- Về mặt hao phí thời gian: Có thể sử dụng một trong 2 công thức tính
3.2.3. Thiết lập bản thuyết minh mức lao động
Thuyết minh mức lao động là một văn bản mô tả, trình bày các số liệu gốc được dùng để lập dự thảo các mức lao động, xác định tiêu chuẩn của quá trình được định mức cũng như trình bày các phép tính có liên quan tới việc xác định các trị số mức lao động.
Bản thuyết minh được trình bày rất đa dạng, khó có thể thống nhất hoàn toàn về kết cấu và trình bày. Tuy vậy khi soạn thảo bản thuyết minh có thể dựa vào các nội dung và trình tự trình bày dưới đây:
Kết cấu: . Phần mở đầu
. Xác định tiêu chuẩn quá trình định mức
. Dự thảo các hao phí lao động cho từng phần tử của quá trình . Tính trị số mức (mức lao động) toàn phần của quá trình
. Kết luận (Giải pháp áp dụng mức lao động/ Dự kiến hiệu quả áp dụng mức) Cụ thể:
* Phần mở đầu:
- Xác định sự cần thiết phải lập dự thảo mức lao động (do yêu cầu của quá trình mới, do yêu cầu sửa đổi mức, . . . ) .
- Xác định các phương pháp được lựa chọn để lập dự thảo mức lao động. - Mô tả địa điểm tiến hành nghiên cứu (doanh nghiệp . . . ) .
- Thời gian và khối lượng công tác nghiên cứu: số lần quan sát, tổng số thời gian quan sát (tính bằng giờ), ...
- Các tài liệu được sử dụng để lập dự thảo mức lao động, các tài liệu quan sát thu thập mới và cũ, các tiêu chuẩn quy định.
- Thành phần, số lượng người lao động được nghiên cứu.
- Phương pháp và ngày tiến hành quan sát để định mức, độ chính xác của việc ghi chép thời gian. Trường hợp kết hợp nhiều phương pháp hoặc mức độ ghi chép
chính xác khác nhau thì ghi rõ số lần quan sát nào, phần tử nào của quá trình đã xảy ra trường hợp đó.
- Các điều kiện đặc biệt khi làm việc.
- Đơn vị đo chính của các quá trình được định mức và lý do lựa chọn. - Năng suất lao động trong thời gian quan sát.
- Người thực hiện việc nghiên cứu: Tên, chức vụ, thuộc đơn vị nào, ... * Xác định tiêu chuẩn quá trình:
- Những yêu cầu về số lượng, chất lượng, tiến độ, . . . của công việc
- Tổ chức và kỹ thuật thực hiện quá trình được định mức lao động: Nội dung, phương pháp và trình tự thực hiện từng phần tử của quá trình; sự phân công lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, điều kiện và biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, ...
- Thành phần công việc: Danh mục các phần tử của quá trình (các bước, thao tác thực hiện), các căn cứ của sự phân chia quá trình ra các phần tử, các đơn vị đo sản phẩm phần tử và tính hợp lý của việc sử dụng các đơn vị đó.
- Thành phần người lao động thực hiện quá trình về số lượng và cơ cấu, chất lượng, việc sử dụng thực tế thời gian làm việc.
* Dự thảo các hao phí lao động cho từng phần tử của quá trình:
- Dự thảo các hao phí lao động cho từng phần tử tác nghiệp, xác định hệ số tính đổi tương ứng sang đơn vị đo chính của quá trình được định mức lao động.
- Dự thảo mức hao phí lao động cho công tác chuẩn bị (phương pháp và cơ sở để tính).
- Dự thảo hao phí thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cần thiết cá nhân (phương pháp và cơ sở tính).
* Tính trị số mức hoàn thành của phần tử:
- Tổng hợp các hao phí lao động của tất cả các phần tử tác nghiệp của quá trình. - Tính hao phí lao động đầy đủ của mức.
- Xác định cơ cấu, số lượng lao động họp lý thực hiện quá trình. * Kết luận:
- So sánh mức dự thảo và mức hiện hành (nếu có).
người lao động cũng như kiến nghị của họ.
- Tính hiệu quả kinh tế của việc đưa ra mức và áp dụng thường xuyên. * Ngày tháng năm và xác nhận của người lập dự thảo và người kiểm tra dự
thảo:
Ngày...tháng...năm... Ngày...tháng...năm... Người lập dự thảo Người kiểm tra dự thảo