Phân loại hợp tác lao động trong DNTM

Một phần của tài liệu Bài giảng tổ chức và định mức lao động (Trang 91 - 95)

- Về mặt hao phí thời gian: Có thể sử dụng một trong 2 công thức tính

5.2.1 Phân loại hợp tác lao động trong DNTM

5.2.1.1 Phân công lao động trong doanh nghiệp thương mại

a, Phân công lao động theo chức năng

Đây là hình thức chia các hoạt động theo chức năng chung và chức năng cụ thể của DNTM, theo đó các hoạt động của DNTM

- Chức năng hoạch định

- Chức năng tổ chức nhân sự

- Chức năng quản lý

- Chức năng thương mại – Marketing

- Chức năng cung ứng

- Chức năng tài chính – kế toán

Căn cứ vào nhiệm vụ và công việc của mỗi chức năng mà trong tổ chức lao động người ta sẽ phân công lao động gián tiếp hay trực tiếp cho chuyên môn, bậc, trình độ phù hợp để thực hiện chức năng, đồng thời xác định tỷ lệ biên chế hợp lý đối với từng loại lao động thực hiện mỗi chức năng và giữa các chức năng với nhau.

Việc phân công lao động theo các chức năng, nhiệm vụ và công việc cụ thể cũng giúp cho lao động và các bộ phận (chức năng) thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cá nhân/ bộ phận trong quá trình lao động.

b, Phân công lao động theo công nghệ (nghề)

Là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc (ví dụ như mua, bán, kho, kế toán, tài chính, marketing, kinh doanh, quản lý) theo tính chất và quy trình công nghệ thực hiện các công việc đó. Đây là hình thức cơ bản nhất, đặc điểm của hình thức phân công này là phụ thuộc vào tính chất kỹ thuật và quy trình công nghệ thực hiện đối với mỗi khâu, công việc trong doanh nghiệp thương mại. việc phân công theo công nghệ (nghề) có các hình thức cơ bản như sau:

- Phân công lao động theo nghề: Là hình thức phân công lao động trong đó đòi hỏi người lao động phải có chuyên môn, nghề nghiệp nhất định (đòi hỏi cần phải có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất nghề nghiệp nhất định đối với mỗi nghề) như là kho, mua, bán hay kế hoạch, thống kê, kế toán, tài chính, quản lý,…

- Phân công lao động theo các giai đoạn công nghệ chủ yếu: Trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hóa, có thể chia thành các giai đoạn như: Tạo nguồn hàng, mua, dự trữ, bán hàng, hạch toán,… từ đó phân công lao động trình độ chuyên môn, nghề nghiệp vào đảm nhận các công đoạn này.

- Phân công lao động theo nguyên công: Nguyên công là một bộ phận cơ bản của quy trình công nghệ theo đó một cá nhân (người lao động) hay một nhóm tác động lên đối tượng lao động ở 1 nơi làm việc gắn với các điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định: Nguyên công là một đơn vị của tổ chức lao động, ví dụ như lao động bán hàng → chia thành giai đoạn (nguyên công) chuẩn bị bán (Chuẩn bị hàng ra quầy, sắp xếp hàng, trưng bày quảng cáo, chuẩn bị các phương tiện truyền thông); tiến hành bán cho khách, giao hàng, thu tiền, ghi chép hóa đơn, kế toán bán hàng, nộp tiền cho quỹ,…

- Phân công lao động theo sản phẩm chi tiết: Theo đó trong tổ chức lao động của DNTM người ta có thể phân công lao động theo chi tiết hay sản phẩm mà người lao động chỉ tham gia một chi tiết hay một sản phẩm, ví dụ trong kế toán: chỉ làm kế toán mua hàng, kế toán bán hàng, kế toán thuế, …

Như vậy phân công lao động theo công nghệ cho phép hình thành đội ngũ lao động có chuyên môn, tay nghề phù hợp với mỗi loại công việc nhiệm vụ có tính chuyên môn hóa cao.

c, Phân công lao động theo trình độ chuyên môn (theo mức độ phức tạp của công việc)

Là hình thức phân công lao động theo các công việc khác nhau theo tính chất phức tạp của nó. Tức là căn cứ vào tính phức tạp của công việc mà giao việc cho người có trình độ chuyên môn tương ứng để có thể giải quyết công việc đó một cách có hiệu quả.

Ví dụ: Tổ trưởng bán hàng phải là người có trình độ chuyên môn, tay nghề cao (bậc 5 – 7, hoặc tốt nghiệp đại học) và phải có hiểu biết về quản lý trong đó người bán hàng chỉ cần có trình độ chuyên môn, kỹ năng bán hàng nhất định (ví dụ người bán hàng có trình độ tay nghề bậc 3, 4).

Việc phân công lao động theo trình độ chuyên môn cho phép sử dụng hợp lý và hiệu quả đội ngũ lao động và tạo điều kiện nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao.

d, Mối quan hệ giữa các hình thức phân công lao động

Từ nghiên cứu các cách phân loại phân công lao động trong DNTM có thể thấy được mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động theo sơ đồ sau:

Hình 1: Mối liên hệ giữa các hình thức phân công lao động

e, Định hướng hoàn thiện phân công lao động trong giai đoạn hiện nay

Việc phân công lao động theo Taylor và hậu Taylor là quá chi tiết, vụn vặt, là thao tác đơn giản, đơn điệu nên dễ bị nhàm chán, ức chế trong lao động, hạn chế tính sáng tạo và dễ mắc bệnh nghề nghiệp do đó hướng hoàn thiện chủ yếu sẽ là:

- Kiến thức (làm được nhiều nghề, nhiều chức năng), nâng cao trình độ, biết và làm được nhiều nghề, đảm nhận nhiều chức năng

- Luân phiên chỗ làm việc: Để người lao động tránh được sự nhàm chán, đơn điệu, năng động, dễ giải quyết được công việc hơn (có thể phối hợp tốt hơn hiểu sâu hơn công việc)

- Đảm nhận nhiều làm việc (để tận dụng lao động, nâng cao năng suất) 5.2.1.2 Hợp tác lao động trong DNTM

Về nguyên tắc tương ứng với 3 hình thức phân công lao động sẽ có 3 hình thức hợp tác lao động tương ứng, song trong thực tế người ta thường nhìn nhận hợp tác theo 3 hình thức dưới góc độ hợp tác về không gian và thời gian.

a, Hiệp tác về không gian:

là hợp tác giữa:

- Các phòng ban chức năng với các cửa hàng, quầy hàng

- Hợp tác giữa các bộ phận trong phòng, ban hay cửa hàng, quầy, kho

- Hợp tác giữa những người lao động trong cùng một phòng, ban hay cửa hàng, quầy, kho

Hai hình thức hiệp tác đầu được quy định bởi doanh nghiệp theo quy chế tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp/ điều lệ doanh nghiệp

Tổ, đội lao động: Tổ bán hàng, tổ mua, tổ kho, tổ kế toán, tổ/ nhóm tuyển dụng nhân sự, đào tạo… gồm một số người lao động cùng thực hiện nhiệm vụ tương ứng được giao.

Tổ lao động được chia theo các tiêu chí:

*) Theo công nghệ: Có tổ chuyên môn hóa và tổ tổng hợp không chuyên môn hóa

- Tổ chuyên môn hóa tổng hợp là có cùng chuyên môn/ nghề (ví dụ tổ kế toán, tổ tài chính)

- Tổ không chuyên môn hóa gồm lao động có chuyên môn/ nghề khác nhau thực hiện 1 quy trình lao động có công nghệ khác nhau: ví dụ tổ kế toán, tài chính có chuyên môn khác với tổ nhân sự, tổ kho hàng

Ra một sản phẩm được quy định bởi nghiệp vụ của kế toán, tài chính này trong 1 bộ phận phối hợp nào đó (ví dụ bộ phận kế hoạch tài chính)

Ví dụ như tổ bán hàng là tổ theo ca, tổ không theo ca như tổ bảo vệ

b, Hiệp tác về mặt thời gian

Hiệp tác về mặt thời gian là sự hiệp tác nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giwac các bộ phận (kho, cửa hàng, quầy,…) hay các bộ phận gián tiếp (phòng, ban cũng như cá nhân trong từng bộ phận để đảm bảo thực hiện kế hoạch theo đúng kế hoạch, tiến độ đã dự kiến của một bộ phận cũng như toàn DNTM)

Đối với DNTM là bộ phận làm việc theo ca kíp vì thế phải bố trí sắp xếp ca làm việc bán hàng và đảo ca hợp lý để đảm bảo thuận tiện cho người lao động, đảm bảo sức khỏe và sự công bằng trong lao động.

Xu hướng hoàn thiện hiệp tác lao động

- Nhóm tự quản: Gồm 10 đến 20 người được giao toàn quyền và chịu trách nhiệm hoàn toàn về một công đoạn trong quá trình kinh doanh (ví dụ như bán hàng, cung ứng,…) mỗi cá nhân được xem như 1 nhà quản trị → phát huy được tính chủ động, sáng tạo, tăng cường sự phối hợp, hiệp đồng trong lao động

- Nhóm chất lượng: 5 -10 người được đào tạo đặc biệt để xác định và giải quyết những khó khăn về kỹ thuật, nghiệp vụ,…. Đề xuất các giải pháp để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và hạ giá thành

- Thời gian làm việc linh hoạt (Quản trị theo mục tiêu) cho phép người lao động sử dụng thời gian làm việc linh hoạt vừa giải quyết công việc của doanh nghiệp và có thể giải quyết công việc, làm việc bằng sức khỏe, trí lực tốt, hoàn thành mục tiêu đúng hạn, đảm bảo đủ thời gian làm việc theo quy định.

Một phần của tài liệu Bài giảng tổ chức và định mức lao động (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w