Về số chi thường xuyên NSNN Tích cực

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiêp y tế trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

- Tích cực

Những kết quả đạt về chất lượng dịch vụ y tế như hiện nay:

Thứ nhất, đạt hầu hết các chỉ tiêu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho

người dân trên địa bàn thủ đơ.

Tuổi thọ tăng trung bình từ 75 tuổi đến 77 tuổi, cao hơn mức trung bình chung của cả nước.

Tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh giảm xuống còn 7,4%, đây là tỉ lệ rất thấp so với tủ lệ trung bình của cả nước là 17,9%.

Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành y tế thủ đô được đầu tư nâng

Học viện Tài Chính

các bệnh viện tuyến Thành phố, đặc biệt là nhiều bệnh viện chuyên khoa được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Nhiều phòng khám đa khoa, trung tâm y tế dự phòng, được trang bị theo hướng hiện đại hóa, để nâng cao năng lực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏa cho người dân một cách tốt nhất.

Thứ ba, về nguồn nhân lực được tăng cường. Số bác sĩ được đào tạo

hàng năm tăng lên, tỷ lệ bác sỹ/1 vạn dân là 5,28 bác sĩ, thực hiện xã hội hóa cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong những năm gần đây, các bệnh viên trên địa bàn Thành Phố đã tăng cường thu hút nguồn lực cho cơng tác chăm sóc sức khỏe.

Thứ tư, đưa được nhiều khoa học, công nghệ kỹ thuật cao vào công

tác khám chữa bệnh.

Thứ năm, công tác YTDP đã được triển khai rộng rãi trên địa bàn

Thành Phố, một số bệnh được giảm đáng kể, như ho gà còn 0,47 trường hợp/ 100 nghiền dân, giảm 183 lần, bệnh bạch hầu cịn 0,06 trường hợp/100 nghìn dân, giảm 82 lần. Ngồi ra, cịn tăng cường cơng tác kiểm tra, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên 800 cơ sở, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn trên Thành phố.

Thứ sáu, cơng tác khám chữa bệnh có nhiều chuyển biến tích cực,

chất lượng chun mơn từng bước được nâng cao.

Thứ bảy, việc triển khai, sử dụng các chế độ chính sách đối với việc

khám chữa bệnh đến người dân kịp thời và chính xác, đảm bảo cơng bằng giữa các đối tượng trong việc khám, chữa bệnh.

Tất cả những thành công trên, phải kể đến sự thành công không nhỏ trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Các khoản chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế của Thành phố ln đóng vai trị chủ đạo, bao trùm lên mọi hoạt động y tế diễn ra trên địa

Học viện Tài Chính

bàn Thành phố, theo đó khuyến khích sự tham gia của nhiều chủ thể vào các hoạt động y tế.

Chi ngân sách nhà nước tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển các hinh thức cơ sở y tế ngồi cơng lập (đó là việc thành lập các phịng khám tư nhân hay bán cơng).

- Hạn chế

Với mức chi thường xuyên của ngân sách như hiện nay, mặc dù có tăng qua hàng năm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của ngành y tế.

Nguồn kinh phí thường xuyên do ngân sách cấp cho các đơn vị sự nghiệp y tế hàng năm có tỷ trọng giảm dần, chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của các đơn vị, trong khi các đơn vị ln phải đối mặt với tình trạng bệnh nhân quá tải. Nguồn NSNN cấp chủ yếu là chi cho con người và các hoạt động phí, cịn chi cho bệnh nhân chủ yếu lấy từ nguồn thu viện phí và nguồn BHYT thu được.

Như chúng ta đã biết, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trình độ chun mơn của các cán bộ y tế, nhà cửa, buồng bệnh, trang thiết bị.. Nhưng với khoản chi thường xuyên mà ngân sách cấp như hiện nay thì có rất nhiều hạn chế, tỷ lệ phân chia giữa các mục chi chưa đồng đều, chủ yếu là tập trung vào nhóm mục chi cho con người.

Trong tổng khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế, thì nhóm mục chi cho con người là chiếm khoảng trên 80%, mặc dù, khoản mục chi cho con người hàng năm có tăng lên, nhưng so với mức lạm phát hiện nay, chi phí giá cả tăng cao thì khoản chi cho con người do ngân sách nhà nước cấp như hiện nay, vẫn chưa đảm bảo được mức sống của cán bộ, công nhân viên chức ngành y tế. Trong khi, các đơn vị sự nghiệp

Học viện Tài Chính

y tế cịn khó khăn trong việc làm thế nào để tăng thêm nguồn thu, để bù đắp nguồn chi phí.

Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ với cán bộ viên chức (cụ thể là các y, bác sĩ) y tế với mức như hiện nay, còn chưa phù hợp, chưa tương xứng với công sức mà họ đã bỏ ra. Như chúng ta đã biết, đặc thù của ngành y tế, là địi hỏi phải có thời gian học tập dài, khoảng trên 6 năm, còn những ngành đặc biệt như phẫu thuật,chỉnh hình thậm chỉ có thể là 10 năm, do đó kéo theo chi phí khá lớn. Với mức lương như hiện nay, thì so với những gì mà họ đã bỏ ra là khơng phù hợp.

Chính vì vậy, mà hiện nay có nhiều tình trạng, “chảy máu chất xám” nhiều các bác sĩ giỏi, muốn ra làm ở các cơ sở tư nhân với mức lương hấp dẫn, nếu khơng thì cũng muốn làm ở các cơ sở tuyến cao hơn, dẫn đến tình trạng các sơ sở y tế ở tuyến dưới như là (quận, phường) ln vắng bóng bệnh nhân, mà thay vào đó là tình trạng q tải ở các bệnh viện TW.

Qua những phân tích ở trên, phần lớn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước dành cho con người, nhưng vẫn chưa tương xứng với những gì họ đã bỏ ra, chưa đảm bảo cho họ cuộc sống ổn, thì hỏi những nhóm mục khác, như nghiệp vụ chun mơn, mua sắm sữa chữa, đó là những khoản mà nguồn ngân sách nhà nước dành một khoản nhỏ hơn rất nhiều so với chi cho con người, vậy điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Vậy cần phải có những giải pháp phù hợp để đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiêp y tế trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w