1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiêp y tế trên địa bàn thành phố hà nội

72 1,5K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 438,5 KB

Nội dung

Thực tế cũng cho thấy cùng với ngân sách nhà nước, các công cụ tàichính khác nhu BHYT, viện phí đã đem lại nguồn lực đang đáng kể đáp ứngnhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, song cần phả

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, nhân tố con người luôn giữ vai trò quyếtđịnh, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là chủ thể sáng tạo ra mọi củacải vật chất và văn hóa quốc gia Đảng ta đã khẳng định “Sức khỏe không chỉ

là tài sản của mỗi người, mỗi quốc gia mà còn là tài sản của nhân loại”

Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trong chiến lược phát triểnkinh tế xã hội là rất cần thiết và quan trọng

Thực tế cũng cho thấy cùng với ngân sách nhà nước, các công cụ tàichính khác nhu BHYT, viện phí đã đem lại nguồn lực đang đáng kể đáp ứngnhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, song cần phải được hoàn thiện cả vềhuy động và sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăngcủa nhân dân

Sự đổi mới công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệpcông nói chng, các đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng là cần thiết nhằm tách chứcnăng quản lý nhà nước với chức năng điều hành các đơn vị để hoạt động theo

cơ chế mới, phù hợp,có hiệu quả, xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu

“xin-cho”, ban hành các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chínhcho các đơn vị sự nghiệp

Sự ra đời của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chínhphủ (Trước là Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ)cùng với Thông tư số 71/2006/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn về cơchế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp là bước tiến mới trong quátrình thực hiện chương trình cải cách tài chính công Thành Phố Hà Nội cũng

đã triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính mới tại các đơn vị sự nghiệpcông, trong đó có các đơn vị sự nghiệp y tế

Trong những năm gần đây, từ khi thực hiện chủ trương xã hội hóa cáchoạt động y tế và thực hiện công tác quản lý tài chính theo Nghị định số

Trang 2

43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006, các đơn vị sự nghiệp y tế đã có nhữngchuyển biến tích cực trong công tác quản lý tài chính của mình, kéo theo đó làchất lượng phục vụ cũng được tăng lên đáp ứng được phần lớn nhu cầu khámchữa bệnh của người dân.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của ngành Y tế Hà Nội còn một

số tồn tại như: trang thiết bị hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triểncủa ngành, nguồn cán bộ có tay nghề chuyên môn cao được đào tạo ở nướcngoài còn ít Phần NSNN cho hoạt động y tế trong quá trình phân bổ, quản lý

và sử dụng còn nhiều kẽ hở dẫn tới lãng phí và giảm hiệu quả

Những tồn tại trên đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục để nângcao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế, phù hợp với xu hướng tự chủ tàichính như hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng của chi NSNN cho sự nghiệp y tế trongđiều kiện hiện nay và đứng trước những khó khăn, tồn tại trong quản lý chingân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, trongquá trình thực tập ở Sở Tài Chính Hà Nội, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài

“Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiêp

y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội”

Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm kết hợp giữa lý luận vàthực tiễn để đánh giá quá trình sử dụng các khoản chi thường xuyên ngânsách nhà nước cho sự nghiệp y tế, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm trongcông tác quản lý nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao tính tiết kiệm và hiệuquả các khoàn chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế phù hợp với cơ chế

tự chủ tài chính hiện nay ở các đơn vị sự nghiệp y tế

Đối tượng nghiên cứu đề tài này là quá trình quản lý các khoản chithường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành Phố Hà Nội

Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chínhđược trình bày trong ba chương

Trang 3

Chương 1: Tổng quan về chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

sự nghiệp y tế.

Chương 2: Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho

sự nghiệp y tế, trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, trên địa bàn Thành Phố Hà Nội.

Do thời gian và điều kiện có hạn, sự hiểu biết về tình hình thực tế cònchưa sâu sắc, nên bài viết của tôi không tránh khỏi sai sót, vì vậy tôi rất mong

sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô giáo và các cán bộ tài chính

Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, Tôi đã được sự hướng

dẫn tận tình của cô giáo, TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt, cùng sự giúp đỡ nhiệt

tình của các cô, các bác, anh chị trong Sở Tài Chính Hà Nội, đã giúp đỡ Tôihoàn thành đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ

1.1 VAI TRÒ CỦA SỰ NGHIỆP Y TẾ VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI.

Sự nghiệp y tế là sự chăm lo và bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc cho nhândân trong công cuộc thực hiện chiến lược phát triển con người cũng như chiếnlược phát triển kinh tế xã hội

Hiện nay quan điểm chỉ đạo của Đảng là quan tâm thích đáng tới sựnghiệp y tế, đảm bảo cho mọi người dân được chăm sóc sức khỏe cơ bản vớichi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội… tạo niềm tin của nhândân với chế độ Xã hội chủ nghĩa

Bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển đi lên phải nhờ nhân tố con người,đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức yếu tố conngười và trí tuệ của con người đóng vai trò quyết định tới sự phát triển vượttrội của mỗi quốc gia

Bởi vậy, chiến lược phát triển con người sẽ là chiến lược trung tâm củachiến lược phát triển kinh tế xã hội, vừa thực hiện các mục tiêu phát triển kinh

tế xã hội, vừa đồng thời là đối tượng tác động các mục tiêu đó

Nhưng để từng bước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thìphải con người không những chỉ là đối tượng thực hiện chiến lược mà phảicoi con người là đối tượng được hưởng nhiều nhất từ các lợi ích mà chiếnlược mang lại

Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thếgiới.Trong tiến trình đó, yếu tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lựcphát triển kinh tế xã hội Con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất,năng động nhất trong mọi nguồn lực Do đó, con người cần phải được chăm

Trang 5

lo đầy đủ thông qua việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho họ bằng cách nuôidưỡng an toàn, phát triển sức lực bởi hệ thống chăm sóc sức khỏe với chấtlượng ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt.

Khai thác và phát huy cao độ năng lực lao động, chất xám, tạo môitrường phát triển lao động, có trọng dụng nhân tài là một mục tiêu lớn củachiến lược con người, nhưng để đạt được điều đó phải có sức khỏe, sức khỏe

là tiền đề tạo ra trí lực con người Do đó, sự nghiệp y tế với chức năng chămsóc bảo vệ và nâng cao thể lực của nhân dân có một vị trí hết sức quan trọngtrong việc phát triển con người để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xãhội

Trong giai đoạn hiện nay, coi y tế là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân

và toàn xã hội, cần có nhiều hình thức đóng góp, đầu tư khác cho lĩnh vực y

tế, nhưng cốt yếu phải có sự đầu tư bằng tiền Chúng ta không coi nhẹ cácnguồn kinh phí như viện phí, viện trợ, vốn vay…Thông qua chi ngân sách nhànước sẽ có tác động quan trọng tới việc tổ chức mạng lưới cũng như cơ cấucủa ngành y tế, từ đó sắp xếp cho phù hợp, hướng dẫn quản lý hoạt động y tếmột cách hiệu quả, nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động y tế cũng nhưgóp phần nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động kinh tế nói chung củađất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

1.2 NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 1.2.1.Ngân sách nhà nước cấp.

NSNN được đặc trưng bởi sự vận động của các nguồn tài chính trongquá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của nhà nước, để phục vụ cho việcthực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước NSNN phản ánh các quan hệkinh tế giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội phát sinh khi nhà nướctham gia phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trựctiếp

Trang 6

Thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo qui đinh của pháp luật lànguồn được chính phủ thu để hình thành ngân sách, trong đó có ngân sáchcho sự nghiệp y tế Ngân sách cho sự nghiệp y tế dùng để chi cho các hoạtđộng y tế nhất định, gồm chi đầu tư, chi vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ y

tế thuộc sở hữu Nhà nước, chi hỗ trợ người nghèo.Ở các nước đang phát triển,đây là nguồn tài chính y tế quan trọng nhất, đối với hoạt động y tế dự phòng ởhầu hết các nước, kể cả nước giàu, NSNN là nguồn tài chính y tế duy nhất đểđảm bảo cho hoạt động y tế dự phòng, kể cả lĩnh vực chuyên sâu và hoạt độngthường xuyên.Đối với hoạt động khám chữa bệnh đây không phải là nguồnduy nhất nhưng vẫn là nguồn tài chính cơ bản, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu

tư nâng cấp cơ sở vật chất của hệ thống bệnh viện

1.2.2 Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế.

Theo quy định của Bộ Tài chính nước ta, nguồn thu viện phí và bảohiểm y tế là một phần ngân sách sự nghiêp y tế của Nhà nước giao cho đơn vị

sự nghiệp y tế công lập quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám chữabệnh cho nhân dân Nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế thường đảm bảođược từ 20-30% nhu cầu chi tối thiểu của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Tuy nhiên cho đến nay, ở nước ta, các cơ sở khám, chữa bệnh trong hệthống y tế Nhà nước chỉ được phép thu một phần viện phí.Một phần viện phí

là một phần trong tổng chi phí cho việc khám chữa bệnh.Một phần viện phíchỉ tính tiền thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất, xét nghiệm, phim X quang, vật

tư tiêu hao thiết yếu và dịch vụ khám chữa bệnh; không tính khấu hao tài sản

cố định, chi phí hình thành, đào tạo, nghiên cứu khoa học, đầu tư xây dựng cơ

sở vật chất và trang thiết bị lớn

Hiện nay, giá viện phí do chính quyền cấp tỉnh của từng địa phươngquy đinh dựa trên một khung giá tối đa- tối thiểu đã được Bộ Y tế và Bộ TàiChính phê duyệt Đối với người bệnh ngoại trú, biểu giá thu viện phí đượctính theo lần khám bệnh và các dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh trực tiếp sửdụng Đối với người bệnh nội trú, biểu giá thu một phần viện phí được tính

Trang 7

theo ngày giường nội trú của từng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện vàcac khoản chi phí thực tế sử dụng trực tiếp cho người bệnh Đối với khámchữa bệnh theo yêu cầu thì mức thu được tính trên cơ sở mức đầu tư của đơn

vị sự nghiệp y tế và cũng phải được cấp thẩm quyền phê duyệt

Đối với người có thẻ bảo hiểm y tế, thì cơ quan bảo hiểm thanh toánviện phí của bệnh nhân cho đơn vị.Tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ phổ biếnloại hình bảo hiểm y tế bắt buộc áp dụng cho các đối tượng công nhân viênchức làm công ăn lương trong các cơ quan Nhà Nước và các doanhnghiệp.Các loại hình bảo hiểm khác chưa được triển khai một cách phổ biến

Hiện nay, với chủ trương xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏecủa Đảng và Nhà nước, các loại hình bệnh viện và cơ sở y tế bán công ngoàicông lập ra đời với cơ chế tài chính chủ yếu dựa vào nguồn thu viện phí vàbảo hiểm y tế

1.2.3 Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác.

Nguồn viện trợ và các nguồn thu khác cũng được Chính Phủ Việt Nanquy định là một phần của ngân sách Nhà nước giao cho đơn vị sự nghiệp y tếquản lý và sử dụng Tuy nhiên đơn vị thường phải chi tiêu theo định hướngnhững nội dung đã định từ phía nhà tài trợ.Nguồn kinh phí này đáp ứngkhoảng 20-30% chi tối thiểu của đơn vị

1.3 NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP.

1.3.1 Nội dung của chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập.

Nhóm I: Chi cho con người

Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương (được tính theo chế độhiện hành, kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sựnghiệp) và các khoản nộp theo lương: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Đây là

Trang 8

khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sứclao động cho bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của đơn vị sự nghiệp y tế.

Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho công tác điều trị và khámbệnh; trang thiết bị kỹ thuật, sách, tài liệu chuyên môn y tế…Nhóm này phụthuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của đơn vị sự nghiệp y tế Cóthể nói đây là nhóm quan trọng nhất, chiếm 50% tống số kinh phí và đòi hỏinhiều công sức về quản lý Đây là nhóm thiết yếu nhất, thực hiện theo yêu cầuthực tế nên Nhà nước ít khống chế việc sử dụng kinh phí nhóm này.Nhóm chinghiệp vụ chuyên môn có liên hệ chặt chẽ với chất lượng săn sóc bệnh nhân

và mục tiêu phát triển đơn vị sự nghiệp y tế công lập

Vấn đề đặt ra trong việc quản lý nhóm chi này là do những quy địnhkhông quá khắt khe đòi hỏi các nhà quản lý phải biết sử dụng đúng mức vàthích hợp, tránh làm mất cân đối thu chi đặc biệt là thuốc nhưng vẫn giữ đượcchất lượng điều trị và nhất là tiết kiệm được kinh phí, tránh lãng phí: chithuốc không quá 50% nhóm chi chuyên môn

Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa

Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yêu của tài sản cốđịnh dùng cho hoạt động chuyên môn cũng như quản lý nên thường phát sinhnhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng chonhững tài sản cố định đã xuống cấp Có thể nói đây là nhóm chi mà các đơn vị

sự nghiệp y tế công lập đều quan tâm vì nhóm này có thể làm thay đổi bộ mặtcủa đơn vị và thay đổi công nghệ chăm sóc bệnh nhân theo hướng phát triểntừng giai đoạn Tỷ lệ chi nhóm này nên ở mức trên 20% với bốn mục tiêuchính:

- Duy trì và phát triển cơ sở vật chất

- Duy trì và phát triển tiện nghi làm việc

- Duy trì và phát triển trang thiết bị

- Duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng nhân viên

Trang 9

Về sửa chữa.

Nhìn chung các đơn vị sự nghiệp công lập của Việt Nam đều xuống cấp

và đòi hỏi phải sửa chữa, nâng cấp, mở rộng đặc biệt là trong tình trạng quátải bệnh nhân như hiện nay.Nhưng đây là nhóm được quy định rất chặt chẽtrong từng phần vụ: sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn.Vấn đề đặt ra là phải sữachữa đúng mức, đầy đủ, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh; đòi hỏi phát huy nănglực quản lý trong nhóm chi này, nhằm bảo toàn giá trị vốn trong sửa chữa để

có kết quả tốt trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn bỏ ra

Về mua sắm tài sản cố định.

Bao gồm tiện nghi làm việc và trang thiết bị phục vụ chuyên môn Dotác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị cho khám chữa bệnhtrong đơn vị sự nghiệp y tế càng hiện đại, sử dụng kỹ thuật ngày càng cao.Nhưng hầu hết các trang thiết bị này được sản xuất ở nước ngoài, giá cả tươngđối cao Vậy việc mua sắm phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước,đồng thời đơn vị phải có chiến lược quản lý và sử dụng công nghệ để đạt hiệuquả

Nhóm IV: Các khoản chi khác

Bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, thông tin liên lạc, hộinghị, tiếp khách…Nhóm này mang tính gián tiếp nhằm duy trì sự hoạt độngcủa bộ máy quản lý của các đơn vị sự nghiệp y tế Do vậy, các khoản chi nàyđòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, kịp thời và cần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả

Tỷ lệ nhóm chi này nên nằm trong khoảng từ 10-15% tổng kinh phí

Trước đây nhóm chi này, bị khống chế bởi quy định của Nhà nước vớiđịnh mức chi nhìn chung rất hạn hẹp và bất hợp lý Tuy nhiên, trong cơ chếmới đơn vị chủ động xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộcăn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiệnhành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp vớihoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính của mình

Trang 10

Cùng với chủ động đưa ra định mức chi, đơn vị cần xây dựng chínhsách tiết kiệm và quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu.Quản lý tốt nhóm này sẽtạo điều kiện tiết kiệm, tăng thêm kinh phí cho các nhóm khác.

1.3.2 Vai trò của chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với sự nghiệp

y tế công lập.

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế được coi là các khoản chi

có tính chất tích lũy đặc biệt là một trong những nhân tố quyết định mức tăngtrưởng kinh tế Bởi vì, trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật trở thànhyếu tố trực tiếp sản xuất, hầu hết mọi của cải làm ra đều chứa đựng trong đóhàm lượng chất xám ngày càng cao

Có được khoa học, có được chất xám chính là nhờ sự đầu tư cho sựnghiệp y tế, đầu tư cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, màsức khỏe là tiền đề tạo ra trí tuệ là tài sản quý nhất trong mọi tài sản

Thực tế cho thấy, quá trình phát triển kinh tế xã hội không diễn ra mộtcách thụ động mà nó phụ thuộc vào trình độ năng lực chuyên môn của ngườilao động trong mỗi quốc gia Người lao động nắm vững khoa học công nghệtiên tiến, có phẩm chất và nhân cách phù hợp với yêu cầu công việc thì mới

có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế Điều đó nói lên rằng y tế không phải làphạm trù phúc lợi thuần túy mà nó tác động rất lớn tới sự nghiệp kinh tế.Song lượng hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vàomức độ đầu tư cho khu vực này

Ngày nay, khi nền kinh tế có chuyển biến tích cực, cùng với sự đầu tưcho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày càng tăng thì việc

có được những máy móc, trang thiết bị hiện đại, các loại thuốc mới ngày càngchu đáo hơn, vì thế mà một số căn bệnh trước kia y học phải bó tay thì nay nó

đã trở thành vấn đề hết sức bình thường.Những thành tựu đó thể hiện rằngnhững năm vừa qua, chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế công lập đãđạt được những thành công đáng kể

Trang 11

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế có vai trò quyết định tớiviệc thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.Với mong muốnsao cho đông đảo nhân dân được chăm sóc sức khỏe, được khám bệnh ngàycàng thuận lợi hơn và thực hiện công bằng xã hội, công bằng ở đây không cónghĩa là bình đẳng hay ngang bằng mà công bằng là ai có nhu cầu nhiều hơnthì được chăm sóc nhiều hơn, ai chịu thiệt thòi nhiều hơn thì quan tâm nhiềuhơn, phải biết quan tâm tới người nghèo, có điều kiện tới đâu ta quan tâm đến

đó, với ý nghĩa này thì chỉ có NSNN mới có thể làm được

Để đảm bảo được tính nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa trongviệc chăm sóc sức khỏe, phải coi NSNN là nguồn chủ đạo, nguồn có tính ổnđịnh nhất để những người nghèo, người ở vùng khó khăn có điều kiện khámchữa bệnh cơ bản Nói như vậy, không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ các nguồnkinh phí như viện phí, viện trợ, bảo hiểm y tế nhưng trong hoàn cảnh củaViệt Nam thì để đảm bảo một nền y tế công bằng, phải lấy NSNN là nguồnchủ yếu

Thực tế cho thấy, là không phải cần khi kinh tế phát triển cao rồi mớigiải quyết các vấn đề xã hội mà ngay cả trong từng bước và suốt quá trìnhphát triển tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, mặc dù vẫn có sự điều tiết vĩ môcủa nhà nước nhưng cơ chế thị trường vẫn có quy luật của nó, đó là sự phânhóa giàu nghèo, khoảng cách này càng lớn thì khả năng chi trả cho nhu cầukhám chữa bệnh sẽ ngày càng khác nhau, tầng lớp dân nghèo co nguy cơ bịthiệt thòi, không đủ khả năng để khám chữa bệnh khi ốm đau Bên cạnh đó,những người nghèo ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, xa cáctrung tâm y tế mà thường xuyên mắc các bệnh hiểm nghèo, họ vẫn có nhu cầukhám chữa bệnh Trong bối cảnh như vậy, để chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhândân, đảm bảo được công bằng với các thành viên trong xã hội cần đặc biệt có

sự chú trọng đầu tư từ ngân sách nhà nước

Trang 12

Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế là một trong các công cụquản lý vĩ mô của nhà nước, nó vạch ra sự phát triển có kế hoạch của thiết bị

y tế, đảm bảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đúng đường lối, chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra Những vấn đề có tính cấp bách,liên ngành, liên vùng có tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hộiđược ưu tiên tập trung giải quyết, cơ cấu tỷ trọng các khoản chi cũng đượcđiều chỉnh cho đúng với đường lối

1.4 NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP Y TẾ CÔNG LẬP.

Quy trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế ở Việt Nam gồm 3khâu:

từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi, dự trữ hàng năm một cách đúng đắn, có căn

cứ khoa học và thực tiễn, đồng thời từ đó xác lập những biện pháp nhằm tổchức thực hiện những nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra.Việc lập dự toán được thực hiệnmột cách chính xác, có căn cứ khoa học, hợp thời gian…sẽ tạo điều kiệnthuận lợi rất lớn cho các khâu tiếp theo, đặc biệt là khâu chấp hành dự toán

Căn cứ lập dự toán:

- Phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ của ngành Y tế trong năm kế hoạchtiếp theo

Trang 13

Căn cứ này giúp cho công tác xây dựng kế hoạch có cái nhìn tổng quát

về những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành từ đó có kế hoạch động viên, khaithác các nguồn thu cũng như phân phối sử dụng chúng một cách đúng đắn,hợp lý cho kỳ kế hoạch

- Tình hình thực hiện kế hoạch của các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo

Hoạt động tài chính thường diễn ra theo một quy luật nhất định, trongtừng thời kỳ tương đối dài Do vậy, các tài liệu phản ánh tình hình thực hiện

kế hoạch của các năm trước, đặc biệt là các năm báo cáo cho phép dự báo, dựkiến tình hình tài chính của năm kế hoạch theo quy luật vận động của nhữngnăm trước

- Các chính sách chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu chi tài chính của ngành

Y tế

Để xây dựng các chỉ tiêu thu chi cho năm kế hoạch được sát, đúng thìngoài các căn cứ nêu trên phải đặc biệt tuân thủ các chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức thu chi tài chính của ngành thông qua hệ thống pháp luật và các văn bảnpháp lý của nhà nước

- Căn cứ vào số kiểm tra

Việc lập dự toán phải căn cứ vào số kiểm tra được cấp có thẩm quyềngiao Số kiểm tra là cơ sở, là hành lang pháp lý tạo điều kiện cho đơn vị lập

dự toán một cách chính xác, khách quan và khả thi

Phương pháp lập dự toán

Việc lập dự toán được tiến hành theo phương pháp lập từ cơ sở, tổnghợp từ dưới lên Theo phương pháp này thì các đơn vị cơ sở (Trạm xá, bệnhviện…) sẽ căn cứ vào số kiểm tra của các cấp có thẩm quyền giao tiến hànhlập dự toán thu, chi của đơn vị mình trong năm kế hoạch.Sau đó, thủ trưởngđơn vị có nhiệm vụ xét duyệt và gửi lên cơ quan chủ quản và cuối cùng tổnghợp thành dự toán thu chi của từng ngày

1.4.2 Thực hiện dự toán

Trang 14

Thực hiện dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chínhđơn vị sự nghiệp y tế công lập Đây là quá trình sử dụng tổng hòa các biệnpháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu đã được ghi trong

kế hoạch thành hiện thực Thực hiện dự toán đúng đắn là tiền đề quan trọng

để thực hiện các chỉ tiêu phát triển bệnh viện Tổ chức thực hiện dự toán lànhiệm vụ của tất cả các phòng, ban, các bộ phận trong đơn vị Do đó đây làmột nội dung đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính của đơn vị

sự nghiệp y tế Việc thực hiện dự toán diễn ra trong một niên độ ngân sách( ởnước ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm)

Căn cứ thực hiện dự toán

Dự toán thu chi (kế hoạch) của đơn vị sự nghiệp y tế đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt.Đây là căn cứ mang tính chất quyết định nhất trongchấp hành dự toán của đơn vị Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, cùng vớiviệc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, một hệ thống các văn bảnpháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính ngày càng được hoàn thiệnhơn.Việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng được luật hóa, tạo điều kiệncho đơn vi chủ động thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình

Khả năng nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của đơn vị.Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhànước

Yêu cầu của công tác thực hiện dự toán:

Đảm bảo phân phối, cấp phát, sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lý,tiết kiệm và hiệu quả

Đảm bảo giải quyết linh hoạt về kinh phí Do sự hạn hẹp của nguồnkinh phí và những hạn chế về khả năng dự toán nên giữa thực tế diễn ra trongquá trình chấp hành và dự toán có thể có những khoảng cách nhất định đòi hỏiphải có sự linh hoạt trong quản lý

Trang 15

Nguyên tắc chung là chi theo dự toán nhưng nếu không có dự toán màcần chi thì có quyết định kịp thời, đồng thòi có thứ tự ưu tiên việc gì trước,việc gì sau Khi thực hiện dự toán đơn vị sự nghiệp y tế cần phải chú ý:

 Khâu vệ sinh phòng dịch bệnh

 Thuốc men đảm bảo khám chữa bệnh

 Trang thiết bị

 Tiền lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên

 Sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của đơn vị

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và nhận được thôngbáo cấp vốn hạn mức, đơn vị chủ động sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Tổ chức thực hiện thu nhận các nguồn tài chính theo kế hoạch và quyền hạn

Tổ chức thực hiện các khoản chi theo chế độ, tiêu chuẩn và định mứctheo Nhà nước quy định trên cơ sở đánh giá hiệu quả chất lượng công việc

1.4.3 Quyết toán.

Công tác quyết toán là khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinhphí.Đây là quá trình phản ánh đầy đủ các khoản chi và báo cáo quyết toánngân sách theo đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung, và cáckhoản chi tiêu Trên cơ sở các số liệu báo cáo quyết toán có thể đánh giá hiệuquả phục vụ của chính bệnh viện, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đồngthời rút ra ưu, khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình quản lý để làm

cơ sở cho việc quản lý ở chu kỳ tiếp theo đặc biệt là làm cở sở cho việc lập kếhoạch của năm sau

Muốn công tác quyết toán được tốt cần phải

 Tổ chức bộ máy kế toán theo đúng quy định nhưng đảm bảo tinh giản,gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả

 Mở sổ sách theo dõi đầy đủ và đúng quy định

 Ghi chép cập nhập, phản ánh kịp thời và chính xác

 Thường xuyên tổ chức đối chiếu, kiểm tra

Trang 16

 Cuối kỳ, báo cáo theo mẫu biếu thống nhất và xử lý những trường hợptrái với chế độ để tránh tình trạng sai sót.

 Thực hiện báo cáo quý sau 15 ngày và báo cáo năm sau 45 ngày theoquy định của Nhà nước

1.4.4 Thanh tra, kiểm tra, đánh giá.

Việc thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng như dự kiến

Do vậy, đòi hỏi phải có sự thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện saisót, uốn nắn và đưa công tác quản lý tài chính đi vào nền nếp Việc kiểm tragiúp cho đơn vị nắm được tình hình quản lý tài chính nhằm đảm bảo hiệu quảđầu tư

Cùng với việc thanh tra, kiểm tra, công tác đánh giá rất được coi trọngtrong quá trình quản lý tài chính Đánh giá để xem việc gì đạt hiệu quả, nhữngviệc gì không đạt gây lãng phí để có biện pháp động viên kịp thời cũng nhưrút kinh nghiệm quản lý Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá hiện nay chưa thốngnhất và vẫn còn nhiều tranh luận và càng khó khăn do tính đặc thù của mình,hoạt động kinh tế của đơn vị sự nghiệp y tế gắn bó hữu cơ với mục tiêu “công bẳng trong cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân”.Hiện nay người tathường dùng ba nội dung để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của đơn vị,

Trang 17

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN

Thành phố Hà Nội hiện có 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và y học

cổ truyền, có tổng diện tích 68,91 ha với 7980 giường bệnh

Tuyến quận, huyện, thị xã:

Hà Nội có 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã trong đó có 7 trung tâm

y tế có giường bệnh Tổng diện tích của 7 trung tâm này là 2, 15 ha với tổng

số 115 giường bệnh

Tuyến xã, phường, thị trấn:

Hiện nay trên khắp địa bàn Hà Nội có 576 trạm y tế xã, phường, thị trấn

Trang 18

Ngoài ra có 20 đơn vị khác gồm: Các trung tâm chuyên khoa, Trườngcao đẳng y tế Hà Đông, Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội, Chi cục an toàn

vệ sinh thực phẩm, ban quản lý dự án

Về đội ngũ nhân lực và hệ thống đào tạo ngành y tế tại Hà Nội.

Toàn ngành y tế Hà Nội hiện có 12.847 cán bộ, công nhân viên chức.Phân theo cấp: - Thành phố : 5.409 người chiếm 42,1%

- Quận, huyện : 4.256 người chiếm 33,1%

- Xã, phường : 3.182 người chiếm 24,76%

Phân theo khối: - Khối hành chính : 191 người

- Khối sự nghiệp : 12.847 người

Theo chức danh:

Các bác sĩ có trình độ sau đại học có 1.312 người chiếm 10,01 %, đạihọc có 2.259 người chiếm 17,2%, cao đẳng có 177 người chiếm 1,4% Trunghọc chuyên nghiệp có 7.674 người chiếm 58,6%, còn lại là các bằng cấp khác

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị

Trong những năm gần đây, hệ thống y tế trên địa bàn Thành phố HàNội đã có những bước chuyển biến rõ rệt về việc đầu tư trang thiết bị y tế.Nhờ thực hiện chương trình nâng cấp thiết bị y tế cho Hà Nội và sự quan tâmcủa lãnh đạo Thành phố, các bệnh viện đã được đầu tư nâng cấp, mua sắmtrang thiết bị y tế hiện đại để phục vụ công tác khám, chữa bệnh một cáchhiệu quả hơn

Cơ sở vật chất của các bệnh viện và cơ sở y tế cũng được nâng cấp vàđầu tư Các bệnh viện như U Bướu, Tim, Thành Nhàn, Xanh Phôn, Thận, đãđược đầu tư nâng cấp hoặc thành lập mới Các TTYT ở các quận, huyện nhưThanh Trì, Tây Hồ, Từ Liêm… đã được đầu tư xây mới và nâng cấp về cơ sở

hạ tầng Một số bệnh viện được đầu tư để trở thành các trung tâm chuyên sâu,

kỹ thuật cao bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước như Xanh Pôn, ThanhNhàn, U bướu… Một số bệnh viện tranh thủ được các nguồn đầu tư viện trợcủa các tổ chức quốc tế và các nước, hoặc tự huy động nguồn vốn ngoài ngân

Trang 19

sách để tăng cường hệ thống trang thiết bị y tế như bệnh viện Phụ sản, Lao,Việt Nam- Cu Ba.

* Những hoạt động chủ yếu của ngành Y tế những năm gần đây.

- Công tác y tế dự phòng.

Thời gian qua, mạng lưới YTDP đã từng bước được hoàn thiện, hệthống YTDP tương đối hoàn chỉnh, gồm có Trung tâm y tế dự phòng (baogồm TTYTDP Thành phố và các TTYTDP quận, huyện, phường, xã)

Trung tâm YTDP Thành phố có nhiệm vụ vệ sinh, phòng bệnh, giám sát, pháthiện và phòng chống dịch bệnh chỉ đạo thực hiện với các trung tâm YTDPcấp dưới

- Y tế cơ sơ, và các chương trình y tế.

Tiếp tục duy trì hoạt động của y tế các cấp dưới, đảm bảo 100% cáctrạm, y tế xã phường có nhân viên y tế hoạt động Tăng số lượt người khámbệnh/ đầu người tại các trạm y tế từ 18,9% lên 24,6% trong vòng 3 năm

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình y tế, mục tiêu hoạtđộng của chương trình y tế quốc gia và Thành phố đều vượt kế hoạch đề ranhư: Chương trình tiêm chủng rộng mở rộng đạt 99,85%; giảm tỷ lệ suy dinhdưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi từ 15,5% xuống còn 8,2%

- Công tác khám chữa bệnh.

Công tác khám chữa bệnh có nhiểu chuyển biến tích cực, chất lượngchuyên môn từng bước được nâng cao Con số này ngày càng tăng lên, đầutiên thể hiện ở công suất khám chữa bệnh

- Công tác dược.

Cung ứng đầy đủ thuốc chất lượng tốt cho công tác khám chữa bệnh,thực hiện tốt các quy chế chuyên môn dược, quản lý, bảo quản, xuất nhậpthuốc theo đúng quy định Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất mua sắmtrang thiết bị và nhân lực cho khối dược, nhiều đơn vị đã và đang triển khaiứng dụng tin học trong quản lý dược

Trang 20

2.2 TÌNH HÌNH CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN CHO SỰ NGHIỆP Y

TẾ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

2.2.1 Số chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế.

Chi thường xuyên NSNN cho y tế được định nghĩa là khoản chi từNSNN cấp cho sự nghiệp y tế, cân đối từ thuế trực thu và gián thu

Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi đã được chủ tài khoản phê duyệt,NSNN sẽ cấp cho đơn vị một khoản tiền để chi trả, thanh toán các nhu cầuthường xuyên Để kiểm tra, giám sát các hoạt động thu chi, của đơn vị đối vớinguồn kinh phí do nhà nước cấp, các đơn vị phải đăng ký mở tài khoản tạiKho Bạc Nhà nước Thành Phố để phán ánh các khoản thu chi trong quá trìnhhoạt động, sản xuất cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh.Tình hình chi ngânsách nhà nước cho sự nghiệp y tế, được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1:

(Nguồn: Sở Tài Chính Hà Nội)

Trang 21

Biểu đồ 2: Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp Y tế.

Chi NSNN cho sự nghiệp y tế, đó là các khoản chi của ngân sáchThành phố nhằm mục đích thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏenhân dân trên địa bàn Thành phố Chính vì vậy mà Thành phố luôn dành cho

sự nghiệp y tế một nguồn kinh phí đáng kể Năm 2009, tổng chi thường xuyêncủa ngân sách Thành phố là 10.826.842 triệu đồng, trong đó chi cho sựnghiệp y tế là 885 653 triệu đồng, chiếm 8,18% Tiếp theo năm 2010 tỷ hi sựnghiệp y tế giảm xuống là 7,5% trong tổng số chi, nhưng số chi thường xuyênvẫn tăng là 1.134.478 triệu đồng Theo dự toán của năm 2011 thì chi ngânsách nhà nước cho sự nghiệp y tế là 1.150.240 triệu đồng, chiếm 7,1% trongtổng số chi là 16.115.760 triệu đồng

Tuy về số thực chi ngân sách cho sự nghiệp y tế tăng, nhưng tỷ trọng sovới các khoản chi sự nghiệp khác thì giảm, điều này phù hợp với cơ chế tựchủ tài chính mới trong hoạt động y tế

Khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thì nguồn thu từ ngân sách nhànước không còn là nguồn tài chính duy nhất, nhưng nguồn ngân sách vẫn luôn

là nguồn lực chủ đạo, nhằm đưa các hoạt động theo đúng hướng và mục tiêu

Trang 22

đã đề ra, chính vì vậy mà chi ngân sách Thành phố cho sự nghiệp y tế sẽ phảităng, nhưng tỷ trọng so với các ngành khác giảm, để phù hợp và đảm bảo pháttriển toàn diện nền kinh tế.

Không chỉ tăng lên về số lượng, mà chi ngân sách nhà nước cho sựnghiệp y tế tăng lên cả về chất lượng Tức là đã giảm được những khoản chicho kiến thiết, thị chính gọn nhẹ bộ máy quản lý, tăng chi sự nghiệp chophòng bệnh và sự nghiệp khám chữa bệnh Cộng thêm những kết quả đã đạtđược trong thời gian qua đã thể hiện được hiệu quả trong công tác quản lý chingân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế

Mặc dù, ngân sách nhà nước cấp cho chi thường xuyên thường xuyêntăng, song mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu Số còn lại các đơn vịphải bổ sung từ nguồn kinh phí khác mà chủ yếu là thu viện phí và bảo hiểm ytế

Ngoài ra ngân sách Thành phố còn chi cho sự nghiệp Y tế trong cáchoạt động khác như:

Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấpBộ…

Kinh phí Nhà nước thanh toán cho đơn vị theo chế độ đặt hàng để thựchiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, theo giá khung giá do Nhà nước quy định

2.2.2 Tình hình chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp Y tế theo các nhóm mục chi.

Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách hàng năm, được phân bổchi tiêu theo các nhóm mục chi được thể hiện ở dưới biểu đồ sau:

Trang 23

Biểu đồ 3

Chi cho con người – thuộc nhóm mục chi I chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong các khoản chi, từ 80% -90% tổng chi trong kinh phí thường xuyên củangân sách nhà nước cấp cho sự nghiệp y tế

Chi cho nghiệp vụ chuyên môn- thuộc nhóm chi II là khoản chi quantrọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh Khoản chi này, chiếm

tỷ trọng khoảng 10% Trong đó chủ yếu chi mua thuốc, vật tư chuyên môn(chiếm 85%-95%) tổng chi cho sự nghiệp chuyên môn) Ngoài ra là cáckhoản chi khác: mua sắm trang thiết bị chuyên môn nhưng không phải là tàisản cố định, mua bán, in ấn tài liệu chuyên môn, chi cho sự nghiệp nghiêncứu đề tài

Trang 24

Chi mua sắm sữa chữa- thuộc nhóm chi thứ III Các đơn vị sự nghiệp y

tế ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc y tế hiện đại Số kinhphí đầu tư cho nâng cấp, sửa chữa lớn và mua sắm mới TSCĐ, chiếm từ dưới5% tổng chi NSNN

Các khoản chi khác- thuộc nhóm chi IV đang có xu hướng tăng nhanh

và chiếm tỷ trọng dưới 5% Xu hướng chung chi khác phải ngày càng giảm,nhưng do các đơn vị sự nghiệp có nhiều máy móc hiện đại, kỹ thuật cao đòihỏi phải luôn được bảo dưỡng, sửa chữa Mặt khác do quy mô mở rộng nênnhu cầu sử dụng điện, nước… của các đơn vị rất lớn và ngày càng tăng Vìvậy cần có biện pháp để tiết kiệm hơn nữa các khoản chi này, tránh sử dụnglãng phí, tùy tiện

Để có nhận xét đúng đắn nhất, ta đi phân tích sâu từng nhóm mục chi

cụ thể

* Nhóm chi cho con người

Xét dưới góc độ y tế phục vụ con người thì con người là mục tiêu phục

vụ của ngành y tế, nhưng xét dưới góc độ xây dựng và phát triển thì conngười, những người làm trong ngành y tế, không những là mục tiêu phục vụngành y tế, mà đó còn là chủ thể xây dựng và phát triển y tế

Chi cho con người là nhóm chi đảm bảo bù đắp hao phí sức lao động, làđiều kiện đầu tiên để duy trì sự sống của con người, từ đó mới có thể thựchiện được nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Cơ cấu chi conngười được thể hiện ở bảng dưới đây:

Trang 25

Bảng số 01 : Cơ cấu chi cho con người theo các tiểu nhóm chi.

ĐVT : Triệu đồng

Mục chi

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011( Dự toán)

Số đã thực hiện

Tỷ trọng (%)

Số đã Thựchiện

Tỷ trọng (%)

Số đã Thực hiện 2010/2009 (%)

Số Thực hiện

Tỷ trọng (%)

Tổng chi cho con người 765.647 100 986.428 100 128,8 1.002.090 100

3 Sinh hoạt phí CB đi học 258.559 33,77 216.225 21,92 83,6 164.342 16,4

Trang 27

Qua bảng số 01, ta thấy tổng chi cho con người tăng lên, năm 2009 là 472.440 triệu đồng, thì năm 2010 là 514.518 triệu đồng với tốc độ tăng là 14,62, con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2011, theo dự toán thì chi thường xuyên của ngân sách thành phố sẽ dành 573.870 triệu đồng, để chi trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong ngành y tế.

Hàng năm thì khoản chi thường xuyên cho con người trong sự nghiệp

y tế, không ngừng tăng lên, và luôn chiếm trên 80% tổng chi thường xuyên,

và việc thực hiện luôn vượt kế hoạch đề ra Đó là do sự tác động của các chính sách về tiền lương, phụ cấp, chính sách kinh tế, hay lạm phát dẫn đến phải tăng nguồn chi thường xuyên cho nhóm mục chi này

Để hiểu rõ hơn, thì ta đi phân tích các yếu tố cấu thành nên nhóm chi con người, là các tiểu nhóm bao gồm: Tiền lương, phụ cấp lương, sinh hoạt phí cán bộ đi học, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp khác

Mục chi tiền lương, là mục chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi cho con người, luôn chiếm trên 50% tổng chi Mục chi này gia tăng cả về số lượng và tỷ trọng Năm 2009 chiếm 47,85%, năm 2010 tăng lên là 298.430 triệu đồng và chiếm tỷ trọng là 55,11%, năm 2011 là 58,91%

Mục chi sinh hoạt phí cán bộ đi học lớn thứ hai sau mục chi lương

Nguyên nhân là do đặc điểm của công tác y tế là kỹ thuật y tế đổi mới không

ngừng và ngày càng hiện đại Mặt khác, trình độ cán bộ y tế đi được đào tạo

ở nước ngoài của Thành phố hiện nay còn thấp nên đầu tư để đào tạo nâng

Trang 28

cao trình độ chuyên môn tay nghể của các cán bộ, công chức, viên chức làm

trong ngành y tế là một hướng đi đúng đắn

Trong thời gian gần đây mục chi này giảm cả tỷ trọng và số lượng,

không phải là do ngành y tế bớt chăm lo đến công tác đào tạo mà do nguồn

chi này đã huy động được nhiều nguồn vốn khác gánh đỡ để làm giảm gánh

nặng cho NSNN Đó là các nguồn như viện trợ, kinh phí chương trình, dự án

của ngân sách trung ương

Mục chi phụ cấp lương chiếm tỷ trọng nhỏ sau lương, sinh hoạt phí

cán bộ đi học và các khoản đóng góp Năm 2009 chiếm 4,08%, năm 2010

chiếm 5,19% và năm 2011 chiếm 6,9% Phụ cấp lương được coi là khoản

chi quan trọng để tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo tốt hơn

đời sống của họ, thể hiện sự công bằng trong phân công công tác

Trang 29

Cần phải gia tăng tỷ trọng cho mục chi này Bởi công tác y tế có đặc

thù là môi trường làm việc trong điều kiện độc hại, lây nhiễm, dịch bệnh

Công tác y tế rất bị động do bệnh dịch, thảm hoạ xẩy ra bất cứ lúc nào ở bất

cứ đâu Thời gian làm việc của ngành y tế thường 24/24h, kể cả ngày lễ tết,

chủ nhật, cán bộ công chức, viên chức ngành y tế vẫn phải làm việc, để phục

vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Mục chi tiền thưởng gia tăng về tỷ trọng cũng là một lẽ thường khi mà

trong những năm vừa qua ngành y tế Thành phố có những bước phát triển

đáng tự hào Khoản chi này góp phần khuyến khích cán bộ chuyên môn

không ngừng nghiên cứu sáng tạo

Mục chi phúc lợi tập thể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ năm 2009 tỷ trọng là

1,87%, năm 2010 tỷ trọng là 3,59% và tăng 134,49%, năm 2011 lại chỉ

chiếm tỷ trọng là 2,26% và giảm mất 35,48% Khoản chi này không ổn định

Trang 30

nhưng vẫn phát huy được tác dụng hỗ trợ một phần thu nhập cho cán bộ

công nhân viên

* Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo điều kiện vật chất cần thiết cho các

cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình

Trong các nhóm chi sự nghiệp y tế, nhóm chi này có một vị trí đặc biệt quan

trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc Ta có biểu đồ 4 sau:

Trang 31

Qua bảng, ta thấy tỷ trọng số chi nghiệp vụ chuyên môn trong sự

nghiệp y tế đã có sự gia tăng trong thời gian qua Năm 2009 là 9,28% 2010

là 9,15% năm 2011 là 9,05 % (Biểu đồ trên) Điều này chứng tỏ mục chi này

đã và đang được nhìn nhận và quan tâm đầu tư để tương xứng với vị trí của

Với số kinh phí được cấp này đã tạo điều kiện cho các cơ sở y tế (các

bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế …) mua sắm các vật tư, trang thiết bị kỹ

thuật chuyên dụng, bảo hộ lao động có chất lượng tốt hơn để phục vụ công

tác khám chữa bệnh, phòng bệnh; nghiên cứu các loại thuốc, phương pháp

chữa bệnh mới; thực hiện tốt việc ngăn chặn các bệnh dịch lây lan trong

cộng đồng, mở rộng qui mô khám chữa bệnh

Xét về mặt tỷ trọng, thì tỷ trong của nhóm chi này vẫn còn nhỏ so với

yêu cầu Bởi vì đối với ngành y tế, nhóm chi này tương đối quan trọng Xét

Trang 32

trong cơ cấu chi sự nghiệp y tế thì nên tăng tỷ trọng của nhóm chi này từ

phần kinh phí hạn chế đi của nhóm chi khác

Thực tế cho thấy tuy đã được sự quan tâm đầu tư, song các trung tâm

y tế vẫn chưa thể đáp ứng được hết các nhu cầu khám chữa bệnh của người

dân, các bệnh viện tuyến Thành phố chưa đáp ứng được công nghệ cao trong

khám chữa bệnh, nên vẫn còn phải đổ xô đến các tuyến TW để khám chữa

bệnh

* Nhóm chi mua sắm sửa chữa

Cơ sở vật chất kỹ thuật của bệnh viện, các trung tâm phòng và khámchữa bệnh là một khâu quan trọng không thể thiếu được của toàn ngành y tế,

nó quyết định chất lượng hoạt động của sự nghiệp y tế

Hàng năm, do sự xuống cấp tất yếu của cơ sở vật chất và do nhu cầuhoạt động mà cần phải có kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc sữa chữa

để phục hồi lại giá trị sử dụng của những TSCĐ đã bị xuống cấp Ngoàinhững nguồn vốn do huy động từ tầng lớp nhân dân và sự tài trợ của các tổchức, NSNN cũng dành một khoản đầu tư cho việc mua sắm, sửa chữaTSCĐ Số chi ngân sách cho nhóm chi này được thể hiện ở bảng số 02:

Trang 33

Bảng 02: Cơ cấu chi mua sắm theo tiểu mục chi.

Tỷ trọng (%)

Số đã Thực hiện

Tỷ trọng (%)

Số đã Thực hiện 2010/2009 (%)

Số sẽ Thực hiện

Tỷ trọng (%)

1 Chi mua sắm. 12,965 46,92 19.671 57,8 151,72 20.553 64,8

2 Chi mua sửa chữa. 7.585 27,45 11.261 33,09 148,4 8.473 25,9

Trang 34

3 Chi xây dựng nhỏ. 7.082 25,63 3.097 9,1 43,7 3.042 9,3

(Nguồn: Sở Tài chính Hà Nội)

Trang 35

Trong nhóm chi mua sắm, sửa chữa có các tiểu mục: chi mua sắm, mục chi sửa chữa, chi xây dựng số, để hiểu rõ hơn về nhóm mục chi này, ta

đi xem xét từng tiều mục nhỏ sau:

Chi mua sắm là khoản chi có tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi của

nhóm này Điều này cũng dễ hiểu vì trang bị vật chất của các cơ sở y tế hiện

nay còn ở tình trạng lạc hậu Thời gian qua đã trang bị các thiết bị chuyên

dụng, máy vi tính, máy Fax và mua những tài sản cố định như: Xe ô tô, xe

máy giúp cán bộ di chuyển, đây là đòi hỏi cấp thiết của ngành y tế Do kỹ

thuật y tế đổi mới không ngừng; trang thiết bị y tế hiện đại với nhiều thông

số kỹ thuật và rất đắt tiền

Tỷ trọng của nhóm chi này tăng nhanh trong 3 năm qua Năm 2009

chiếm 46,92%, năm 2010 chiếm 57,8% và năm 2011 là 64,8% Chỉ số thực

hiện cũng tăng nhanh, năm 2010 thực hiện 133,5% so với năm 2009

Trang 36

Mục chi sửa chữa, trong thời gian qua tập trung sửa chữa các tài sản

cố định phục vụ công tác chuyên môn, công tác duy trì bảo dưỡng được thực

hiện tốt đã góp phần giảm một lượng đáng kể kinh phí cho việc mua mới

Tình hình chi sửa chữa tăng, giảm một cách phù hợp từ năm 2009 đến

năm 2010 tăng 5,65% và năm 2010 sang năm 2011 giảm 7,2% Điều này

không có nghĩa là sự quan tâm của chi cho sữa chữa TSCĐ giảm xuống mà

Thành phố đã có sự đầu tư về cơ sở vật chất ban đầu cho các bệnh viện cũng

như các TTYT rất kỹ lượng nên việc sữa chữa lại các TSCĐ giảm xuống là

điều đáng mừng, vì nó chứng minh một điều là cơ sở vật chất của các đơn vị

sự nghiệp y tế vẫn luôn được đảm bảo chất lượng

Mục chi xây dựng nhỏ: Việc xây dựng nhỏ được tập trung ở một số cơ

sở y tế Năm 2009 tỷ trọng nhóm chi này là 25,63%, năm 2010 là 9,1% và

năm 2011 là 9,3% Nhóm chi này là cần thiết để tăng cường và đảm bảo

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 01 : Cơ cấu chi cho con người theo các tiểu nhóm chi. - tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiêp y tế trên địa bàn thành phố hà nội
Bảng s ố 01 : Cơ cấu chi cho con người theo các tiểu nhóm chi (Trang 25)
Bảng 02: Cơ cấu chi mua sắm theo tiểu mục chi. - tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiêp y tế trên địa bàn thành phố hà nội
Bảng 02 Cơ cấu chi mua sắm theo tiểu mục chi (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w