- Chế độ phục vụ:
+ Chế độ phục vụ trực nhật: Được thực hiện hàng ngày, người phục vụ luôn có mặt tại địa điểm trực quy định để kịp thời phục vụ ngay tại chỗ mỗi khi các nơi làm việc, bộ phận có yêu cầu phục vụ: Sửa chữa, trang thiết bị điện nước
+ Chế độ phục vụ theo kế hoạch: Được lập trước theo kế hoạch kinh doanh của các bộ phận: Như phục vụ vận chuyển hàng hóa, cung cấp thiết bị, dụng cụ cung cấp điện nước, bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh tiến hành bình thường theo kế hoạch
+ Chế độ phục vụ theo tiêu chuẩn: Theo đó các hoạt động phục vụ nơi làm việc được xây dựng thành các tiêu chuẩn và được lập trước, các hoạt động phục vụ theo kế hoạch từ trước và tiến hành theo lịch trình thời gian xác định theo kế hoạch.
- Hình thức phục vụ: Có 2 loại
+ Hình thức phục vụ tập trung đây là hình thức phục vụ trong đó các nhu cầu phục vụ theo chức năng đều do các bộ phận trong DN đáp ứng (ví dụ có các bộ phận chuyên lo việc phục vụ như bộ phận quản trị, văn phòng)
Hình thức phục vụ phân tác: Là hình thức phục vụ tại nơi làm việc, do bộ phận phục vụ của các bộ phận chức năng tự đảm nhận việc phục vụ của các bộ phận chức năng: Ví dụ cửa hàng có bộ phận riêng phục vụ cho hoạt động bán hàng hay kho của cửa hàng.
+ Hình thức phục vụ hỗn hợp là sự kết hợp giữa 2 hình thức tập trung và phân tán trong đó một số hoạt động phục vụ do bộ phận phục vụ tập trung của DN đảm nhận, một số hoạt động phục vụ do chính bộ phận phục vụ của các đơn vị, bộ phận chức năng của DN đảm nhận
5.3 Định mức lao động trong doanh nghiệp thương mại
Định mức lao động trong doanh nghiệp thương mại là công cụ quan trọng để quản lý kinh doanh và quản lý lao động. Định mức lao động là cơ sở cho việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tính toán khả năng kinh doanh, khả năng tăng năng suất lao động, hạ giá thành, xây dựng kế hoạch lao động và tổ chức lao động khoa học
Việc xây dựng định mức lao động trong doanh nghiệp thương mại phải dựa trên quy trình kinh doanh (mua, dự trữ và bán), các quy trình kinh doanh bộ phận: Qui
trình mua, bán, dự trữ và tổ chức lao động. Trong toàn bộ doanh nghiệp cũng như từng khâu, bộ phận trong doanh nghiệp thương mại .
Để định mức lao động trong doanh nghiệp thương mại có cơ sở khoa học và thực tiễn thì công tác định mức lao động phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Định mức lao động phải xây dựng bằng các phương pháp có căn cứ khoa học, phân tích đến ảnh hưởng của các yếu tố kinh doanh, tổ chức lao động và phục vụ nơi làm việc, phải được bấm giờ thành phần tác nghiệp, định mức lao động phải mang tính chất trung bình tiên tiến.
- Định mức lao động phải được xây dựng trên cơ sở quy trình tác nghiệp của các bộ phận (ví dụ quy trình mua, qui trình dự trữ, qui trình bán và các quy trình khác có liên quan) đảm bảo tiêu chí về chất lượng, dịch vụ, tổ chức lao động và tổ chức phục vụ, tổ chức nơi làm việc hợp lý.
- Định mức lao động phải tính đến các điều kiện về sức khỏe, trí lực của nhân viên, chấp hành tốt kỷ luật lao động và định mức, tích cực cải tiến, sáng kiến trong công việc.
- Về nguyên tắc có thể xác định định mức của các loại lao động trong doanh nghiệp thương mại kể cả lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm (mua, dự trữ, bán), lao động phụ trợ & phục vụ và lao động quản lý.
- Trước khi tính định mức lao động đối với mỗi loại lao động cần phải tiến hành phân loại lao động thành:
+ Lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm dịch vụ (lưu thông hàng hóa hay dịch vụ thương mại khác). Trong doanh nghiệp thương mại đây là lao động mua, dự trữ và bán
+ Lao động phụ trợ, phục vụ: là lao động không trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ nhưng có nhiệm vụ phục vụ cho lao động trực tiếp để tạo ra sản phẩm: Ví dụ lao động ở các bộ phận tạo cơ sở vật chất thiết bị, điện nước, bộ phận Marketing, quảng cáo,… phục vụ cho mua, dự trữ và bán.
+ Lao động quản lý: Gồm lao động đảm nhận các chức vụ quản trị, viên chức chuyên môn trong bộ máy quản trị, điều hành của doanh nghiệp thương mại, lao động của bộ phận kiểm soát, viên chức giúp việc cho hội đồng quản trị, ban giám đốc
5.3.1 Xây dựng định mức lao động tổng hợp theo đơn vị sản phẩm
Sản phẩm tính định mức lao động theo phương pháp này là sản phẩm dịch vụ, nếu có nhiều loại sản phẩm dịch vụ thì có thể qui đổi về 1 loại.
Định mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị dịch vụ được tính theo công thức:
Tspdv = Tcu + Tql + Tpv
Trong đó: Tspdv: Thời gian tiêu hao để tạo ra một sản phẩm dịch vụ (Từ khi bắt đầu tổ chức mua hàng đến khi kết thúc bán hàng) không tính theo đơn vị thời gian: Giây, phút, giờ, ngày,…
Tpv : Thời gian của bộ phận phục vụ được phân bổ vào Tspdv tính bằng giây, phút, giờ, ngày.
Tql: Thời gian của bộ phận quản lý doanh nghiệp được phân bổ vào Tspdv tính bằng giây, phút, giờ, ngày.
Trong đó:
Tcu = Slđ x Tca
SP
Với Tcu thời gian để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm dịch vụ tính theo giờ người/ sản phẩm Slđ Tổng lao động làm việc trong 1 ca
Tca Thời gian làm việc thực tế trong ca (không kể giờ nghỉ giải lao giữa ca) SP: Tổng số sản phẩm dịch vụ trong 1 ca
Ví dụ số lần phục vụ khác hàng trong 1 ca của 1 cửa hàng/ quầy tính theo mức trung bình tiên tiến mà kế hoạch đã xác định
Ví dụ: Số lao động trực tiếp (mua, dự trữ, bán) trong 1 ca là 100 người/ ca Thời gian làm việc thực tế là 7 giờ, thời gian nghỉ giải lao là 1 giờ
Tổng sản phẩm (số lần phục vụ khách hàng) trong ca là 1000 Khi đó: Tcu = (100 x 7)/ 1000 = 0,7 giờ/ sản phẩm
Tính Tpv: Theo tỷ lệ tổng số lao động phục vụ với tổng số lao động trực tiếp tạo ra dịch vụ.
Ví dụ: Lao động phục vụ là 30 người, khi đó tỷ lệ Tpv là 30 người/ 100 người = 0,3 Tương tự, nếu lao động quản lý là 15 người tỷ lệ Tql = 15/100 = 0,15
5.3.2 Xây dựng định mức lao động theo định biên
Công thức tính: Lđb = Lch + Lpv + Lbs + LĐql
Trong đó: Lđb – Lao động định biên của doanh nghiệp thương mại (người) Lch là lao động chính định biên
Lpv lao động phụ trợ, phục vụ
Lbs lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo chế độ của nhà nước đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ (ví dụ nghỉ tết, ốm đau, thai sản,…)
LĐql lao động quản lý định biên Cách tính các loại lao động
+ Lao động chính được tính theo số lao động chính định biên của từng bộ phận ( Tổ, đội, chi nhánh, cửa hàng, phòng ban trong doanh nghiệp thương mại)
Các lao động của từng bộ phận được tính trên cơ sở công việc, nhiệm vụ, chức năng được phân công đối với mỗi bộ phận tương ứng với điều kiện tổ chức kỹ thuật ở bộ phận đó.
+ Lao động phụ trợ, phục vụ của doanh nghiệp thương mại được tính theo số lao động phụ trợ, phục vụ của các bộ phận trên cơ sở khối lượng công việc phục vụ, phụ trợ: Lao động phụ trợ, phục vụ có thể tính theo tỷ lệ % của định biên lao động chính (tỷ lệ này thường dựa trên thống kê kinh nghiệm của những năm trước và tỷ lệ được cho là hợp lý, không thiếu hoặc thừa lao động phục vụ, phụ trợ trên thực tế ở các năm)
Lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ như theo quy định của pháp luật lao động (gồm nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, ốm đau, thai sản cho các lao động thường tính trên cơ sở thống kê kinh nghiệm)
= () x X
Lao động quản lý: Thường tính theo thống kê kinh nghiệp về tỷ lệ lao động quản lý so với lao động trực tiếp. Thường trong thực tế lao động quản lý chiếm 15 – 17% lao động động trực tiếp
Hàng năm Doanh nghiệp thương mại phải đánh giá tình hình thực hiện mức lao động với chất lượng đã quy định, nếu mức lao động thấp hơn 5% hoặc cao hơn
15% so với mức giao thì trong thời hạn 3 tháng sau đó, doanh nghiệp phải tính toán điều chỉnh lại định mức cho phù hợp.