hiện ( tác nghiệp)

Nguyên tắc tổ chức lao động theo Taylor giúp người lao động tinh thôngnghề nghiệp, cắt giảm được những động tác thừa, nâng cao năng suất lao động và

hạ giá thành Điều hạn chế của nguyên tắc tổ chức lao động theo Taylor là coi ngườilao động như cái đinh vít của một cỗ máy, hoạt động như một rô bốt trong khi ngườilao động là con người có đời sống tinh thần, văn hóa, có tâm tư nguyện vọng, tâm lýcần phải được quan tâm, động viên và khích lệ, tạo động cơ trong lao động

b, Tổ chức lao động của những người kế tục Taylor

Tiêu biểu trong số này là Gantt G.L, Bedaux, Maynard

*) Gantt và nguyên tắc chia nhỏ công việc:

Trang 6

Gantt G.C là cộng sự của Taylor, theo đuổi ý tưởng là chia nhỏ nhiệm vụthành các công việc nhỏ đến mức có thể giao cho bất kỳ người lao động nào có trình

độ trung bình, ông hợp lý hóa lao động theo dây chuyền để khai thác tối đa sức laođộng Nguyên tắc của Gantt G.C cho phép khai thác tối đa lao động của doanhnghiệp, kể cả doanh nghiệp có những lao động ở trình độ thấp và được các doanhnghiệp loại này ứng dụng thành công, ngay cả Henry Ford – Ông chủ của ngànhcông nghiệp ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ đã sớm áp dụng nguyên tắc này thành công

*) Gillberth và nguyên tắc chuẩn hóa các dãy thao tác thực thi công việc

Gillberth nghiên cứu hoạt động của người lao động và nhận thấy tất cả cáchoạt động của người lao động có thể chia thành một số động tác cơ bản, từ đó pháthiện ra những động tác thiếu và động tác thừa, từ đó Gillberth loại bỏ những độngtác thừa, chuẩn hóa các thao tác thành chuỗi trong quá trình hoạt động của người laođộng qua đó tiết kiệm thời gian, hao phí lao động và nâng cao năng suất, điều nàyrất có ích trong rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, nhất là trong cácngành công nghiệp hoạt động theo dây chuyền đòi hỏi độ chính xác cao của các bộphận, mắt xích trong dây chuyền

*) Bedaux và bấm giờ

Bấm giờ để xác định thời gian chuẩn cho việc hoàn thành một công việc để

từ đó xác định hướng và thưởng phạt nếu hoàn thành công việc nhanh hay chậm.Việc xác định thời gian hoàn thành công việc giúp định mức lao động hợp lý vàthúc đẩy sự phấn đấu, rèn luyện kĩ năng tay nghề của người lao động, rút ngắn thờigian hoàn thành công việc, nâng cao năng suất, hiệu quả công việc tuy vậy điều đócũng có thể gây căng thẳng về mặt tâm lý, đối với người lao động có thể dẫn tới sựchống đối

*) Maynard và bảng thời gian

Việc bấm giờ người lao động dẫn đến sự chống đối và Maynard xây dựngbảng thời gian (Method time measurement) bảng này cho mỗi động tác cơ bản mộtthời gian chuẩn để hoàn thành từ đó cộng thời gian hoàn thành các thao tác cho việchoàn thành công việc từ đó không cần phải có những người bấm giờ tại nơi làm việcdẫn đến những ức chế tâm lý của người lao động

Trang 7

Taylor và những người kế tục Taylor đã thúc đẩy phát triển sản xuất hàngloạt tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp và tổ hợp công nghiệp lớn song nóichung nó khó được người lao động tiếp nhận vì sự căng thẳng về tâm lý, tính đơnđiệu, người lao động kém hứng thú vì hạn chế sự sáng tạo trong lao động, sự căngthẳng, nhịp độ làm việc cao cũng dẫn đến tai nạn lao động và gia tăng sự vắng mặt,mâu thuẫn nội bộ tăng dẫn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm khôngđược như mong muốn của Taylor và những cộng sự, tổ chức lao động theo Taylor

và cộng sự như đã nói ở trên đã coi con người như một đinh vít trong cỗ máy, một

rô bốt vô tri vô giác, họ quên đi hiệu quả hoạt động, phụ thuộc vào yếu tố con ngườitrong hoạt động sản xuất

Cùng với sự phát triển của công nghệ, con người và quản lý đã xuất hiện cáchình thức lao động mới trong đó đáng kể là trường phái lao động con người mà tiêubiểu là Elton Mayo và F Hezberg và các nhà nghiên cứu sau này đã phát triển cáchình thức tổ chức lao động như đổi chỗ làm việc và mở rộng nhiệm vụ, làm phongphú nhiệm vụ, tổ chức nhóm bán tự quản và tổ chức hướng vào các nhóm

c, Những hình thức mới của tổ chức lao động

*) Đổi chỗ làm việc và mở rộng nhiệm vụ

- Đổi chỗ làm việc mục đích là làm tránh sự nhàm chán và căng thẳng, đơnđiệu đồng thời tạo điều kiện để nhân viên hiểu rõ, đầy đủ hơn nhiệm vụ liên quanđến nhóm làm việc để phối hợp tốt hơn trong công việc, nâng cao trình độ nghềnghiệp, đồng thời qua đó cũng phát hiện được khả năng, tố chất của một người phùhợp với công việc qua đó phát triển nghề nghiệp

- Mở rộng nhiệm vụ là việc đưa thêm các công việc có liên quan đến cáccông việc mà nhân viên đang làm để chu kỳ hoạt động của nhân viên được kéo dài,tránh sự căng thẳng, mệt mỏi do công việc, nhiệm vụ được triển khai có chu kỳngắn

Mặc dù có những ưu điểm song nhìn chung theo G.Elgozy sự mở rộng nhiệm

vụ hay đổi chỗ công việc nhìn chung cũng chỉ là “Một thứ chủ nghĩa Taylor đa dạnghóa”, nó làm giảm không nhiều sự đơn điệu, nhàm chán và không tạo động cơ chongười lao động, Một người làm tuyển dụng nhân lực quản trị cũng không hứng thúnhiều lắm tuyển dụng nhân viên khi chúng vẫn diễn ra thường xuyên Tuy nhiên đối

Trang 8

với doanh nghiệp thì đổi chỗ nhiệm vụ và mở rộng công việc lại rất tốt trong việc

bố trí lao động thay thế những người vắng mặt hay bỏ đi và linh hoạt hơn trong bốtrí công việc trong điều kiện kỹ thuật, công nghệ thay đổi nhanh

*) Làm phong phú nhiệm vụ

Làm phong phú nhiệm vụ là hình thức đưa vào những công việc hấp dẫnhơn, lành nghề hơn, nâng cao trách nhiệm nhân viên với việc tạo động lực làm việccho họ ví dụ thay vì chủ hay áp đặt thì nhà quản trị có thể giao cho nhân viên tựxây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, tự đánh giá kết quả

*) Nhóm bán tự quản: Là hình thức tổ chức lao động theo đó việc mở rộngnhiệm vụ, làm phong phú nhiệm vụ không chỉ bó hẹp cho một cá nhân người laođộng mà triển khai trong một đơn vị trong doanh nghiệp, theo đó lãnh đạo doanhnghiệp giao việc thực hiện toàn bộ nhiệm vụ cho nhóm người lao động (trong bộphận) để họ tự tổ chức các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra theo sự phâncấp ví dụ Sau khi xác định mục tiêu cho phòng kinh doanh, giám đốc doanh nghiệpgiao quyền tự chủ theo phân cấp quản lý để phòng kinh doanh tự tổ chức hoạt độngnhằm đạt được mục tiêu đã giao Phòng kinh doanh lại đặt mục tiêu và giao nhiệm

vụ cho các nhóm trong phòng thực hiện, các nhóm tự tổ chức hành động và kiểm tragiám sát các hành động của mình *) Tổ chức hoạt động nhóm

+) Tập hợp các thành viên

Nhóm chính thức: Được thành lập theo quyết định của lãnh đạo cấp trênNhóm phi chính thức: Theo nhu cầu của các thành viên nhóm

+) Xác định mục tiêu hoạt động của nhóm

Nhóm chính thức: Do cấp trên xác định khi thành lập nhóm và mục tiêuriêng của nhóm (do các thành viên nhóm thỏa thuận), song không được mâu thuẫnvới mục tiêu của lãnh đạo đã xây dựng

Nhóm phi chính thức: Do các thành viên nhóm thỏa thuận

+) Xác định nguyên tắc làm việc của nhóm:

Theo quy định chung: Phát huy được tính tự chủ sáng tạo, trách nhiệm củathành viên; tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tính dân chủ, phân quyền mạnh mẽ, quản trịnhóm theo mục tiêu

Đảm bảo sự phối hợp, hợp tác

Trang 9

Nguyên tắc riêng của nhóm (tự thỏa thuận)

+) Phân công công việc: Đảm bảo cân đối công việc các thành viên; theotrình độ chuyên môn nghiệp vụ của thành viên; khả năng hoàn thành công việc

+) Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc: Kết quả, hiệuquả hoạt động, mức độ thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ của cá nhân, tinh thần,thái độ trong hợp tác, kỷ luật lao động

Mô hình bán tự quản có ưu điểm là công việc được chia sẻ, công việc có ýnghĩa, trách nhiệm cao hơn và hứng thú hơn khi họ được quyền tự chủ, tự do hànhđộng, trách nhiệm cao hơn trước cấp trên – song cấp trên phải kiểm soát việc thựchiện mục tiêu qua tiến độ và tạo điều kiện các nguồn lực cho nhóm hoạt động,không hoặc rất hạn chế can thiệp trực tiếp can thiệp vào hoạt động tác nghiệp

Tổ chức lao động theo nhóm tự quản là thành tựu của lý luận và thực tiễnhoạt động quản trị tổ chức, được phát triển mạnh mẽ từ những năm 80 của thế kỷ 20đến nay Việc tổ chức lao động theo nhóm rất phù hợp với kinh tế thị trường đòi hỏi

sự dân chủ hóa cao, khai thác tối đa những tiềm năng, thế mạnh của người lao động,tạo động lực mạnh mẽ cho người lao động và phù hợp với bối cảnh công nghệ cao

và kinh tế chuyển dần sang kinh tế tri thức

1.1.5 Những nội dung cơ bản của tổ chức lao động

Tổ chức lao động trong doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ cácnguyên tắc tổ chức lao dộng và bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:

- Nhiệm vụ tổ chức và phục vụ nơi làm việc là:

+ Tạo điều kiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để tiến hành các hoạt động củanhân viên với năng suất cao, đảm bảo cho hoạt động được liên tục và nhịp nhàng

+ Tạo những điều kiện thuận lợi nhất về môi trường, vệ sinh an toàn laođộng, tạo hứng thú cho những người lao động làm việc

+ Cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến

Trang 10

- Tổ chức nơi làm việc bao gồm các nội dung: Thiết kế nơi làm việc, trang bịnơi làm việc, bố trí sắp xếp nơi làm việc theo một trật tự nhất định

+ Thiết kế nơi làm việc là việc xây dựng các thiết kế mẫu cho các nơi làmviệc tương ứng với các loại hình công việc, nhiệm vụ nhằm đảm bảo tính khoa học

và hiệu quả đối với hoạt động của người lao động

+ Trang bị nơi làm việc: Là trang bị, lắp đặt đầy đủ các loại thiết bị, máymóc, phương tiện… cần thiết theo yêu cầu của hoạt động để thực hiện các nhiệmvụ/ công việc của người lao động tương ứng với chức năng, nhiệm vụ mà họ đảmnhận Thiết bị phục vụ cho nơi làm việc gồm thiết bị chính và thiết bị phụ

+Bố trí nơi làm việc: là sắp xếp một cách hợp lý, có trật tư các phương tiện,thiết bị, máy móc trong không gia nơi làm việc

+ Chỉ tiêu đánh giá trình độ tổ chức nơi làm việc:

 Đối với nhóm/ bộ phân

KNhóm/BF

NLVTrong đó NLV : là tổng số nơi làm việc của nhóm/ bộ phận

NLVK Tổng số nơi làm việc không đạt yêu cầu của nhóm/ bộ phânSuy ra: KNhóm/BF NLV càng gần 1 thì trình độ tổ chức nơi làm việc của nhóm/ bộ phậncàng cao

 Đối với toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp

KNLVtoàn bộ = ∑K NLV Nhóm/bộphận

Trong đó ∑ NLV : là toàn bộ nhóm/bộ phận làm việc của tổ chức, doanh nghiệp

Suy ra KNLVtoàn bộ càng lớn (càng gần tới 1) thì trình độ tổ chức nơi làm việccủa tổ chức, doanh nghiệp càng cao

- Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu cầnthiết để quá trình lao động diễn ra tại nơi làm việc được bình thường, liên tục vàhiệu quả

+ Các nhu cầu cần thiết cho quá trình lao động là các nhu cầu đầu vào củaquá trình lao động như nguyên vật liệu, hàng hóa, năng lượng,… các dịch vụ khác

Trang 11

để đảm bảo cho quá trình lao động diễn ra bình thường, liên tục và theo kế hoạch đãđịnh

+ Để đảm bảo phục vụ cho nơi làm việc đồng bộ, hiệu quả thì tổ chức phục

vụ nơi làm việc phải thực hiện các nguyên tắc:

 Phục vụ theo yêu cầu của từng chức năng (sản xuất, thương mại, tàichính, nhân lực, )

 Phục vụ phải theo kế hoạch đảm bảo nhịp nhàng, ăn khớp với yêu cầu

kế hoạch hành động của nơi làm việc

 Phải có dự trữ để dự phòng để tránh gián đoạn do thiếu nguồn cungcấp

 Phục vụ phải đảm bảo tính đồng bộ trong cung ứng các yếu tố đầu vàođáp ứng nhu cầu hoạt động của mỗi nơi làm việc và trong toàn đơn vị,

đó là do hoạt động của các cá nhân, bộ phận có môi liên quan vớinhau, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ

 Phục vụ phải đảm bảo chất lượng, độ tin cậy cao để hoạt động đượcdiễn ra liên tục, chất lượng đầu ra đảm bảo

 Phục vụ phải đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả chính là việc cung cấpcác yếu tố đầu vào để phục vụ quá trình lao động phải đảm bảo dễthay thế, khắc phục sự cố dẫn đến ngưng trệ quá trình lao động, đồngthời phải tiết kiệm chi phí

1.1.5.2 Phân công và hiệp tác lao động

Phân công và hiệp tác lao động là nội dung quan trọng của tổ chức lao động,qua phân công lao động các cơ cấu về lao động trong tổ chức, doanh nghiệp đượchình thành tạo ra bộ máy với các bộ phận cùng với các chức năng, nhiệm vụ củamỗi bộ phận đảm bảo thực hiện mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp Hiệp tác laođộng là sự liên kết, phối hợp, tương tác lẫn nhau giữa các cá nhân, bộ phận của tổchức, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động nhằm hướng đến thực hiện mục tiêuchung của tổ chức, doanh nghiệp và mục tiêu riêng của mỗi cá nhân, bộ phận được

ấn định bởi chức năng, nhiệm vụ được tổ chức giao phó

- Phân công lao động là sự chia nhỏ các công việc để giao cho từng ngườihay khoán người lao động thực hiện phù hợp với khả năng của họ (kiến thức, kĩ

Trang 12

năng, phẩm chất nghề nghiệp) theo đó khi phân công lao động phải đáp ứng các yêucầu như sau:

Yêu cầu đối với phân công lao động:

+ Đảm bảo phù hợp giữa nội dung và hình thức phân công lao động tươngứng với trình độ phát triển của tổ chức, doanh nghiệp (cơ sở vật chất kĩ thuật, côngnghệ, nguồn nhân lực và tổ chức, quản lý doanh nghiệp)

+ Phải lấy yêu cầu về công việc làm tiêu chuẩn chọn người lao động có khảnăng, trình độ, phẩm chất phù hợp

+ Phải tính đến khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động

- Phân loại phân công lao động

+ Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động theonhóm các công việc, nhiệm vụ nhằm hoàn thành một chức năng nhất định (ví dụnhư sản xuất, thương mại, tài chính, nhân lực,…)

+ Phân công lao động theo công nghệ: là phân công lao động theo các loạicông việc có tính chất, quy trình công nghệ thực hiện chúng (ví dụ: Công nghệ cao,thấp, công nghệ sản xuất, kinh doanh, marketing, bán hàng,…)

+ Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc là phân công laođộng theo tính chất phức tạp của công việc (lao động quản lý, thực hành, công nghệcao, công nghệ đơn giản,…)

Hệ số phân công lao động thể hiện mức độ chuyên môn hóa lao động

Kpc = 1 - = ∑ tk

Tca x nTrong đó:

Tca: Thời gian làm việc của một ca làm việc

n: Số người lao động của nhóm được phân tích

tk : Thời gian lao động của người lao động làm việc không đúng nhiệm vụđược phân công

Như vậy nếu tỉ lệ

tk

tca x n (luôn < 1) càng nhỏ tức là thời gian người laođộng làm đúng công việc/ nhiệm vụ được giao càng cao thì tính chuyên môn hóalao động càng cao, tức là hệ số Kpc càng gần tới 1 thì phân công chuyên môn hóa lao

Trang 13

động sẽ cao, mức cao nhất Kpc = 1 là tất cả mọi người lao động đều làm đúng côngviệc/ nhiệm vụ được phân công

- Hiệp tác lao động

Theo Marx “ Hình thức làm việc mà trong đó nhiều người làm việc bên cạnhnhau một cách kế hoạch và trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trìnhsản xuất hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên hệ vớinhau thì gọi là hiệp tác lao động”

Hiệp tác lao động là một đại lượng quan trọng của lao động tập thể, có kếhoạch do tác động của phân công lao động chuyên môn hóa qua đó tạo ra một sứcmạnh tổng hợp, khai thác tối đa tiềm năng của người lao động, do đó đem lại năngsuất và hiệu quả cao hơn trong công việc nhiều so với lao động có tính chất cá nhân,

nó cũng làm tăng tính trách nhiệm, sự ganh đua (cạnh tranh) trong quá trình laođộng

+ Hiệp tác lao động có nhiều loại

 Hiệp tác các mặt không gian: Gồm hình thức hiệp tác giữa các nhóm/

bộ phận chuyên môn hóa trong một tổ chức, doanh nghiệp

 Hiệp tác về mặt thời gian: Là tổ chức các cá nhân làm việc từng ngày,tận dụng năng lực của thiết bị và điều kiện thể lực, tâm lý người laođộng

Hệ số đo lượng sự hiệp tác lao động trong 1 tổ chức/ doanh nghiệp

Tca Trong đó TLP – Thời gian lãng phí do phục vụ không tốt, do phối hợp thiếunhịp nhàng dẫn đến ngưng trệ hoạt động trong 1 ca làm việc đối với nơi làm việcđược chọn phân tích

Nếu TLP càng nhỏ thì thời gian lãng phí càng ít tức là sự phối hợp, hợp táccàng cao hay cách khác nếu Kht càng gần 1 thì sự hợp tác trong lao động càng cao

1.1.5.3 Xác định định mức lao động khoa học, hợp lý

- Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động khoa học; định mức laođộng khoa học, hợp lý là yếu tố đảm bảo tăng năng suất lao động, chất lượng sảnphẩm và hiệu quả hoạt động, phù hợp với khả năng lao động của người lao động

Trang 14

- Định mức lao động là quy định về mức tiêu hao lao động sống cho một haymột số người lao động có nghề nghiệp và trong đó chuyên môn thích hợp để hoànthành một công việc hay một đơn vị sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng trongđiều kiện và môi trường nhất định

- Thông thường, định mức lao động được tính theo thời gian, là mức thờigian cần thiết được quy định để một hay một nhóm người lao động có trình độ lànhnghề nhất định hoàn thành một công việc hoặc là tính theo số lượng sản phẩm đượcquy định đối với một người lao động hay nhóm người lao động có trình độ lànhnghề nhất định phải hoàn thành với chất lượng đảm bảo trong một đơn vị thời gian

- Do định mức lao động là khoa học, hợp lý thì việc đưa ra định mức laođộng phải dựa trên các cơ sở khoa học, phương pháp xác định khoa học, vào điềukiện tổ chức kỹ thuật và môi trường làm việc, vào bản thân của người lao động (cácyếu tố về thể lực, trí lực và phẩm chất nghề nghiệp) đồng thời phải mang tính tiêntiến, khả thi tức là định mức lao động phải chuẩn để người lao động phấn đấu đểhoàn thành công việc, nhưng không quá cao dẫn đến thiếu tính khả thi và cũngkhông thấp dẫn đến sự nhàm chán, lãng phí nguồn lực

1.1.5.4 Tạo điều kiện lao động thuận lợi và chế độ làm việc, nghỉ ngơi tích cực

Quá trình lao động luôn diễn ra trong một môi trường nhất định với các nhân

tố ảnh hưởng khác nhau tác động đến quá trình lao động, chúng hợp thành các điềukiện lao động Các điều kiện của môi trường tác động đến khả năng làm việc củangười lao động

- Các điều kiện lao động thường được chia thành 5 nhóm:

+ Điều kiện về tâm sinh lý: Theo đó tổ chức lao động phải đảm bảo giảm sựcăng thẳng về thể lực, thần kinh, sự nhàm chán, tính đơn điệu trong lao động

+ Điều kiện môi trường tự nhiên thuận lợi, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh vàtiếng ồn, độ ô nhiễm, bức xạ

+ Điều kiện về thẩm quyền: Đảm bảo các yếu tố thẩm quyền trong bố trí, sắpxếp nơi làm việc, tạo độ hấp dẫn, giảm bớt sự căng thẳng, tạo tâm lý tích cực tronglao động

Trang 15

+ Điều kiện tâm lý xã hội tại nơi làm việc: Bầu không khí, văn hóa trongnhóm, bộ phận, tổ chức/ doanh nghiệp; các chế độ khuyến khích, thưởng phạt hợp

lý, khoa học, tạo thuận lợi cho sự cạnh tranh lành mạnh, phát huy tính chủ động,sáng tạo của người lao động

+ Các điều kiện, chế độ làm việc, nghỉ ngơi: Đảm bảo công việc hợp với cácđiều kiện về khả năng chuyên môn, trình độ, tính khí, tâm lý, bố trí ca kíp và thờigian làm việc, nghỉ ngơi giữa các ca, kíp, độ dài thời gian làm việc, nghỉ ngơi vàhình thức nghỉ ngơi, tích cực chế độ làm việc nghỉ ngơi là trật tự luân phiên và độdài tời gian của các giai đonạ làm việc và nghỉ ngơi bao gồm:

 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong một ca

 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong một tuần

 Chế độ làm việc và nghỉ ngơi trong một năm

Nền sản xuất hiện đại đòi hỏi trình độ phân công, hiệp tác lao động cao vớitrình độ và quy trình công nghệ phức tạp nên đòi hỏi chế độ làm việc và nghỉngơi phải tính toán khoa học, kỹ lưỡng vì chế độ làm việc và nghỉ ngơi ảnhhưởng đến tính đồng bộ, liên tục của quy trình sản xuất, đến sự mệt mỏi,căng thẳng, sức khỏe, thể chất và tinh thần của người lao động do đó sẽ ảnhhưởng lớn đến năng suất lao động

1.1.5.5 Hoàn thiện các hình thức kích thích lợi ích vật chất và tinh thân đối với người lao động

Mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là làm thỏa mãn ngày càng đầy

đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của người lao động, đảm bảongười lao động được phát triển tự do và toàn diện, muốn đạt được nó phải khôngngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất mà một trong nhữngyếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất lao động là phải tạo ra

và sử dụng hợp lý các kích thích về lợi ích vật chất và tinh thần đối với người laođộng, đây là những động lực quan trọng, chủ yếu để kích thích sự say mê lao động,sáng tạo trong lao động từ đó người lao động tạo ra một tỷ suất lao động, hiệu quảsản xuất cao hơn và hệ quả là họ sẽ có thu nhập từ lao động cao hơn để thỏa mãncác nhu cầu ngày càng tăng của chính bản thân người lao động, đồng thời cũngđóng góp nhiều hơn cho tổ chức/ doanh nghiệp và xã hội

Trang 16

Các biện pháp kích thích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao độngphải được xây dựng dựa trên cơ sở quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước đối với người lao động trên các lý thuyết khoa học về lao động, các quyluật của kinh tế thị trường và phù hợp với các điều kiện thực tế của tổ chức/ doanhnghiệp.

1.1.5.6 Tăng cường kỉ luật lao động

Tổ chức lao động dựa trên các nguyên lý khoa học về sự phân công, hợp táclao động và trên cơ sở của định mức lao động khoa học, hợp lý; để đảm bảo quátrình lao động diễn ra bình thường, liên tục theo kế hoạch và sự đặt ra cần phải thựchiện nghiêm túc sự phân công, phối hợp, hợp tác các định mức lao động được banhành

Để đảm bảo kỷ luật lao động lãnh đạo tổ chức/ doanh nghiệp cần phải banhành các chuẩn mực, hành vi, nội quy, qui tắc và các quy định khác có liên quanđến việc thực thi các quy định đối với lao động, từ chế độ giờ giấc làm việc, nghỉngơi, chấp hành các quy định về vận hành thiết bị, công nghệ, các định mức kinh tế

- kỹ thuật, chất lượng sản phẩm vệ sinh an toàn lao động ý thức tiết kiệm và tráchnhiệm xã hội

Việc ban hành đầy đủ các quy định trên, giáo dục ý thức tự nguyện, tự giácthực hiện cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện và thưởng phạtnghiêm minh sự tăng cường được kỉ luật lao động

1.2 Định mức lao động

1.2.1 Khái niệm định mức lao động

Định mức lao động là lượng hao phí lao động được quy định để sản xuất mộtđơn vị sản phẩm hoặc hoàn thành một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chấtlượng trong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định

Định mức lao động được biểu hiện bằng:

- Mức thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm (theo giờ, phút, giây,…)hoặc số lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu chất lượng phải hoàn thành với một ngườihay một nhóm người có trình độ lành nghề nhất định trong một đơn vị thời giantrong điều kiện tổ chức và kỹ thuật nhất định

- Định mức lao động bao hàm 2 vấn đề cơ bản:

Trang 17

+ Mức lao động là lượng lao động hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩmhay khối lượng công việc theo tiêu chuẩn nhất định đáp ứng với điều kiện tổ chức

kỹ thuật nhất định

+ Quy định mức lao động phải dựa trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tổchức kĩ thuật thực hiện công việc, tổ chức lao động và tổ chức sản xuất một cáchkhoa học có tính đến các yếu tố kinh tế, tâm sinh lý xã hội của người lao động

Để xác định định mức lao động người ta thường chia nhỏ quá trình lao độngthành các bước công việc (nguyên công), tổ hợp thao tác, thao tác… từ đó xác địnhđịnh mức lao động đối với các yếu tố này và tổng hợp thành định mức lao động đốivới công việc

+ Bước công việc (nguyên công) là một phần của quá trình sản xuất do mộtngười lao động hay một nhóm người thực hiện liên tục một đơn vị công việc đượcgiao tại một nơi làm việc với một đối tượng lao động cụ thể, đặc trưng của bướccông việc là sự cố định của các yếu tố: người lao động, đối tượng lao động và nơilàm việc cụ thể

+ Thao tác là bộ phận của bước công việc (nguyên công) là tổng hợp cácđộng tác lao động thực hiện liên tục với một công cụ, thiết bị, đối tượng lao độngnhất định nhằm đạt được mục tiêu nhất định (của thao tác)

+ Tổ hợp thao tác: là tổng hợp các thao tác lao động của người lao động khithực hiện một phần của bước công việc

Trong sản xuất thương mại hay dịch vụ thì bước công việc (nguyên công) làđối tượng trực tiếp để định mức lao động Việc lấy các thao tác hay tổ hợp thao táclàm đối tượng lao động để xác định định mức là rất khó khăn vì nó quá chi tiết, khókhăn cho việc quản lý định mức lao động và kém hiệu quả ngược lại lấy cả quytrình sản xuất làm đối tượng lao động để xác định định mức lao động cũng khôngđược vì định mức của quy trình sản xuất phải xác định từ định mức của các yếu tốcấu thành là nguyên công

1.2.2 Vai trò của định mức lao động

a, Định mức lao động là cơ sở để tổ chức lao động xã hội

Trang 18

- Định mức lao động là cơ sở để xác định nhu cầu lao động trong tổ chức/doanh nghiệp về số lượng, chất lượng và cơ cấu đối với mỗi khâu, mỗi bộ phận vàtoàn bộ tổ chức/ doanh nghiệp

- Định mức lao động giúp loại bỏ được những lãng phí trong quá trình laođộng cả về người lao động, thời gian lãng phí trong quá trình lao động do loại bỏđược những động tác thừa, do sự phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, côngviệc, nghiệp vụ trong quá trình hoạt động

- Định mức lao động mang tính tiên tiến cho nên đòi hỏi người lao động phảiphấn đấu, nỗ lực nâng cao hoạt động chuyên môn, thể chất, phẩm chất nghề nghiệp

để đạt được mức này tạo sự cạnh tranh trong lao động từ đó nâng cao hiệu quả hoạtđộng của tổ chức/ doanh nghiệp

- Định mức lao động tạo cơ sở khoa học cho phân công và hiệp tác lao động,giúp bố trí, phân công sử dụng lao động hợp lý; tăng cường kỷ luật lao động vàđánh giá kết quả hoạt động của người lao động

b, Định mức lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chấtlượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm

- Định mức lao động được xây dựng, tính toán trên cơ sở trung bình tiên tiến,đảm bảo kích thích người lao động (vì phải phấn đấu mới đạt), khai thác tối đa tiềmnăng lao động khi tính đến các yếu tố thể lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghềnghiệp và các yếu tố tâm lý, xã hội của người lao động găn với môi trường, hoàncảnh cụ thể

- Định mức lao động tính đến hao phí lao động để hoàn thành một khốilượng sản phẩm nhất định găn với yêu cầu chất lượng sản phẩm, do giảm thiểu lãngphí thời gian lao động do đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành vàđảm bảo chất lượng sản phẩm

- Định mức lao động nghiên cứu các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, công nghệ

và con người trong lao động nên góp phần huy động và khai thác tối đa các nguồnlực cho hoạt động của tổ chức/ doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của

tổ chức/ doanh nghiệp

c, Định mức lao động hợp lý làm cơ sở khoa học, thực tiễn cho các chiếnlược, kế hoạch của tổ chức/ doanh nghiệp

Trang 19

- Các mục tiêu, biện pháp, các chỉ tiêu của kế hoạch được hình thành trên cơ

sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và lao động – việc xác định chính xác các địnhmức này, trong đó có định mức lao động sẽ góp phần đảm bảo các chiến lược, kếhoạch, khai thác tối đa các nguồn lực, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi cao vì cácđịnh mức lao động đã cân nhắc, tính toán nhằm đảm bảo phát huy tối đa yếu tố conngười trong hoạt động gắn với việc huy động và sử dụng các nguồn lực khác

- Định mức lao động cho phép tổ chức/ doanh nghiệp xác định đầy đủ, chínhxác về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, gắn với yêu cầu chuyên môn, bậctrình độ trong điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể là công cụ quan trọng để xác địnhcác chiến lược, kế hoạch của tổ chức/ doanh nghiệp

d, Định mức lao động là cơ sở để đánh giá, đãi ngộ

- Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động của người lao động và

là cơ sở để đánh giá kết quả lao động của người lao động thông qua đó thấy đượcnăng lực, trình độ của người lao động, thấy được năng suất, chất lượng và hiệu quảcông việc mà họ tạo ra do đó là cơ sở cho đãi ngộ nhân lực

- Định mức lao động phản ánh mức hao phí lao động trong hoạt động củangười lao động, tính đến hao phí sức lực cơ bắp, trí lực, thần kinh tâm lý từ đó khixác định mức tiền công phải dựa trên cơ sở tính toán những hao phí này của ngườilao động

1.2.3 Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Khi xây dựng và điều chỉnh định mức lao động phải tuân thủ các nguyên tắcsau đây:

- Định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm, kể cả sản phẩm quy đổiphải được hình thành từ định mức nguyên công và từ định mức biên chế của bộphận cơ sở và bộ phận quản lý

- Quá trình tính toán định mức lao động phải căn cứ vào các tiêu chuẩn kỹthuật quy định cho sản phẩm, quy trình công nghệ, chế độ làm việc của thiết bị,kinh nghiệm tiên tiến, các quy định của nhà nước đối với lao động

- Mức lao động quy định phải là mức trung bình tiên tiến

- Khi thay đổi công nghệ kĩ thuật sản xuất, điều kiện làm việc nói chung phảiđiều chỉnh định mức lao động cho phù hợp

Trang 20

- Mức lao động mới áp dụng hoặc điều chỉnh phải được áp dụng thử 3 thángrồi sau đó mới hoàn thiện và ban hành chính thức.

- Tổ chức/ doanh nghiệp cần phải có hội đồng định mức lao động để tổ chứcxây dựng hoặc rà soát, điều chỉnh định mức lao động Thành phần hội đồng gồmgiám đốc (thủ trưởng cơ quan), một số thành viên đủ chuyên môn, nghiệp vụ dogiám đốc lựa chọn (trong đó có thành viên của bộ phận, tổ chức, nhân sự phụ tráchmảng này), đại diện ban chấp hành công đoàn

1.2.4 Phân loại mức lao động

Các mức lao động được sử dụng trong thực tế được phân loại theo các tiêuthức khác nhau tùy thuộc mục đích sử dụng các định mức lao động trong tổ chức/doanh nghiệp

a, Theo phương pháp định mức: Mức lao động được chia thành

+ Mức phân tích khảo sát+ Mức phân tích tính toán theo các tiêu chuẩn định tính+ Mức thống kê

+ Mức kinh nghiệm+ Mức so sánh+ Mức bình nghị

b, Theo đối tượng định mức: Mức lao động được chia thành

- Mức chi tiết: là mức lao động xây dựng cho một nguyên công hoặc bướccông việc

- Mức mở rộng: là mức lao động được xây dựng cho một quá trình tổng hợpgồm nhiều nguyên công hay bước công việc

- Mức lao động cho một đơn vị sản phẩm: là tổng hao phí lao động cho mộtđơn vị sản phẩm, bao gồm hao phí lao động công nghệ, lao động phục vụ, lao độngquản lý

c, Theo hình thức tổ chức lao động:

Mức lao động chia thành: Mức lao động cá nhân và mức lao động tập thể+ Mức lao động cá nhân là mức lao động được xây dựng cho nguyên cônghay bước công việc… được giao cho từng cá nhân thực hiện trong điều kiện tổ chức

kỹ thuật nhất định

Trang 21

+ Mức lao động tập thể: là mức lao động xây dựng cho các công việc, nhiệm

vụ giao cho một tập thể lao động (bộ phận, nhóm, tổ, đội) thực hiện trong điều kiện

- Mức lao động thống nhất là mức lao động được xây dựng cho các quá trìnhsản xuất, được mẫu hóa hoặc cho các quá trình sản xuất có điều kiện lao động giốngnhau Mức lao động thống nhất được chia thành mức thống nhất ngành và nhà nước(liên ngành)

+ Mức lao động thống nhất ngành là mức lao động thống nhất được xâydựng và áp dụng cho một ngành

+ Mức lao động thống nhất liên ngành được xây dựng và áp dụng cho cáccông việc có cùng điều kiện tổ chức - kĩ thuật ở tất cả các đơn vị sản xuất, kinhdoanh trong toàn bộ nền kinh tế, ở tất cả các ngành

+ Mức mẫu: là mức được xây dựng cho các quá trình công nghệ mẫu trongđiều kiện tổ chức – kỹ thuật mẫu khi trình độ tổ chức – kĩ thuật này chỉ đạt ở một số

tổ chức, doanh nghiệp, mức mẫu do đó chỉ là mức có tính chất hướng dẫn, khuyếnkhích áp dụng (vì không phải tất cả các tổ chức/ doanh nghiệp đều có các điều kiện

tổ chức – kỹ thuật như mức mẫu)

e, Theo hình thức phản ánh chi phí lao động

Mức lao động được thể hiện qua mức thời gian, mức sản lượng, mức phục

vụ, mức thời gian phục vụ, mức biên chế và mức nghiệp vụ

- Mức thời gian: là chi phí thời gian lao động để hoàn thành một đơn vị sảnphẩm hay một nguyên công, một chi tiết sản phẩm, một bước công việc… gắn vớitiêu chuẩn chất lượng nhất định do một người lao động hay nhóm người lao động cótrình độ thành thạo nghề nghiệp nhất định trong điều kiện tổ chức – kỹ thuật xácđịnh Một trong những dạng biến thể của mức thời gian là mức thời gian phục vụ

Trang 22

- Mức thời gian phục vụ: Là lượng thời gian ấn định cho một người lao độnghay nhóm người lao động có trình độ nghề nghiệp nhất định phục vụ một đơn vị,thiết bị, đơn vị diện tích kinh doanh… Trong điều kiện tổ chức – kỹ thuật nhất định

- Tổng hợp quy trình sản xuất do thực hiện một loại công việc với người laođộng không đổi trong quá trình lao động thì xác định mức sản lượng

Mức sản lượng: là lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc quy định chomột hay một nhóm người lao động có trình độ thành thạo nghề nghiệp xác định,phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian gắn với tiêu chuẩn chất lượng quy địnhtrong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định

Quan hệ mức sản lượng và mức thời gian được thể hiện qua công thức

MSL =

TMtg

Trong đó:

MSL: Mức sản lượngMtg: Mức thời gianT: Thời gian và định mức sản lượng

- Mức phục vụ là số lượng các đơn vị thiết bị, diện tích kinh doanh, nơi làmviệc số lượng nhân viên… qui định phục vụ cho một hay một nhóm người lao động

có trình độ lành nghề tương ứng phải phục vụ trong tổ chức – kỹ thuật xác định.Mức phục vụ tỉ lệ nghịch với mức thời gian phục vụ, khi một nhóm người lao độngphục vụ đối tượng lao động thực hiện nguyên công hay bước công việc, côngviệc… rất đa dạng, không ổn định về thời gian và chu kỳ thực hiện thì sử dụng mứcbiên chế

- Mức biên chế: là số lượng người lao động có nghề nghiệp và tay nghềchuyên môn kỹ thuật xác định, được quy định để thực hiện công việc cụ thể, không

ổn định về tính chất và độ lặp lại của nguyên công, hay phục vụ cho một đối tượngnhất định Mức biên chế được áp dụng trong điều kiện phải hoàn thành công việcđòi hỏi phải phối hợp hành động của nhiều người, không thể tách bạch từng người,không thể xác định được mức thời gian, mức phục vụ,… ví dụ như công việc văn

Trang 23

phòng, quản lý, nghiên cứu khoa học,… là những công việc phải xác định mức biênchế

- Nhiệm vụ định mức là khối lượng công việc xác định cho người lao độnghoặc một nhóm người lao động phải thực hiện trong 1 chu kỳ thời gian nhất định

Trang 24

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1 Phân công lao động và hợp tác (hiệp tác) lao động trong doanh nghiệp

2.1.1 Phân công lao động

- Phân công lao động là sự chia nhỏ các công việc để giao cho từng ngườihay khoán người lao động thực hiện phù hợp với khả năng của họ (kiến thức, kĩnăng, phẩm chất nghề nghiệp) theo đó khi phân công lao động phải đáp ứng các yêucầu như sau:

Yêu cầu đối với phân công lao động:

+ Đảm bảo phù hợp giữa nội dung và hình thức phân công lao động tươngứng với trình độ phát triển của tổ chức, doanh nghiệp (cơ sở vật chất kĩ thuật, côngnghệ, nguồn nhân lực và tổ chức, quản lý doanh nghiệp)

+ Phải lấy yêu cầu về công việc làm tiêu chuẩn chọn người lao động có khảnăng, trình độ, phẩm chất phù hợp

+ Phải tính đến khả năng phát triển nghề nghiệp của người lao động

- Phân loại phân công lao động

+ Phân công lao động theo chức năng: là hình thức phân công lao động theonhóm các công việc, nhiệm vụ nhằm hoàn thành một chức năng nhất định (ví dụnhư sản xuất, thương mại, tài chính, nhân lực,…)

+ Phân công lao động theo công nghệ: là phân công lao động theo các loạicông việc có tính chất, quy trình công nghệ thực hiện chúng (ví dụ: Công nghệ cao,thấp, công nghệ sản xuất, kinh doanh, marketing, bán hàng,…)

+ Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc là phân công laođộng theo tính chất phức tạp của công việc (lao động quản lý, thực hành, công nghệcao, công nghệ đơn giản,…)

Hệ số phân công lao động thể hiện mức độ chuyên môn hóa lao động

Kpc = 1 - = ∑ tk

Tca x nTrong đó:

Tca: Thời gian làm việc của một ca làm việc

n: Số người lao động của nhóm được phân tích

Trang 25

tk : Thời gian lao động của người lao động làm việc không đúng nhiệm vụđược phân công

Như vậy nếu tỉ lệ

tk

tca x n (luôn < 1) càng nhỏ tức là thời gian người laođộng làm đúng công việc/ nhiệm vụ được giao càng cao thì tính chuyên môn hóalao động càng cao, tức là hệ số Kpc càng gần tới 1 thì phân công chuyên môn hóa laođộng sẽ cao, mức cao nhất Kpc = 1 là tất cả mọi người lao động đều làm đúng côngviệc/ nhiệm vụ được phân công

2.1.2 Hiệp tác lao động

Theo Marx “ Hình thức làm việc mà trong đó nhiều người làm việc bên cạnhnhau một cách kế hoạch và trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quá trìnhsản xuất hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưng lại liên hệ vớinhau thì gọi là hiệp tác lao động”

Hiệp tác lao động là một đại lượng quan trọng của lao động tập thể, có kếhoạch do tác động của phân công lao động chuyên môn hóa qua đó tạo ra một sứcmạnh tổng hợp, khai thác tối đa tiềm năng của người lao động, do đó đem lại năngsuất và hiệu quả cao hơn trong công việc nhiều so với lao động có tính chất cá nhân,

nó cũng làm tăng tính trách nhiệm, sự ganh đua (cạnh tranh) trong quá trình laođộng

+ Hiệp tác lao động có nhiều loại

 Hiệp tác các mặt không gian: Gồm hình thức hiệp tác giữa các nhóm/

bộ phận chuyên môn hóa trong một tổ chức, doanh nghiệp

 Hiệp tác về mặt thời gian: Là tổ chức các cá nhân làm việc từng ngày,tận dụng năng lực của thiết bị và điều kiện thể lực, tâm lý người laođộng

Hệ số đo lượng sự hiệp tác lao động trong 1 tổ chức/ doanh nghiệp

Kht = 1- = TLP

Tca Trong đó TLP – Thời gian lãng phí do phục vụ không tốt, do phối hợp thiếunhịp nhàng dẫn đến ngưng trệ hoạt động trong 1 ca làm việc đối với nơi làm việcđược chọn phân tích

Trang 26

Nếu TLP càng nhỏ thì thời gian lãng phí càng ít tức là sự phối hợp, hợp táccàng cao hay cách khác nếu Kht càng gần 1 thì sự hợp tác trong lao động càng cao.

2.2 Hình thức tổ chức lao động cơ bản của trong doanh nghiệp

(Xem 3 hình thức tổ chức … đã trình bày chương 1 phần 1.1.4)

2.3 Tổ chức điều kiện làm việc trong doanh nghiệp

2.3.1 Tổ chức nơi làm việc

a, Khái niệm về tổ chức nơi làm việc

Tổ chức nơi làm việc là một hệ thống các biện pháp nhằm thiết kế nơi làm việc,

trang bị cho nơi làm việc nhưng thiết bị dụng cụ cần thiết và sắp xếp bố trí chúngtheo một trật tự nhất định trong sản xuất

Trình độ tổ chức nơi làm việc càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việcthực hiện công việc Việc sắp xếp bố trí những thiết bị dụng cụ dùng trong quá trìnhsản xuất càng khoa học, thuận tiện thì việc sử dụng chúng càng đơn giản và gópphần giảm thiểu thời gian lãng phí, nâng cao năng suất lao động

b, Nhiệm vụ của tổ chức và phục vụ nơi làm việc

Xuất phát từ những vai trò quan trọng của nơi làm việc nên muốn nâng cao năngsuất lao động, tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, xây dựng đào tạo lớp người laođộng mới cho xã hội thì phải tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc Trình độ tổ chức

và phục vụ nơi làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người lao độngcũng như hứng thú của họ trong sản xuất Nhiệm vụ của tổ chức phục vụ nơi làmviệc là phải đưa ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành cácnhiệm vụ sản xuất với năng suất cao, bảo đảm cho quá trình sản xuất được diễn ramột cách đồng bộ liên tục, tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quátrình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động Đặc biệt tổ chức vàphục vụ nơi làm việc còn phải đảm bảo được khả năng thực hiện các động tác laođộng trong tư thế thoải mái, phù hợp với đặc điểm sinh lý, cho phép áp dụng cácphương pháp và thao tác lao động tiên tiến

Tổ chức và phục vụ nơi làm việc hợp lý là nơi làm việc phải thoả mãn một cáchđồng bộ các yêu cầu về sinh lý, vệ sinh lao động, về tâm lý và xã hội học, về thẩm

mỹ sản xuất và về kinh tế Để đảm bảo được vấn đề đó, cần phải nghiên cứu mộtcách kỹ lưỡng nội dung của tổ chức và phục vụ nơi làm việc

Trang 27

c, Nội dung của tổ chức nơi làm việc

- Thiết kế nơi làm việc

Do sản xuất phát triển, trình độ cơ khí hóa ngày càng cao, xóa bỏ dần dần những laođộng chân tay mà chủ yếu là sử dụng và điều khiển các máy móc thiết bị hoạt động,làm giảm khoảng cách về nội dung lao động giữa những công việc khác nhau Vìvậy, việc thiết kế mẫu cho các nơi làm việc trở nên thuận lợi hơn, để đảm bảo choviệc nâng cao hiệu quả lao động của công nhân

Trình độ phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ đã tạo ra những máymóc thiết bị ngày càng cải tiến và hiện đại vì vậy đòi hỏi tổ chức nơi làm việc phải

có sự thay đổi để đáp ứng yêu cầu

 Việc thiết kế nơi làm việc được tiến hành theo các trình tự sau:

Chọn các thiết bị phụ, các dụng cụ đồ gia công nghệ, các trang bị của tổ chức thựchiện cho quá trình sản xuất sao cho phù hợp Với mỗi loại hình sản xuất khác nhaucác trang thiết bị chính khác nhau, tuy nhiên lựa chọn các trang thiết bị phụ cũngcần phải được nghiên cứu kĩ lưỡng Lựa chọn các trang thiết bị cần thiết để trang bịcho quá trình sản xuất sao cho đáp ứng được nhu cầu mà lại không lãng phí

Chọn các phương án bố trí nơi làm việc tối ưu Với mỗi nơi làm việc khác nhau thì

bố trí công cụ dụng cụ cũng khác nhau Cần phải đưa ra nhiều phương án bố trí nơilàm việc, tính toán và tìm ra được phương án tối ưu nhất, vừa hiệu quả về tổ chứcvừa hiệu quả về mặt kinh tế

Thiết kế các thao tác lao động hợp lý và tạo các tư thế lao động thuận lợi với đặcđiểm nhân thái học và nhân chủng học của người lao động Qua đó, xác định được

độ dài của quá trình lao động và mức thời gian cho bước công việc bằng cách thựchiện bấm giờ bước công việc Thiết kế được các thao tác hợp lý, có được mức thờigian chính xác ta có thể xây dựng được định mức lao động có tính khoa học vàchuẩn xác Từ đó là cơ sở để tăng năng suất lao động

Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng Điều này có nghĩa là ngay trong khithiết kế nơi làm việc đã phải có được hệ thống phục vụ theo chức năng Cần phải trảlời được những chức năng nào của phục vụ sẽ được thực hiện trong quá trình sảnxuất? Thiết kế và xây dựng chúng thành một hệ thống đồng bộ

Trang 28

Tính các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc như: số lượng công nhân, sốlượng sản phẩm được sản xuất ra trong một giờ tại nơi làm việc…Các chỉ tiêu nàydựa trên các yếu tố chuẩn đã được xây dựng Ví dụ như dựa vào số lượng máy mócthiết bị, diện tích nơi làm việc, yêu cầu của công việc để tính toán số công nhânchính, công nhân phụ, sử dụng bấm giờ chụp ảnh để xác định định mức lao độnghay chính là xác định được số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thờigian…

Dự kiến các yếu tố của điền kiện lao động tại các nơi làm việc như ánh sáng, độ ẩm,

độ bụi, tiếng ồn…Cần phải dựa trên các bản tiêu chuẩn của Bộ y tế để đảm bảo sứckhỏe cho người lao động

 Để thực hiện thiết kế nơi làm việc có hiệu quả trước khi tiến hành cần nghiêncứu các khía cạnh sau:

Các tài liệu về máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ Tại nơi làm việc, chiếm diệntích lớn nhất vẫn là các máy móc này Cần phải xem xét các máy móc đó để bố trílàm sao cho phù hợp với diện tích của phân xưởng Quy trình công nghệ cũng cầnđược nghiên cứu để có thể bố trí sao cho phù hợp

Tiêu chuẩn về vệ sinh phòng bệnh, tiêu chuẩn về kỹ thuật, an toàn và bảo vệ laođộng Các tiêu chuẩn này đã được Bộ Y tế quy định rõ rang Khi thiết kế cần phảitham khảo để đảm bảo đúng tiêu chuẩn đề ra, đảm bảo được sức khỏe cho người laođộng

Tiêu chuẩn về định mức lao động

- Trang bị nơi làm việc

Trang bị nơi làm việc là đảm bảo đầy đủ các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ cầnthiết cho nơi làm việc theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất và chức năng lao động.Nơi làm việc chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với nội dung của quá trình sản xuất cả

về số lượng và chất lượng

Trang bị nơi làm việc cần có những thiết bị như sau:

Các thiết bị chính: là những thiết bị mà người công nhân dùng để trực tiếp tác độngvào đối tượng lao động Các thiết bị chính phải phù hợp với từng lĩnh vực sản xuất

và hoạt động

Trang 29

Các thiết bị phụ: là những thiết bị giúp cho người công nhân thực hiện quá trình laođộng với hiệu quả cao hơn như các thiết bị bốc xếp, các thiết bị vận chuyển (cầutrục, pa lăng, xe đẩy, xe nâng hạ, băng truyền ) Tùy thuộc vào công việc của thiết

bị chính, sản phẩm của từng giai đoạn sản xuất ở mỗi nơi làm việc mà yêu cầu cácthiết bị phụ khác nhau

Các thiết bị chính và thiết bị phụ phải phù hợp với yêu cầu của công thái học vànhân chủng học, phải giải phóng con người ra khỏi lao động chân tay nặng nhọc,tạo ra được các tư thế làm việc tốt nhất, ngoài ra còn đảm bảo yêu cầu vệ sinh antoàn khi sử dụng và đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ Có như vậy mới giảm bớt được

sự nhàm chán trong công việc, giúp người lao động hứng thú trong lao động

Đối với các trang bị công nghệ như dụng cụ kẹp đồ, gá, các dụng cụ kiểm tra, cácdụng cụ cắt…thì yêu cầu đối với loại này là cấu trúc của nó phải đảm bảo tính chínhxác, sử dụng với lực nhỏ Khi sử dụng không gây tiếng động và đảm bảo năng suấtlao động cao Hầu hết các thiết bị này đều là các thiết bị cầm tay vì vậy phải thiết kếtay cầm hợp lý và thích ứng với đặc điểm giải phẫu của con người tạo cho người laođộng thoải mái trong công việc

Đối với các trang bị tổ chức bao gồm: bàn, ghế, tủ, giá đỡ,bục đứng…Các thiết bịnày phải đảm bảo có kết cấu, kích cỡ phù hợp với tâm sinh lý của con người, phảichắc chắn, tiện lợi khi sử dụng và tiếp kiệm được diện tích nơi làm việc

Đối với các thiết bị thông tin liên lạc bao gồm điện thoại tín hiệu phải đảm bảo độtin cậy cao, phù hợp với đặc điểm của tổ chức sản xuất tại nơi làm việc Những tínhiệu phát đi từ nơi làm việc phải được giữ cho tới khi người nhận được đầy đủ mớixóa đi đồng thời đảm bảo cho nhiều nơi làm việc có thể cùng liên hệ với người quản

lý được Ngoài ra còn có các thiết bị an toàn, vệ sinh công nghiệp phục vụ sinh hoạtnhư các loại lưới, tấm chắn bảo vệ, các thiết bị thông gió, chiếu sang, các phươngtiện phục vụ sinh hoạt như nước uống,…

- Bố trí nơi làm việc

Bố trí nơi làm việc là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất củacông nhân, khu phục vụ khách hàng, khu chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phònglàm việc, phòng nghỉ, phòng ăn

Trang 30

Thông qua mặt bằng, người ta tiến hành sắp xếp các qui trình ở trong và xungquanh nhà máy, không gian cần thiết cho sự vận hành các qui trình này và các côngviệc phụ trợ khác.

Bố trí nơi làm việc đòi hỏi phải sắp xếp một cách hợp lý trong không gian tất cả cácphương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc

 Để có thể bố trí nơi làm việc có thể áp dụng các dạng bố trí như sau:

Bố trí chung là sắp xếp về mặt không gian các nơi làm việc, trong phạm vi của một

bộ phận sản xuất hay một phân xưởng sao cho phù hợp với sự chuyên môn hóa nơilàm việc, tính chất công việc và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Bố trí bộ phận là sắp xếp các yếu tố trang bị trong quá trình lao động ở từng nơi làmviệc Dạng bố trí này tạo ra sự phù hợp giữa người công nhân với các loại trang bị

và sự phù hợp giữa các loại trang thiết bị với nhau, tạo ra điều kiện thuận lợi chocông nhân trong quá trình lao động

Bố trí riêng biệt là sự sắp xếp các loại dụng cụ, phụ tùng, đồ gá trong từng yếu tốtrang bị

 Để có được bố trí nơi làm việc một cách hợp lý thì cần đáp ứng các yêu cầunhư sau:

Xác dịnh đúng diện tích sản xuất và tạo ra chu kỳ sản xuất ngằn nhất Khi bố tríphải xác định đúng diện tích nơi làm việc, diện tích nơi làm việc phải thỏa mãn việcphân bố các trang thiết bị theo yêu cầu của sản xuất ngoài ra cần phải có diện tích

dự phòng khi mở rộng sản xuất hoặc thay đổi nhiệm vụ lao động khi bố trí nơi làmviệc phải chú ý đến dòng di chuyển của nguyên vật liệu, đường đi của công nhântrong quá trình lao động sao cho ngắn nhất để giảm được hao phí thời gian vào việcvận chuyển nguyên vật liệu và tiết kiệm được sức lực của công nhân

Phải phù hợp với thị lực của con người thông tin mà con người thu được là thôngqua thị giác vì vậy việc bố trí các đối tượng lao động, dụng cụ công nghệ ở nơi làmviệc phải lưu ý đến vùng nhìn của mắt, là khoảng không gian mà trong đó mắt cóthể kiểm soát và phân biệt được các đối tượng quan sát nhanh nhất và dõ nét nhất

Để đáp ứng được yêu cầu của thị lực thì cần chú ý đến việc bố trí các nguồn sáng.Các nguồn sáng được bố trí sao cho không được tạo thành các bong đen tại nơi làm

Trang 31

việc, không được chói lóa trong phạm vi thường nhìn của mắt, ánh sáng phải đượcphân bố đều trên bề mặt chi tiết gia công

Tạo được tư thế làm việc hợp lý tư thế làm việc hợp lý sẽ tạo điều kiện để giảm haophí năng lượng trong quá trình lao động, thực hiện các thao tác một cách thuận lợi,chính sác, nâng cao năng suất lao động và mệt mỏi ít hơn Trên thực tế có 3 tư thếlàm việc là ngồi, đứng và kết hợp giữa đứng và ngồi:

+ Đối với tư thế ngồi cần phải tạo ra được mặt chỗ ngồi,mặt bàn làm việc, chỗ tựalưng, chỗ đặt chân có kích thước phù hợp với nhân chủng học của con người

+ Đối với tư thế đứng thường phải bỏ ra lực tác dụng tương đối lớn, nhịp độ âmthanh và hoạt động tương đối rộng, vì vậy phải có tư thế đứng hợp lý hơi nghiêng

về phía trước 10-15 độ, tư thế đứng phải mất một lượng hao phí năng lượng để giữcho cơ thể dứng thẳng do đó khi bố trí phải trang bị thêm một ghế để công nhânngồi nghỉ trong thời gian ngắn

+ Tư thế kết hợp giữa đứng và ngồi được sử dụng cho nhiều công việc trong tư thếnày công nhân ít mệt mỏi hơn vì có sự thay đổi làm việc của các nhóm cơ trong cơthể

Đảm bảo sự tiết kiệm động tác để đảm bảo cho yêu cầu tiết kiệm động tác của côngnhân thì khi bố trí các phương tiện vật chất kỹ thuật tại nơi làm việc cần chia chúng

ra làm 2 loại sử dụng thường xuyên và sử dụng không trong thời gian ngắn và bố tríchúng một cách hợp lý theo nguyên tắc sau:

+ Những dụng cụ sử dụng thường xuyên phải được bố trí trong vùng làm việc tối ưucòn các loại khác thì tùy theo mức độ sử dụng mà bố trí nhưng không vượt quákhoảng cách 560mm với tư thế ngồi và 750mm với tư thế đứng

+ Những vật dụng tay phải thì đặt bên phải, vật dụng tay trái thì để bên trái, đảmbảo thuận tay cho người sử dụng

+ Những vật dụng theo trình tự nhất định thì đặt cạnh nhau để sử dụng động tácngược lại

+ Mỗi dụng cụ phải để ở vị trí cố định để đỡ mất thời gian tìm

Đảm bảo an toàn lao động và thẩm mỹ lao động thì nơi làm việc phải chú ý đến cácvấn đề sau:

+ Đường vận chuyển phải đủ rộng để đề phòng tai nạn xảy ra khi vận chuyển

Trang 32

+ Các đường vận chuyển nếu cắt nhau thì phải tạo thành một góc 90 độ.

+ Các thiết bị nên bố trí vuông góc với đường vận chuyển để khi cần có thể tạpthành hang rào che chắn cho công nhân

+ Sắp đặt các loại nguyên vật liệu, sản phẩm phải gọn gàng, vững chắc tránh đổ rơi.+ Nơi làm việc phải được bố trí gọn gàng đẹp mắt tạo cảm xúc mạnh và kích thíchhưng phấn lao động của công nhân

d, Đánh giá tổ chức nơi làm việc

(xem trang 10, 11 chương 1)

2.3.2 Phục vụ nơi làm việc

a, Khái niệm

-Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu cần thiết

để quá trình lao động diễn ra tại nơi làm việc được bình thường, liên tục và hiệu quả

- Phục vụ nơi làm việc là việc cung cấp và nuôi dưỡng quá trình lao động sản xuất,trong đó các phương tiện vật chất đều chuyển từng phần hoặc toàn phần giá trị của

nó vào giá trị sản phẩm, quá trình đó được diễn ra liên tục và không ngừng Phục vụnơi làm việc đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra một cách liên tục và nhịpnhàng

b, Các chức năng phục vụ chính của nơi làm việc

Trong quá trình sản xuất, quá trình lao động thì các phương tiện vật chất, các yếu tốđầu vào sẽ chuyển từng phần hoặc toàn phần giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm,của yếu tố đầu ra Quá trình này liên tục và không ngừng ở tất cả các nơi làm việc.Trong đó tổ chức phục vụ nơi làm việc chính là cung cấp và nuôi dưỡng quá trình

đó Những nơi làm việc khác nhau thì sẽ có nhu cầu phục vụ khác nhau Trước khitiến hành sản xuất một sản phẩm nào đó thì xí nghiệp phải có các chức năng phục

vụ chính như sau:

Trước tiên phải chuẩn bị sản xuất nghĩa là việc giao nhiệm vụ sản xuất cho từng nơilàm việc, chuẩn bị các tài liệu các bản vẽ kỹ thuật và chuẩn bị các loại nguyên vậtliệu để bắt đầu tiến hành sản xuất Sau đó người phuc vụ hay tổ phục vụ sẽ cung cấp

Trang 33

cho nơi làm việc các dụng cụ cắt gọt, dụng cụ đo, dụng cụ công nghệ và đồ gá đồngthời thực hiện cả việc bảo quản, kiểm tra chất lượng dụng cụ, sửa chữa dụng cụ khicần thiết

Trong xí nghiệp cũng phải cung cấp các phương tiện vận chuyển bốc dỡ cho sảnxuất như vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các loại tài liệu, dụng cụ phụtùng Đảm bảo cung cấp cho nơi làm việc các nhu cầu về năng lượng như điện,xăng dầu hơi nước và nước một cách liên tục, thường xuyên sửa chữa thiết bị nhưđiều chỉnh và sửa chữa nhỏ, lớn nhằm khôi phục khả năng hoạt động của thiết bị.Ngoài ra, phục vụ còn có chức năng kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, bán thànhphẩm trước khi đưa xuống nơi làm việc và kiểm tra chất lượng sản phẩm của nơilàm việc sau khi đã chế tạo ra

Chức năng phục vụ kho tàng bao gồm: kiểm kê, phân loại bảo quản nguyên vật liệucủa sản phẩm, phụ tùng, dụng cụ, làm các thủ tục giao nhận

Chức năng phục vụ xây dựng và sửa chữa nơi làm việc: sửa chữa theo kì hạn cáccông trình xây dựng, các phòng sản xuất, các nơi làm việc, đường đi lại trong khuvực sản xuất ở nơi làm việc

Chức năng phục vụ sinh hoạt, văn hóa tại nơi làm việc như giữ gìn vệ sinh nơi làmviệc, dọn dẹp các phế liệu phế phẩm, cung cấp nước uống, ăn bồi dưỡng…

c, Các nguyên tắc tổ chức phục vụ nơi làm việc

Để tổ chức và phục vụ nơi làm việc một cách có hiệu quả thì việc tổ chức và phục

vụ nơi làm việc cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

Phục vụ theo chức năng: nghĩa là việc xây dựng hệ thống phục vụ nơi làm việc phải

theo các chức năng phục vụ riêng biệt, phải căn cứ vào nhu cầu sản xuất về sốlượng và chất lượng, phải căn cứ vào từng chức năng để tổ chức và phục vụ đượcđầy đủ và chu đáo

Phục vụ phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất: xây dựng kế hoạch phục vụ sao cho

việc phục vụ nơi làm việc phải hợp với tình hình sản xuất, sử dụng một cách có hiệuquả tác động và thiết bị, giảm bớt thời gian lãng phí do chờ đợi phục vụ Kế hoạchphục vụ phải được gắn chặt với kế hoạch sản xuất mà công ty đề ra

Trang 34

Phục vụ phải mang tính dự phòng: nghĩa là hệ thống phục vụ phải chủ động đề

phòng những hỏng hóc thiết bị để đảm bảo hệ thống sản xuất được liên tục trongmọi tình huống Để đảm bảo được yếu tố này thì phải luôn có được sự chuẩn bị sẵnsàng

Phục vụ phải có sự phối hợp giữa các chức năng phục vụ khác nhau trên quy mô

toàn xí nghiệp để đáp ứng mọi nhu cầu phục vụ, không để thiếu một nhu cầu nào

Phục vụ phải mang tính linh hoạt: hệ thống phục vụ phải nhanh chóng loại trừ các

hỏng hóc, thiếu sót, không để sản xuất chính bị đình trệ

Đảm bảo chất lượng và độ tin cậy cao : điều này đòi hỏi cần có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề làm việc tận tuỵ, hết sức cố gắng vì công việc của công ty.

Phục vụ phải mang tính kinh tế: chi phí phục vụ phải ít nhất có thể được, nhưng vẫn

phải đảm bảo được hiệu quả phục vụ Không thể sử dụng chi phí một cách lãng phí

d, Các hình thức phục vụ nơi làm việc

Tùy theo đặc điểm của loại hình sản xuất số lượng nhu cầu phục vụ và tính ổn địnhcủa xí nghiệp mà xí nghiệp có thể sử dụng một trong các hình tổ chức thức phục vụsau đây:

Hình thức phục vụ tập trung: là hình thức trong đó tất cả các nhu cầu phục vụ theo

chức năng đều do các trung tâm phục vụ đáp ứng Hình thức này chủ yếu áp dụngvới những loại hình sản xuất hàng loạt Hình thức này cho phép sử dụng một cách

có hiệu quả lao động và thiết bị phục vụ, có thể áp dụng được các hình thức tiêntiến, cho phép tiến hành cơ giới hóa, tự động hóa công tác phục vụ Nhờ vào đó chấtlượng phục vụ được nâng cao, nó được áp dụng phổ biến trong điều kiện số lượngnhu cầu phục vụ đủ lớn và có tính ổn định cần thiết

Hình thức phục vụ phân tán: đây là hình thức phục vụ trong đó các chức năng phục

vụ không tập trung mà các phân xưởng, các bộ phận sản xuất tự đảm nhiệm lấy việcphục vụ của mình Nghĩa là mỗi phân xưởng, mỗi bộ phận có thể tự có một đội ngũphục vụ riêng Hình thức phục vụ này có ưu điểm là dễ quản lý, dễ lãnh đạo, khi cótrục trặc ở bộ phận nào thì bộ phận đó có thể tự huy động nguồn lực, không phảichờ đợi Tuy nhiên, hình thức này có hiệu quả kinh tế thấp, tốn nhiều lao động, vàhình thức này chỉ áp dụng cho loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ, đơn chiếc, khi mànhu cầu phục vụ không lớn và cũng không ổn định

Trang 35

Hình thức phục vụ hỗn hợp: là hình thức phục vụ kết hợp 2 hình thức trên Điều này

có nghĩa là sẽ có những bộ phận thực hiện phục vụ tập trung (áp dụng đối với các

bộ phận nhu cầu phục vụ lớn và nhu cầu ổn định) và có những bộ phận phục vụphân tán (nhu cầu phục vụ ít và không ổn định) Nó phát huy ưu điểm của cả haihình thức trên, và là hình thức áp dụng phổ biến nhất trong các xí nghiệp

e, Các chế độ phục vụ

Với mỗi hình thức phục vụ khác nhau có thể được áp dụng các chế độ phục vụ khácnhau Có các chế độ phục vụ như sau:

Chế độ phục vụ trực nhật: được tiến hành khi có nhu cầu phục vụ xuất hiện Nghĩa

là phục vụ khi có những hỏng hóc, sai hỏng đột xuất, không có một kế hoạch cụ thểnào Chế độ phục vụ này đơn giản nhưng có hiệu quả kinh tế thấp Nguyên nhân là

do lãng phí thời gian lao động và công suất máy móc thiết bị Lãng phí là do khimáy móc hỏng hóc, đi vào sửa chữa thì người lao động không được làm việc, côngsuất của máy không được thực hiện Do đó nó được áp dụng cho hình thức sản xuấthàng loạt nhỏ và đơn chiếc

Chế độ phục vụ theo kế hoạch dự phòng: trong đó các công việc phục vụ được tiến

hành theo một kế hoạch đã vạch ra từ trước phù hợp với kế hoạch sản xuất của xínghiệp Theo chế độ này, thì việc tổ chức phục vụ được lên kế hoạch từ trước, baonhiêu lâu thì phục vụ một lần Khoảng cách thời gian phục vụ dựa vào số lượng sảnphẩm sản xuất của đơn vị Chế độ phục vụ này đảm bảo cho sản xuất được nhịpnhàng liên tục, giảm được tổn thất thời gian của công nhân chính và công suất củamáy móc thiết bị Nó được áp dụng cho sản xuất hàng loạt lớn

Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: là chế độ phục vụ được tính toán và quy định thành

tiêu chuẩn,và tiến hành phục vụ theo tiêu chuẩn đó Đây là chế độ phục vụ hoànchỉnh nhất đề phòng được mọi hỏng hóc của thiết bị, loại trừ được các lãng phí thờigian ở nơi làm việc, và đạt hiệu quả kinh tế cao Nó được áp dụng cho sản xuấthàng khối với điều kiện là sản xuất liên tục và ổn định

f, Đánh giá tổ chức phục vụ nơi làm việc

Để đánh giá được trình độ của tổ chức phục vụ nơi làm việc người ta có thể dựa vàonhiều yếu tố khác nhau Dưới đây là hai cách đánh giá chủ yếu

Trang 36

Thứ nhất là dựa vào kết quả phục vụ: xuất phát từ nhu cầu phục vụ của nơi làm việc

và sự đáp ứng các nhu cầu đó để đánh giá tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việctheo các chỉ tiêu sau:

 Tổn thất thời gian cho chờ đợi phục vụ nơi làm việc Thời gian này là thờigian lãng phí tổ chức Do việc phục vụ nơi làm việc không tạo ra được sựnhịp nhàng thống nhất nên mất thời gian, gián đoạn sản xuất Tổn thất thờigian chờ đợi phục vụ nơi làm việc càng lớn thì trình độ tổ chức phục vụ nơilàm việc càng kém và ngược lại

 Tổng công suất của máy móc thiết bị không được sử dụng do phục vụ khôngtốt Khi sản xuất ra các máy móc thiết bị, nhà sản xuất luôn nghiên cứu vàđưa ra được công suất lớn nhất của chúng Nếu như việc sử dụng máy móckhông hiệu quả, công suất không được sử dụng mà do yếu tố phục vụ khôngtốt thì chứng tỏ công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc không có hiệu quả.Thứ hai là dựa vào nguyên nhân: căn cứ vào tình hình thực tế của công tác phục vụnhư tổ chức lao động phục vụ, hình thức phục vụ, chế độ phục vụ… để xem xétđánh giá

Trang 37

CHƯƠNG 3 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

3.1 Phương pháp định mức lao động trong doanh nghiệp

Chất lượng của các mức lao động phụ thuộc nhiều vào phương pháp định mứclao động Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có 2 nhóm phương pháp địnhmức lao động bao gồm: Nhóm các phương pháp định mức lao động chi tiết vànhóm các phương pháp định mức lao động tổng hợp

Trong đó nhóm các phương pháp định mức lao động chi tiết là phương phápnhằm xây dựng mức lao động cho một bước công việc nào đó trong quy trình côngviệc Nhóm các phương pháp định mức lao động tổng hợp là phương pháp nhằmxác định mức lao động cho một khối lượng công việc đúng tiêu chuẩn chất lượngtrong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định hoặc xác định số lao động địnhbiên hợp lý cho từng bộ phận lao động trực tiếp tham gia sản xuất - kinh doanh, laođộng phụ trợ, phục vụ và lao động quản lý của toàn doanh nghiệp

3.1.1 Các phương pháp định mức lao động chi tiết

Tùy theo quy mô và loại hình sản xuất kinh doanh, điều kiện sản xuất kinhdoanh, tổ chức kỹ thuật cụ thể của từng doanh nghiệp trong thực tế mà doanhnghiệp thường áp dụng nhiều phương pháp để xây dựng mức lao động chi tiết Sauđây là 5 phương pháp định mức lao động chi tiết mà các doanh nghiệp thường sửdụng

3.1.1.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm

a Khái niệm

Phương pháp thống kê kinh nghiệm là phương pháp thống kê định mức chomột bước công việc nào đó, dựa trên cơ sở các số liệu thống kê về năng suất laođộng của nhân viên thời kỳ đã qua, có sự kết hợp với kinh nghiệm bản thân của cán

bộ định mức, trưởng bộ phận hoặc nhân viên

b Trình tự xác định

Trình tự xác định gồm 4 bước:

Bước 1: Thống kê năng suất lao động của các nhân viên thực hiện bước công

việc cần định mức Thống kê năng suất lao động có thể tính 1 trong 2 tiêu thức sau:

- Về mặt hiện vật: w1, w2, w3, , wn

Trang 38

- V ề mặt hao phí thời gian lao động: t1, t2, t3, , tn

Bước 2: Tính giá trị trung bình của năng suất lao động

- Về mặt hiện vật: Có thể sử dụng 1 trong 2 công thức tính sau:

Trong đó:

W : Năng suất lao động trung bình của một ngày

W i: Năng suất lao động của ngày thứ i qua thống kê

W j: Năng suất lao động của lần thống kê thứ j

f j: Tần suất xuất hiện của giá trị W j trong dãy số thống kê

n: Số lượng các số trong dãy số thống kê

- Về mặt thời gian hao phí: Có thể sử dụng một trong 2 công thức tính

Trong đó:

Trang 39

t :Thời gian hao phí trung bình để kinh doanh một đơn vị sản phẩm

t i : Thời gian hao phí để kinh doanh một đơn vị sản phẩm thứ i qua thống kên: Số lần công việc được thống kê

t i: Thời gian của lần thống kê thứ i

f i: Tần suất xuất hiện của giá trịt i trong dãy số thống kên: Số lượng các số trong dãy số thống kê

Bước 3: Tính năng suất lao động trung bình tiên tiến

Năng suất lao động trung bình tiên tiến là năng suất lao động trung bình củanhững người lao động mà năng suất của họ lớn hơn hoặc bằng mức bình quânchung

- Về mặt hiện vật: Có thể sử dụng một trong 2 công thức tính sau

Sao cho W ' j ≥ W (m¿n¿

Trong đó:

W’tt : Năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật

W '1+W '2+W '3+…+W ' m:Những giá trị năng suất lao động thống kê được lớn hơn hoặc bằng năng suất lao động trung bình

m: Số giá trị năng suất lao động lớn hơn hoặc bằng năng suất lao động

Trang 40

W tt: Là năng suất lao động trung bình tiên tiến về mặt hiện vật

W i: Là những giá trị năng suất lao động thống kê được lớn hơn hoặc bằngnăng suất lao động trung bình

f i: Tần suất xuất hiện của giá trị W i trong dãy số thống kê

m: Số lượng các số còn lại trong dãy số ( từ giá trị w đến wmax m < n)

- Về mặt hao phí thời gian: Có thể sử dụng một trong 2 công thức tính

Ngày đăng: 17/11/2014, 22:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn định mức lao động cho một số chức danh trong doanh nghiệp thương mại - Bài giảng tổ chức và định mức lao động
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn định mức lao động cho một số chức danh trong doanh nghiệp thương mại (Trang 63)
Bảng 4.1: Mô hình mức thời gian cho nhân viên và viên chức - Bài giảng tổ chức và định mức lao động
Bảng 4.1 Mô hình mức thời gian cho nhân viên và viên chức (Trang 77)
Hình 1: Mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động - Bài giảng tổ chức và định mức lao động
Hình 1 Mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w