Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp định mức phù hợp

Một phần của tài liệu Bài giảng tổ chức và định mức lao động (Trang 61 - 65)

- Về mặt hao phí thời gian: Có thể sử dụng một trong 2 công thức tính

3.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động và lựa chọn phương pháp định mức phù hợp

định mức phù hợp

Trên cơ sở tính chất, đặc điểm các chức danh trong doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành xác định các tiêu chuẩn định mức lao động và sử dụng các phương pháp định mức lao động khác nhau để tính toán mức lao động phù hợp cho các vị trí.

a. Xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động

Tiêu chuẩn dùng để định mức lao động là những đại lượng biểu hiện về mặt số lượng, chất lượng, tiến độ, ... của các loại công việc, hay các chức năng, nhiệm vụ cụ thể mà người lao động phải thực hiện.

- Phân loại tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn thời gian: Là những đại lượng quy định về thời gian dùng để định mức cho những bước công việc. (Ví dụ: Thời gian lắp đặt sản phẩm và giao hàng cho khách; thời gian kiểm đếm hàng hóa trên quầy;...)

+ Tiêu chuẩn số lượng sản phẩm (Ví dụ: Số lượng hợp đồng/tháng; số lượng khách hàng mới; ...)

+ Tiêu chuẩn số lượng người làm việc: Là những quy định về số lượng lao động cần thiết để hoàn thành một chức năng hoặc đơn vị khối lượng công việc. (Ví dụ: Số nhân viên kinh doanh để đảm bảo đạt mức doanh số cụ thể; số nhân viên thuộc bộ phận chăm sóc khách hàng để đảm bảo chăm sóc được một số lượng khách hàng cụ thể; ...).

. Phân loại theo kết cấu của tiêu chuẩn:

+ Tiêu chuẩn bộ phận: Là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho từng thao tác của bước công việc. (Ví dụ: Thời gian để một quản lý quầy bán hàng báo cáo các công việc phát sinh, đánh giá công việc hàng ngày cho tổng quản lý).

+ Tiêu chuẩn tổng hợp: Là những đại lượng hao phí thời gian quy định cho những yếu tố công việc lớn hơn như: Tổng hợp các thao tác, tổng hợp các bước công việc... (Ví dụ: Thời gian để một quản lý quầy bán hàng thực hiện các công việc ở đầu ca làm việc, bao gồm thời gian để: Kiểm tra nhân sự trong ca; Nhận thông tin đặt bàn hay yêu cầu khác từ quản lý nhà hàng; Xem xét hàng hóa và cồng cụ quầy bán hàng; Phổ biến cho nhân viên các nội dung công việc trong ca; Chuẩn bị các công việc vào ca bao gồm kiểm tra hàng hoá, chuẩn bị vào ca theo quy trình chuẩn bị vào ca).

. Phân loại tiêu chuẩn theo phạm vi và mục đích sử dụng:

+ Tiêu chuẩn doanh nghiệp: Là những tiêu chuẩn chỉ dùng để định mức cho những loại công việc riêng biệt của doanh nghiệp đó, do doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp này không sử dụng tiêu chuẩn ngành hay thống nhất.

+ Tiêu chuẩn ngành: là những tiêu chuẩn dùng để xây dựng mức cho những công việc trong phạm vi một ngành. Tiêu chuẩn ngành do cơ quan quản lý của chủ sở hữu xây dựng cho từng ngành và để tính mức trong các doanh nghiệp của ngành.

+ Tiêu chuẩn thống nhất: là những tiêu chuẩn để dùng định mức cho những công việc hoặc những sản phẩm sản phẩm giống nhau của các ngành hay các doanh nghiệp khác nhau. Tiêu chuẩn thống nhất do nhà nước ban hành và thường được xây dựng cho những công việc phổ biến nhất trong ngành kinh tế quốc dân. Bảng 2.1: Tiêu chuẩn định mức lao động cho một số chức danh trong doanh nghiệp thương mại

Theo nội dung của tiêu chuẩn

Vị trí Tiêu chuẩn định mức

Chức danh thực hiện hoạt động bán hàng

- Doanh số bán hàng bằng tiền hoặc đơn vị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ - Tổng doanh số bán theo khách hàng - Lợi nhuận bán hàng - Số lượng khách hàng mới - Chi phí bán hàng - Số lượng đơn đặt hàng

- Thị phần (tương đối và tuyệt đối)

- Doanh số bán trên một khách hàng (DS bán/tổng KH)

- Tỷ số trúng đích (số đơn hàng/số thư chào hàng)

- Trị giá trung bình cho một đơn hàng (DS/tổng số đơn hàng)

Chức danh thực hiện hoạt động mua hàng

- Thời gian thực hiện yêu câu mua hàng - Tỷ lệ khác biệt về số lượng, chủng loại và cơ cấu hàng hóa so với yêu cầu.

- Thời gian giao hàng cho khách do việc chậm nhận vật tư, hàng hóa

- Mức độ đúng hẹn của các báo cáo hàng ngày/ tuần/ tháng

- Chi phí mua hàng/ Doanh thu

viên

Chức danh thực hiện hoạt động dự trữ

- Số lượng, chủng loại hàng nhập/xuất kho được kiểm đếm

- Tiến độ nhập/xuất hàng - Chất lượng hàng nhập kho - Chất lượng vệ sinh kho bãi

- Tỷ lệ thất thoát, mất mát hàng hóa

Chức danh đảm nhân việc thực hiện hoạt động cung ứng D VTM

- Số sản phẩm giao đến khách hàng/tổng sổ đơn hàng

- Thời gian giao hàng

- Số lần quay lại để tư vấn hoặc lắp đặt lại/khách hàng

- Số khiếu nại của khách hàng - Chi phí vận chuyển/sản phẩm - Chi phí lắp đặt/sản phẩm

b. Lựa chọn phương pháp định mức lao động phù hợp

Tùy thuộc vào loại hình quá trình lao động, hình thức phản ánh chi phí lao động, tiêu chuẩn định mức lao động, việc tính toán mức lao động sẽ có những dạng công thức khác nhau, các công thức tính toán cụ thể như đã trình bày trong mục 3.1. Các phương pháp định mức lao động. Thông thường, ở các doanh nghiệp có quy trình lao động rõ ràng thì có xu hướng áp dụng các phương pháp định mức lao động chi tiết nhằm xây dựng mức lao động cho một bước công việc nào đó trong quy trình.

- Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các hoạt động đặc trưng của doanh nghiệp thương mại (mua, bán, dự trữ, cung ứng dịch vụ thương mại) thì phương pháp định mức lao động có thể được sử dụng là:

+ Phương pháp thống kê kinh nghiệm + Phương pháp thống kê phân tích + Phương pháp phân tích tính toán + Phương pháp phân tích khảo sát

- Đối với công tác định mức lao động cho vị trí thực hiện các công việc thuộc các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp, phương pháp định mức có thể sử dụng là: Phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh điển hình.

Một phần của tài liệu Bài giảng tổ chức và định mức lao động (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w