1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp

100 670 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 589,5 KB

Nội dung

Cụ thể là: Thứ nhất, bám sát các quan điểm mới nhất của Đảng và Nhà nước về quản lý vốn đầu tư KCHTKT từ NSNN đối với một địa phương cụ thể, thểhiện trong các nghị quyết, quy hoạch, nghị

Trang 1

Trong hơn hai năm qua, bằng sự cố gắng của bản thân và sự quan tâmtạo điều kiện giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, tôi đã hoàn thành khóa họcCao cấp lý luận chính trị - Hành chính tại Học viện Chính trị - Hành chínhquốc gia Hồ Chí Minh do thành ủy Hà Nội tổ chức

Trước hết, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Tổng Công ty Đầu tư và pháttriển nhà Hà Nội, ban Tổ chức thành ủy Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi được theo học chương trình này

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc Học viện Chínhtrị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy, cho tôi đượctiếp cận với một hệ thống lý luận chính trị là nền tảng của mọi hoạt động xãhội, là tri thức của loài người, những tinh hoa của dân tộc và nhân loại, giúptôi nắm bắt được những kiến thức bổ ích phục vụ trong công tác và cuộc sốnghàng ngày

Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong ban chủ nhiệm lớp học, ban cán

sự lớp và toàn thể các đồng chí học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị - Hànhchính thành ủy Hà Nội khóa 17 đã nhiệt tình trong công tác tổ chức, xây dựngmột tập thể đoàn kết và hoàn thành chương trình học tập với chất lượng cao

Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ Trịnh Thị Ái Hoa đã tận tìnhchỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện bản luận văn này

Do thời gian nghiên cứu có hạn, nội dung nghiên cứu đang là nhữngvấn đề nóng bỏng, phức tạp, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng hành của cácngành, các cấp trên tất cả các lĩnh vực nên bản luận văn này không thể tránhkhỏi những thiếu sót

Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo

và độc giả để nâng cao hơn nữa ý nghĩa thực tiễn của bản luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn./.

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN 7

1.1 VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN 7

1.1.1 Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư 7

1.1.2 Hệ thống KCHTKT trong nền kinh tế 14

1.1.3 Vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 20

1.2 QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN 22

1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 22

1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 25

1.2.3 Các yêu cầu của quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 31

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 34

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 34

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội 36

2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 38

2.2.1 Thực trạng hệ thống KCHTKT của thành phố Hà Nội 38

2.2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 45

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 49

2.3.1 Thực hiện và cụ thể hoá khung khổ pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 49

2.3.2 Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới KCHTKT, cân đối nguồn vốn và bố trí vốn ngân sách 51

2.3.3 Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 53

2.3.4 Tổ chức bộ máy và cán bộ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 55

Trang 3

2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT

TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006-2010 59

2.4.1 Kết quả đạt được 59

2.4.2 Những hạn chế chủ yếu 62

2.4.3 Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế 64

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 67

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 67

3.1.1 Phương hướng phát triển KCHTKT của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 67

3.1.2 Dự báo nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng KCHTKT của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 Phương hướng hoàn thiện quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 78

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011- 2020 81

3.2.1 Đổi mới công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn thành phố 81

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 85

3.2.3 Đổi mới phương thức quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN theo đầu ra của các dự án 87

3.2.4 Nâng cao năng lực bộ máy và cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 88

3.2.5 Tăng cuờng công tác kiểm tra, giám sát đối với vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN 89

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC

Trang 4

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

ODA Viện trợ phát triển chính thức

ODF Tài trợ phát triển chính thức

năm 2010 (tính theo giá thực tế) 37

Trang 5

Bảng 2.3 Tổng nguồn vốn đầu tư vào thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 –

2010 (tính theo giá thực tế) 45

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn đầu tư xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 46

Bảng 2.5 Vốn NSNN đầu tư vào các ngành trên địa bàn thành phố giai

đoạn 2006 – 2010 (tính theo giá thực tế) 48

Bảng 3.1 Các tuyến đường trên cao dự kiến được xây dựng tại thành phố

Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020 70

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu phát triển điện lực thành phố Hà Nội giai đoạn

2011-2020 73

Bảng 3.3 Nhu cầu vốn phát triển KCHTKT thành phố Hà Nội giai đoạn

2011 – 2020 (tính theo giá thực tế) 78

Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT thành phố Hà

Nội giai đoạn 2011 – 2020 79

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Với tính chất đa dạng và thiết thực, KCHT là nền tảng vật chất có vaitrò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốcgia cũng như mỗi vùng lãnh thổ Có KCHT đồng bộ và hiện đại, nền kinh tếmới có điều kiện tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững

Việc phát triển KCHT trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam có các tácđộng hết sức quan trọng: KCHT phát triển mở ra khả năng thu hút các luồngvốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội ; KCHT phát triển đồng bộ,hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọngđiểm và từ đó tạo ra các tác động lan tỏa lôi kéo các vùng liền kề phát triển ;KCHT phát triển trực tiếp tác động đến các vùng nghèo, hộ nghèo thông quaviệc cải thiện hạ tầng để nâng cao điều kiện sống của hộ ; Phát triển KCHTthực sự có ích với người nghèo và góp phần vào việc giữ gìn môi trường ;Đầu tư cho KCHT, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn đem đến tác độngcao nhất đối với giảm nghèo ; Phát triển KCHT sẽ tạo điều kiện nâng caotrình độ kiến thức và cải thiện tình trạng sức khỏe cho người dân, góp phầngiảm thiểu bất bình đẳng về mặt xã hội, nhất là cho người nghèo [23]

Như vậy, KCHT đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển Hệ thốngKCHT phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng caonăng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.Ngược lại, một hệ thống KCHT kém phát triển sẽ là một trở lực lớn, kìm hãm

sự phát triển trên mọi lĩnh vực

Ở Việt Nam, với quan điểm “kết cấu hạ tầng đi trước một bước” trongnhững năm qua, Chính phủ đã dành một mức đầu tư khá cao cho phát triểnKCHT Khoảng 9 - 10% GDP hàng năm đã được đầu tư vào các ngành giao

Trang 7

thông, năng lượng, nước, vệ sinh môi trường,… Một tỷ lệ tương đối cao sovới chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên, việc đầu tư vào lĩnh vực này từ NSNN cũng còn không ítbất cập Điển hình là hiệu quả đầu tư thấp, công tác quản lý vốn đã và đangbộc lộ hạn chế nhiều mặt, từ khâu quy hoạch, kế hoạch, dự toán, bố trí nguồnvốn đến việc xác lập cơ chế, thực hiện chính sách, triển khai quản lý, điềuhành, kiểm tra, kiểm soát, quyết toán,… Điều đó đòi hỏi cần thiết phải đổimới hoạt động quản lý vốn đầu tư từ NSNN ở nước ta nói chung và ở từng địaphương nói riêng

Thủ đô Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, có ý nghĩarất quan trọng đối với sự phát triển về mọi mặt không những trong nước màcòn của cả khu vực Đông – Nam Á Trên địa bàn thành phố, ngoài hệ thốnggiao thông nội đô còn có nhiều tuyến giao thông huyết mạch nối với các tỉnhlân cận từ Bắc đến Nam, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước,…trong thànhphố Hiện tại và trong tương lai, Hà Nội luôn là một thành phố thể hiện sựphát triển phồn vinh, ổn định và bền vững của cả nước

Những năm qua, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, thành phố Hà Nộiluôn quan tâm đầu tư hệ thống KCHTKT từ NSNN, tạo điều kiện phát triểncác ngành để hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đầu tư vàkhai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên; đầu tư không chỉtạo ra cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn là yếu tốthu hút đầu tư trong nước và quốc tế Hệ thống KCHTKT, nhất là giao thông,điện, nước của thành phố Hà Nội những năm gần đây đã được cải thiện mạnh

mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Tuy nhiên trong quá trình đô thị hoá, không thể tránh khỏi những hạnchế, nhất là việc quy hoạch chưa đồng bộ, quản lý đầu tư xây dựng còn nhiềubất cập, hiệu quả chưa tương xứng với đầu tư, nhiều công trình hạ tầng cònkém chất lượng, thất thoát, lãng phí lượng lớn vốn đầu tư; vấn đề vệ sinh môi

Trang 8

trường đô thị, vấn đề cấp, thoát nước, vấn đề môi trường,… còn gây nhiềubức xức với nhân dân

Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu

tư, nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN, đểkhắc phục những hạn chế đang diễn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triểnkinh tế - xã hội của thành phố

Xuất phát từ yêu cầu trên, việc xác định định hướng và đề ra những giảipháp thiết thực để hoàn thiện công tác quản lý đối với vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN của thành phố từ nay đến năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng Việc nghiên cứu Đề tài: “Một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư

xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội Thực

trạng và giải pháp” dưới dạng một luận văn mang tính cấp thiết với mục

đích hướng đến giải quyết các yêu cầu cấp thiết nêu trên

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

- Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở

hệ thống hoá và tổng kết lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từNSNN, qua phân tích đánh giá thực trạng, luận chứng đề xuất các giải pháp

về quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn thành phố

Hà Nội giai đoạn 2011- 2020

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nêu trên, nhiệm vụ

nghiên cứu đặt ra là:

+ Hệ thống hoá lý luận cơ bản về quản lý vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN ở cấp độ toàn quốc nói chung và cấp độ một địa phương(tỉnh, thành phố) nói riêng

+ Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện quản lý vốn đầu tư xâydựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010

+ Luận chứng các giải pháp nhằm đổi mới quản lý vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công

tác quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn thành phố

Hà Nội “Quản lý” ở đây được hiểu cả ở góc độ quản lý nhà nước trong cáckhâu chính, cả ở góc độ triển khai tổ chức quản lý các dự án đầu tư cụ thể

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu hệ thống KCHTKT trênđịa bàn thành phố Hà Nội trong mối liên quan đến hệ thống KCHTKT toànquốc nhằm đề ra những giải pháp có tính gắn kết và khả thi

+ Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, đánh gia thực trạng quản

lý trong khoảng thời gian từ 2006 - 2010 và đề xuất những giải pháp đếnnăm 2020

+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình quản lý vốn đầu

tư xây dựng KCHTKT của thành phố Hà Nội từ nguồn vốn ngân sách thànhphố quản lý trên 5 lĩnh vực chủ yếu sau: hệ thống điện, hệ thống giao thông,

hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và hệ thống thuỷ lợi Một số lĩnh vựckhác cũng thuộc hệ thống KCHTKT như viễn thông, bưu chính, cây xanh,v.v nhưng do phương thức đầu tư có tính chuyên biệt nên không thuộc phạm

vi nghiên cứu của luận văn

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương án tiếp cận: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ

quản lý của nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trênđịa bàn thành phố Hà Nội Nguồn vốn dùng để đầu tư cho hệ thống KCHTKTcủa thành phố ở đây bao gồm cả nguồn vốn ngân sách địa phương, ngân sáchtrung ương cấp và vốn viện trợ từ nước ngoài

Luận văn sử dụng cách tiếp cận hai chiều, chiều thứ nhất dựa trên phânloại về nguồn vốn đối với các dự án KCHTKT nhằm làm sáng tỏ thực trạngvốn ngân sách phân bổ cho từng loại KCHTKT; chiều thứ hai dựa vào đặc

Trang 10

điểm, nội dung và yêu cầu của quản lý vốn đầu tư từ NSNN để làm sáng tỏthực trạng công tác quản lý vốn đầu tư đối với các công trình xây dựngKCHTKT từ NSNN, từ đó căn cứ mục tiêu đề ra giải pháp gắn với từng nộidung của công tác quản lý.

- Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của quá trình nghiên

cứu đề tài là dựa trên thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương phápduy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để nhận thức xem xét tìnhhình một cách hiện thực khách quan, logic, từ đó đưa ra những giải pháp cótính khả thu cao Cụ thể là:

Thứ nhất, bám sát các quan điểm mới nhất của Đảng và Nhà nước về

quản lý vốn đầu tư KCHTKT từ NSNN đối với một địa phương cụ thể, thểhiện trong các nghị quyết, quy hoạch, nghị định,…

Thứ hai, sử dụng lý luận về đầu tư và KCHT nói chung, vốn đầu tư xây

dựng KCHTKT và KCHTKT nói riêng, quản lý vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN, từ đó làm cơ sở cho việc luận chứng các nội dung lýthuyết và các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từNSNN của một địa phương

Thứ ba, bám sát điều kiện thực tế của thành phố Hà Nội để đề ra giải

pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN sát với tìnhhình thực tiễn

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống hoá cácvấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN.+ Phương pháp phân tích thực chứng làm nổi bật thực trạng về vốnNSNN cho phát triển hệ thống KCHTKT và thực trạng quản lý vốn đầu tưxây dựng KCHTKT từ NSNN

+ Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phântích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải phápquản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Trang 11

+ Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu tàiliệu: sử dụng các tài liệu để tổng hợp các kết quả đã đạt được, kế thừa, tiếpthu những lý luận đã công bố, hệ thống hoá lại cho phù hợp với nội dung của

đề tài

5 Đóng góp khoa học của luận văn:

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đối với vốnđầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN của một địa phương

- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý đối với vốn đầu

tư xây dựng KCHTKT từ NSNN trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Luận chứng các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới hoạt động quản lý đốivới vốn đầu tư xây dựng KCHTKT

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương, 8 tiết

Trang 12

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN

1.1 VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN

1.1.1 Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư

1.1.1.1 Vốn đầu tư

Vốn đầu tư là yếu tố có vai trò quyết định trong quá trình phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia Ở Việt Nam, để đảm bảo cho nền kinh tế tiếp tụctăng trưởng và phát triển bền vững, vốn đầu tư đã được huy động và sử dụngvới quy mô ngày càng tăng và hiện nay đã đạt mức trên dưới 40% GDP hàngnăm Vốn đầu tư là một phạm trù kinh tế, đã được các nhà kinh tế học từtrường phái cổ điển đến hiện đại đề cập đến dưới nhiều góc độ nghiên cứukhác nhau

Dưới góc độ tài chính- tiền tệ, “vốn đầu tư là tổng số tiền biểu hiện nguồn gốc hình thành của tài sản được đầu tư trong kinh doanh để tạo ra thu nhập và lợi tức” [15, tr.29] Dưới góc độ là nhân tố đầu vào, “vốn đầu tư là một trong ba yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất (lao động, đất đai, vốn)”

[14, tr.300]

Theo Điều 3, Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày

29/11/2005, “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp” [17].

Tài sản hợp pháp gồm: Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác;trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác; các quyền theo hợp đồng,bao gồm cả hợp đồng chìa khoá trao tay, hợp đồng xây dựng, hợp đồng quản

lý, hợp đồng phân chia tài sản hoặc doanh thu; các quyền đòi nợ và quyền có

Trang 13

giá trị kinh tế theo hợp đồng; công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cảnhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại,nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ; các quyền chuyển nhượng, bao gồm cả cácquyền đối với thăm dò và khai thác tài nguyên; bất động sản; quyền đối vớibất động sản, bao gồm cả quyền cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn, thế chấphoặc bảo lãnh; các khoản lợi tức phát sinh từ hoạt động đầu tư, bao gồm cả lợinhuận, lãi cổ phẩn, cổ tức, tiền bản quyền và các loại phí; các tài sản và quyền

có giá trị kinh tế khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên [6]

Vậy, vốn đầu tư là nguồn lực xã hội (nguồn lực hữu hình và vôhình) được tích luỹ từ xã hội, từ các nhà đầu tư, tiền tiết kiệm của dânchúng và huy động từ các nguồn khác nhau (liên doanh liên kết hoặc tàitrợ của nước ngoài,…) được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuấtkinh doanh, trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm mục đích thu được lợiích lớn hơn chi phí về vốn ban đầu Vốn đầu tư được thể hiện bởi hai hìnhthức chủ yếu sau:

- Vốn tài chính (tiền, các chứng chỉ có giá trị như tiền) là vốn bằng tiềnđược sử dụng để mua sắm tài sản, máy móc và những tài sản khác phục vụcho mục đích của đầu tư

- Vốn phi tài chính là các nguồn lực có giá trị nhưng không thể hiệndưới dạng tiền và các phương tiện tài chính tương đương như tiền Đó là cáctài sản phục vụ cho các mục tiêu đầu tư như quyền sử dụng đất, giá trị thươnghiệu, bản quyền, phát minh, sáng chế,…

Ngoài ra, vốn đầu tư còn được phân loại thành hai dạng là vốn hữuhình và vốn vô hình:

- Vốn hữu hình: gồm vốn bằng tiền và những tài sản hiện vật như nhàxưởng, máy móc, thiết bị, vật tư,…

Trang 14

- Vốn vô hình: gồm giá trị những tài sản vô hình như quyền sử dụngđất, lợi thế thương mại, uy tín kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền, phát minhsáng chế,…

Các hoạt động đầu tư đều có tác động đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế.Tuy nhiên, đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh có tác dụng trực tiếp đếntăng trưởng kinh tế và hiệu quả của đầu tư cho thấy nhanh hơn, rõ ràng hơn.Vốn đầu tư vào lĩnh vực này được xem là quan trọng nhất, đặc biệt với cácnước đang phát triển Đầu tư vào các lĩnh vực KCHT có tác động gián tiếpthúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thường mang ý nghĩa điều kiện Tác động củađầu tư ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược, hiệu quả phải sau thời giandài, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau mới thấy được

1.1.1.2 Nguồn vốn đầu tư

Ngày nay, với thị trường tài chính ngày càng được mở rộng và pháttriển, vốn đầu tư thường được huy động từ nhiều nguồn khác nhau Cácnguồn vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường gồm:

- Tiết kiệm của khu vực tư nhân: bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Cùng với sựphát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư cónguồn thu nhập gia tăng, dẫn đến khả năng tiết kiệm Đây là nguồn vốn rấtquan trọng và có quy mô đáng kể Nguồn vốn từ tiết kiệm của cư dân phụthuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình Quy mô của nguồn vốnnày phụ thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước ( những nước có trình độphát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp); tập quán tiêu dùngcủa dân cư, chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thunhập, lãi suất huy động của hệ thống ngân hàng và tài chính

- Nguồn vốn đầu tư của nhà nước (vốn nhà nước): Theo Luật Đầu tưcủa Việt Nam, nguồn vốn đầu tư của Nhà nước bao gồm nguồn vốn đầu tư từ

Trang 15

NSNN, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước [6] Ba loại nguồn vốn nhà nước nêutrên có bản chất và đặc điểm khác nhau:

+ Nguồn vốn NSNN: Đây chính là nguồn chi của NSNN cho đầu tư, là

nguồn vốn đầu tư quan trọng để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xãhội của quốc gia Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án KCHT,các công trình công cộng, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vàolĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước

+ Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Nguồn vốn tín dụng nhà nước xét đến

cùng cũng là nguồn vốn công từ NSNN nhưng được sử dụng thông qua cácquỹ đầu tư tài chính và quỹ tín dụng quay vòng, thường cho các doanh nghiệpvay dài hạn và ngắn hạn có mục đích theo chính sách đầu tư của nhà nước.Nguồn vốn này có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốntrực tiếp của nhà nước Với cơ chế tín dụng có ưu đãi, các đơn vị sử dụngnguồn vốn này phải đảm vảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay, chủ đầu tư làngười vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốntín dụng nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngânsách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốntrực tiếp

+ Nguồn vốn từ doanh nghiệp nhà nước: Được xác định là bộ phận quan

trọng của nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước chiếm giữ những ngành quantrọng và nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn Mặc dù có nhiều hạn chế nhưngcác doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng một vai trò lớn trong đầu tư, nhất là vàocác công trình lớn mang tính chiến lược Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanhnghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng đượckhẳng định, tích luỹ của các doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng vàđóng góp đáng kể vào tổng quan quy mô vốn đầu tư của toàn xã hội

Trang 16

- Huy động vốn qua hệ thống tài chính (thị trường vốn): Thị trường vốn

có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nềnkinh tế thị trường Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho cácchủ đầu tư - bao gồm cả nhà nước và các loại hình doanh nghiệp Thị trườngvốn mà chủ lực là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu hút cácnguồn vốn tích luỹ của xã hội Đây được coi là một ưu việt của cơ chế thịtrường trong huy động vốn

- Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại: Điều kiện ưu đãidành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA Tuynhiên, nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị,

xã hội Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đốikhắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao Nguồn vốn tín dụngcủa các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhucầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn Một bộ phận của nguồn vốn này có thểđược dùng để đầu tư phát triển Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọngtăng trưởng của nền kinh tế là rõ nét, nhất là khi nước đi vay có khả năng tăngtrưởng trong lĩnh vực xuất khẩu

- Nguồn vốn nước ngoài: Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoàitrên phạm vi rộng đó là dòng lưu chuyển, vốn quốc tế (International capitalflows) Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổvào các nước đang phát triển thường được các nước đặc biệt quan tâm Dòngvốn này diễn ra với nhiều hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu càđiều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau Theo tính chất lưuchuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngoài chính thức như sau:

+ Tài trợ phát triển chính thức (ODF- Offical Development Finance)

bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA- Offical DevelopmentAssistance) và các hình thức viện trợ khác, trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ

Trang 17

yếu ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủnước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển, ODAmang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào Ngoài các điều kiện ưuđãi về lãi suất, thời hạn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại(còn gọi là tỷ lệ cho không) đạt ít nhất 25% Mặc dù có tính ưu đãi cao, song

sự ưu đãi cho loại vốn này thường đi kèm các điều kiện và ràng buộc tươngđối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn, điều kiện vềđấu thầu, thực hiện dự án ) Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này,cần phải cân nhắc, lựa chọn dự án trong điều kiện tài chính tổng thể, nếukhông, việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài chonền kinh tế

+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Nguồn FDI có đặc

điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn nàykhông phát sinh nợ cho nước tiếp nhận Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư,nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động

có hiệu quả FDI thường kèm theo đưa công nghệ mới vào nước nhận vốn nên

có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao

về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn Vì vậy, nguồn vốn này cótác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấukinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư

+ Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế: Với xu hướng toàn cầu

hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thốngtài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng về các nguồn vốn cho mỗi quốc gia vàlàm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu Theo tính toán củaViện Tài chính quốc tế, tổng lượng tiền đầu tư vào châu Á năm 2010 đã đạtmức 272,4 tỷ USD, trong khi đó con số này năm 2009 là 282,9 tỷ USD Ngânhàng phát triển Châu Á (ADB) ước tính nhóm các quỹ đầu tư nước ngoài nằm

Trang 18

khoảng 20% cổ phiếu tính theo giá trị tại các thị trường mới nổi Châu Á Tuynhiên, hình thức này cũng có những đặc điểm cần chú ý như lãi suất huy độngcao (lãi suất trái phiếu), dễ bị ảnh hưởng khi có khủng hoảng,…

1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành nguồn vốn đầu

tư, các nhân tố quan trọng nhất có thể kể đến như sau:

Một là, chiến lược phát triển công nghiệp hoá: Công nghiệp hoá được

coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ từ nền sản xuất nhỏ, lạchậu lên một nền sản xuất lớn, hiện đại Lựa chọn chiến lược công nghiệp hoáđúng sẽ tạo cho việc lựa chọn các chiến lược, các chính sách đúng đắn, tạo điềukiện cho nền kinh tế tăng trưởng lâu bền, tạo nhiều việc làm, ổn định giá cả,đảm bảo nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư và thiết lập một xã hội cộngđồng văn minh, biểu hiện của việc hình thành các nguồn vốn đầu tư có chấtlượng Chiến lược công nghiệp hoá nhanh đòi hỏi phải huy động lượng vốnnhiều, đặc biệt là các nguồn vốn lớn từ NSNN, FDI và doanh nghiệp nhànước

Hai là, các chính sách kinh tế, tài chính: gồm chính sách đầu tư, chính

sách thương mại, chính sách tài chính và tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái,chính sách khấu hao,… Các chính sách kinh tế tác động vào lĩnh vực đầu tư,góp phần tạo ta một cơ cấu đầu tư nhất định, là cơ sở để hình thành một cơcấu đầu tư hợp lý cũng như tác động làm giảm hoặc tăng lượng vốn đầu tư,theo đó mà hình thành nguồn vốn đầu tư thích hợp

Ba là, quản lý nhà nước về đầu tư: Quản lý nhà nước về đầu tư là một

lĩnh vực rất rộng, bao gồm nhiều nội dung nhằm khuyến khích các thành phầnkinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ Ví dụ ở Việt Nam hiệnnay, quản lý nhà nước về đầu tư đang đổi mới theo hướng hiệu quả, thân thiện

Trang 19

với doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển nhằm thực hiệnmục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất tinhthần của nhân dân Quản lý nhà nước về đầu tư còn đảm bảo cho các dự ánđược thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch.

Các nhân tố kể trên, theo vị trí riêng của chúng, có thể tác động độc lập

và theo mối liên hệ tác động lẫn nhau, giữa chúng có thể tác động tổng hợpđến việc hình thành các nguồn vốn đầu tư

1.1.2 Hệ thống KCHTKT trong nền kinh tế

1.1.2.1 Khái niệm KCHT và KCHTKT

“Kết cấu hạ tầng” (Infractructura) là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật

chất - kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân gắn với một địa bàn nhất định,chúng có chức năng nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung, cầnthiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường,liên tục, đồng thời cũng thoả mãn những nhu cầu nhiều mặt của đời sống xãhội (như đi lại, ăn ở, chữa bệnh,…) [23]

Trên các diễn đàn khoa học và chính sách của Việt Nam, KCHT còn

được nhiều người gọi là “cơ sở hạ tầng”, “hạ tầng cơ sở” với nghĩa tương

đương Thực ra, sử dụng cụm từ “cơ sở hạ tầng” là chưa chính xác, vì thuậtngữ này đã được sử dụng trong lý luận triết học về hình thái kinh tế - xã hộibao gồm cơ sở hạ tầng (basic) và kiến trúc thượng tầng

Theo cách phân loại phổ biến hiện nay, KCHT có hai loại: KCHTkỹthuật và KCHT xã hội

- KCHT kỹ thuật bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật như mạng

lưới năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, các côngtrình giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông,

Trang 20

đường hàng không), các công trình bưu chính, viễn thông, công trình thuỷ lợiphục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp,… KCHTKT là bộ phận tiền đềkhông thể thiếu trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổnđịnh và bền vững, đồng thời là động lực thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn vàtạo điều kiện cho việc cải thiện cuộc sống dân cư Nếu hiểu rộng hơn nữa thìKCHTKT còn bao gồm cả hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính,…

vì chúng phục vụ chung cho nền kinh tế quốc dân

- KCHT xã hội bao gồm các lĩnh vực nhà ở, các cơ sở nghiên cứu khoa

học, trường học, bệnh viện, các công trình văn hoá, thể thao,… và các trangthiết bị đồng bộ với chúng Đây là điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trìnhphục vụ, nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư một cách toàn diện, bồidưỡng, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tiến trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Như vậy, KCHT xã hội là tập hợp những công trình,thiết bị có tính chất dịch vụ xã hội, sản phẩm do chúng tạo ra thể hiện dướihình thức dịch vụ và có tính chất công cộng, tạo nên môi trường sống phục vụcho quá trình tái sản xuất sức lao động, chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới sựphát triển con người cả về thể chất lẫn tinh thần Tập hợp các yếu tốKCHTKT và KCHT xã hội tạo nên hệ thống KCHT cho nền kinh tế

Việc phát triển KCHTKT chính là tạo ra điều kiện thiết yếu cho sự tồntại và vận hành một hệ thống kinh tế - xã hội, đó là tiền đề cho sự tăng trưởngbền vững và đồng đều ở mọi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Nếumột đất nước không có hệ thống KCHTKT đồng bộ thì chắc chắn không thểhoạt động bình thường chứ chưa nói đến giảm được nghèo hoặc đạt được mụctiêu tăng trưởng Tuy nhiên, để có KCHTKT hiện đại, cần có nhiều vốn vàphải biết sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả, trong đó vốn NSNN làmột nguồn vốn chủ lực Vì vậy, việc quan tâm đến nội dung quản lý vốn đầu

tư xây dựng KCHTKT từ NSNN là điều rất thiết thực đối với cả nước nói

Trang 21

chung và các địa phương nói riêng.

Hình 1.1 Các bộ phận chính của hệ thống KCHT 1.1.2.2 Đặc điểm của KCHTKT

Hệ thống KCHT có những đặc điểm cơ bản sau:

Một là, tính hệ thống: KCHTKT của một quốc gia luôn là một hệ thống

liên kết hữu cơ với nhau, có tác động bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ của cácquốc gia đó, cũng như mọi hoạt động sản xuất xã hội Các hệ thống giaothông, điện, thông tin, cung cấp nước sạch, nước thải,… độc lập với nhaunhưng tồn tại dựa vào nhau, trở thành một hệ thống công trình nòng cốt chophát triển kinh tế - xã hội Tính hệ thống của KCHTKT còn được thể hiện ở

sự liên kết của chúng trong không gian lãnh thổ Nó chi phối toàn diện đếnthiết kế, quy hoạch, đầu tư thiết bị khi xây dựng các công trình cũng như cách

tổ chức quản lý, vận hành Ví dụ, trong bưu chính, viễn thông, hàng không,đường sắt liên vận không thể có tình trạng mỗi quốc gia tuỳ tiện xây dựng,

KCHT

XÃ HỘI

Hệ thống giao thông, bến bãi

Hệ thống công trình cấp điện

Hệ thống công trình bưu chính, viễn thông

Hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải

Nhà ở Giáo dục, y tế Văn hóa, giải trí, thể dục thể thao Công viên, cây xanh, chiếu sáng

Trang 22

vận hành theo những tiêu chuẩn, cách thức riêng biệt của mình mà phải mangtính liên vùng.

Hai là, tính cấu trúc đồng bộ: các hệ thống, thiết bị và công trình

KCHTKT luôn đòi hỏi phải được xây dựng và vận hành đồng bộ, kết hợp vớinhau thành một tổng thể hài hoà Sự thiếu đồng bộ, khập khiễng trong pháttriển KCHTKT có thể sẽ dẫn đến làm tê liệt cả hệ thống công trình hoặc làmcho hệ thống công trình không phát huy được hết tác dụng Ví dụ, khi chúng

ta đầu tư xây dựng thêm một số nhà máy cung cấp nước sạch mà vẫn phải sửdụng hệ thống đường ống cấp nước đã cũ, công suất nhỏ, nếu không được đầu

tư cải tạo sẽ làm giảm hiệu quả khai thác sử dụng hệ thống công trình

Ba là, tính tiên phong KCHTKT của một quốc gia hay một vùng luôn

phải hình thành và phát triển đi trước một bước so với các hoạt dộng kinh tế

-xã hội khác Sự phát triển KCHTKT về quy mô, chất lượng, trình độ tiến bộ

kỹ thuật là những tín hiệu cho người ta thấy mức độ phát triển, cơ cấu ngành,

cơ cấu lãnh thổ cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của một quốcgia, một vùng Tính tiên phong của hệ thống KCHTKT còn thể hiện ở chỗluôn đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội, mở đường cho các hoạt động kinh

tế - xã hội phát triển thuận lợi

Bốn là, tính ổn định lâu dài: Xây dựng KCHTKT thường có quy mô và

vốn lớn, thời gian thi công lâu dài, thời gian khai thác sử dụng công trình rấtdài, thường là vài chục năm Các công trình này cũng thường có thời gianhoàn vốn đầu tư từ hàng chục năm trở lên

Năm là, phần lớn các hệ thống, công trình KCHTKT mang tính chất

dịch vụ và có tính công cộng phục vụ lợi ích chung của nền kinh tế - xã hộicủa đất nước cũng như trên mỗi vùng kinh tế - lãnh thổ Hầu hết các sản phẩmcủa KCHTKT là sản phẩm trung gian, cung cấp dịch vụ để các ngành kháctạo ra sản phẩm cuối cùng hoặc là những sản phẩm do KCHTKT tạo ra lànhững sản phẩm hàng hoá công cộng với hai đặc tính cơ bản là không thể

Trang 23

phân chia và không thể loại trừ Trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụcông cộng không thể lấy chỉ số lợi nhuận làm mục tiêu cao nhất, mà phải coitrọng tính công ích của các dịch vụ do KCHT đem lại cho cộng đồng Chính

vì thế, đầu tư phát triển KCHTKT thường phải chấp nhận bù lỗ, trợ giá hoặcđầu tư công cộng từ NSNN

Sáu là, tính phân biệt theo địa bàn: Xây dựng KCHTKT cần căn cứ vào

điều kiện tự nhiên (địa hình, tài nguyên, môi trường,…) và các yếu tố kinh tế

- xã hội của từng vùng, khu vực Điều đó có nghĩa là, hệ thống KCHT ở vùng

đô thị sẽ khác vùng nông thôn, vùng đồng bằng sẽ khác vùng miền núi, vùng

du lịch sẽ khác vùng công nghiệp

1.1.2.3 Vai trò của KCHTKT

KCHTKT là một trong những yếu tố cơ bản tạo “tiền đề” và “nền tảng”vật chất cho sự phát triển của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam Nó có vaitrò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, pháttriển nền kinh tế thị trường và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định “Trên cơ sở bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch, Nhà nước ưu tiên ngân sách và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ KCHT trong từng vùng và trên cả nước, xem đây là một khâu đột phá để phát triển đất nước hiện nay và chuẩn

bị cho bước tiếp theo” [11]

Trong việc thu hút FDI cho phát triển nền kinh tế, bên cạnh những nhân

số tác động tới đầu tư nước ngoài như sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội,các chính sách về thương mại, thuế; lợi thế về nguyên liệu thô, nhân công,…

sự đáp ứng về KCHTKT như giao thông, điện, thông tin liên lạc,… là mộttrong những yếu tố quyết định sự lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư nướcngoài Đồng thời, sự phát triển của KCHTKT như thông tin liên lạc, viễnthông, cảng biển, sân bay, kho tàng, bến bãi,… cũng là điều kiện tiền đề vàkhông thể thiếu cho việc đẩy mạnh xuất - nhập khẩu hàng hoá, phát triểnthương mại, dịch vụ, du lịch và mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế nói chung

Trang 24

của mỗi quốc gia Vai trò của KCHTKT trong phát triển kinh tế - xã hội thểhiện trên các mặt chủ yếu sau:

Một là, KCHTKT như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có

nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các vùng củanền kinh tế Nếu hệ thống KCHTKT bị trục trặc sẽ làm cho kinh tế - xã hội bịđình trệ, thậm chí lâm vào tình trạng rối loạn Hiện nay, các công trìnhKCHTKT có quy mô lớn không chỉ được xây dựng trên địa phận của mộtvùng, một khu vực, một quốc gia mà còn có quy mô liên vùng, liên quốc gianhư hệ thống đường bộ liên vùng, liên quốc gia; hệ thống thông tin liên lạcđược kết nối toàn cầu, nhờ có các hệ thống KCHT giao thông, thông tin liênlạc, cung cấp năng lượng,… mà các vùng, các khu vực có thể giao lưu thuậnlợi được với nhau, “rút ngắn” khoảng cách địa lý, tạo điều kiện để phát triểnkinh tế - xã hội đồng đều, rộng khắp theo vùng lãnh thổ, làm giảm bớt sự khácbiệt về dân trí, mức sống giữa các vùng

Hai là, KCHTKT tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất, thúc đẩy

các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển và xây dựng xã hội hiện đại Sảnphẩm tạo ra của KCHTKT chủ yếu là hàng hoá, dịch vụ, là sản phẩm trunggian (yếu tố đầu vào của sản xuất) để các hoạt động sản xuất kinh doanh hoạtđộng đều đặn và liên tục Vai trò cung cấp dịch vụ đầu vào đều được thể hiệntrước hết bởi các công trình và hệ thống điện, thuỷ lợi, thông tin liên lạc.Cũng như vậy, KCHT còn đảm bảo dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá;cung cấp thông tin thị trường, chỉ cần trục trặc trong một khâu nhất định hoặc

sự hoạt động yếu kém của hệ thống KCHT, sẽ gây sự cố cho hoạt động củacác cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ Ngược lại, nếu hệ thống KCHThiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thông sảnphẩm, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm,làm cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có sức cạnh tranh hơn

Ba là, KCHTKT có vai trò thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực

Trang 25

và quốc tế Trong quá trình hội nhập, khả năng cạnh tranh của mỗi quốc giangoài các yếu tố như thể chế chính sách, nguồn nhân lực, tài nguyên,… thìKCHTKT có vai trò quan trọng thể hiện trong quá trình hình thành giá sảnphẩm, quá trình giao lưu hàng hoá, hợp tác sản xuất giữa các khu vực, giữacác quốc gia Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, với xu thếtoàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế thì KCHTKT bưu chính, viễn thông vàcông nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp, xử lýthông tin, giảm chi phí và thời gian giao dịch, gia tăng cơ hội đầu tư, kinhdoanh, hoàn thiện, tăng khả năng điều hành và quản lý của các doanh nghiệp.

Bốn là, KCHTKT có vai trò tham gia đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Vai trò này thể hiện ở chỗ, trong điều kiện thời bình, KCHTKT có vai trò chủyếu trong phát triển kinh tế - xã hội, song khi chiến tranh xảy ra thì đường sá,sân bay, bến cảng,… đều có thể trở thành các căn cứ quân sự, phục vụ cáchoạt động quân sự như di chuyển quân, vận chuyển thiết bị khí tài quân sự,thông tin liên lạc,… Trong thực tế hiện nay, một số công trình KCHTKT vừa

là công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đảm nhiệm chứcnăng công trình phục vụ quốc phòng như các tuyến đường vành đai biên giới,sân bay, bến cảng,…

1.1.3 Vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Vốn đầu tư xây dựng KCHTKT là các nguồn lực xã hội được dùng đểxây dựng các công trình KCHTKT nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản và thiếtyếu phục vụ đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân, đáp ứngđược các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Có thể định nghĩa vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN như sau:

Vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN là vốn NSNN dùng để xây dựng các công trình KCHTKT nhằm cung cấp các dịch vụ cơ bản và thiết yếu phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Khác với vốn đầu tư cho các lĩnh vực khác, vốn đầu tư xây dựng

Trang 26

KCHTKT từ NSNN có những đặc điểm riêng, gắn với KCHTKT và việcquản lý và sử dụng nguồn vốn NSNN Những đặc điểm đó là:

Một là, vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có quy mô lớn Đối

với các nước đang phát triển như Việt Nam, để phát triển kinh tế - xã hội mộtcách bền vững, rất cần vốn đầu tư vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông( đường sá, cầu cống,…), thông tin liên lạc, hệ thống điện, hệ thống cung cấpnước sạch, hệ thống thoát nước,… Các công trình này đều cần lượng vốn đầu

tư lớn và thời gian thu hồi vốn dài Do vậy, phương thức đầu tư và quản lý rấtkhó theo kiểu giao hẳn cho doanh nghiệp tự hạch toán

Hai là, quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý và sử dụng NSNN Nguồn vốn đầu tưxây dựng KCHTKT từ NSNN được cấp phát trực tiếp nên trong quá trìnhtriển khai dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN phải tuân thủ nghiêm ngặt cácquy định về quản lý dự án và sử dụng NSNN theo luật NSNN, từ việc bố trí

kế hoạch vốn hàng năm, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn, phân bổ vốn, thẩmtra và giao kế hoạch vốn, thanh quyết toán vốn đầu tư

Ba là, khả năng thu hồi vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN rất

thấp hoặc không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp Hiệu quả của các dự ánxây dựng KCHTKT chính là hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội do dự án manglại Khi đưa ra quyết định cho mỗi dự án đầu tư xây dựng KCHTKT sử dụngNSNN cần xem xét hiệu quả với một cách nhìn toàn diện, xem xét hiệu quảkinh tế đi đôi với hiệu quả xã hội, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài,lợi ích cục bộ của từng bộ phận với lợi ích tổng thể của toàn xã hội Hiệu quảkinh tế - xã hội luôn gắn liền với nhau, tác động trực tiếp tới chính sách huyđộng và sử dụng vốn, đặc biệt là đối với công trình KCHT dịch vụ công cộng

Bốn là, mục tiêu của dự án xây dựng KCHTKT là đáp ứng các mục tiêu

chung và dài hạn của Nhà nước và các địa phương, nên vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN khi được phê duyệt phải dựa trên cơ sở chiến lược phát

Trang 27

triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ,các quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt.

Năm là, khả năng lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong quá trình sử dụng

vốn đầu tư xây dựng KCHTKT là rất lớn, do nhiều trường hợp, chủ đầu tư,chủ xây dựng (nhà thầu xây lắp) và người được hưởng thụ kết quả đầu ra của

dự án xây dựng KCHTKT không phải là một Chủ đầu tư sử dụng nguồn vốnđầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN để xây dựng các công trình hạ tầng kỹthuật không phải cho mình mà lại chuyển giao quyền quản lý và sử dụng chođơn vị khác Đặc điểm này đòi hỏi quản lý đối với vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN cần có quy trình, phương thức kiểm soát chặt chẽ, sửdụng phương thức quản lý hợp lý

Sáu là, nguồn vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN được sử dụng

chủ yếu bằng cơ chế đại diện, ủy thác: Nhà nước đại diện cho nhân dân quản

lý, sử dụng quỹ NSNN (chủ yếu từ nguồn thu thuế của nhân dân); các cơ quannhà nước ủy thác việc quản lý, sử dụng vốn NSNN cho các ngành, các đơn vị,các ban quản lý dự án Các chủ thể này chỉ là đại diện mà không phải là “ôngchủ đích thực” Do vậy, đây là một trong những nguyên nhân cơ bản, sâu xadẫn đến vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN dễ bị thất thoát, lãng phí,tiêu cực, tham nhũng nếu quản lý không tốt Đây là đặc điểm rất quan trọng,đòi hỏi quản lý đối với vốn đầu tư xây dựng KCHTKT phải quan tâm tới chấtlượng, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, chính trị cho đội ngũ cán

bộ quản lý nhà nước và quản trị dự án; phải xây dựng cơ chế, chính sách quản

lý phù hợp đối với lĩnh vực này Đồng thời, cần thực hiện công khai, minhbạch và gắn trách nhiệm rõ ràng với từng chủ thể

1.2 QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN

1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

1.2.1.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Trang 28

Quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có thể được hiểu là

sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng tới quá trình sử dụng vốn đầu

tư xây dựng KCHTKT từ NSNN thông qua các cơ chế, chính sách của nhànước và các biện pháp tổ chức thực hiện dự án của các chủ đầu tư, nhằm sửdụng vốn đầu tư một cách có hiệu quả nhất

Khi phân tích khái niệm này, cần chú ý mấy điểm sau đây:

- Chủ thể quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN là Nhànước, bao gồm Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp từ trung ương đến địaphương và chính quyền địa phương các cấp Các cơ quan này quản lý toàn bộquá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHTKT với chức năng ban hành cácloại luật liên quan, chính sách, cơ chế quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tragiám sát Ngoài ra khi quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN, Nhànước còn phải trực tiếp tổ chức và ủy quyền cho các chủ đầu tư là chính các

cơ quan quản lý nhà nước hoặc các ban quản lý dự án, các đơn vị sự nghiệphoặc doanh nghiệp được uỷ thác Các chủ thể này trực tiếp quản lý các dự ánđầu tư ở tầm vĩ mô, chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấptỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, chủ thể quản lý vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN là HĐND, UBND (với các sở chức năng thuộc UBNDtỉnh/thành phố như sở Xây dựng, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài Chính, sởNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc Nhà nước,…) cấp tỉnh và các

cơ quan tư pháp cùng cấp,…

- Đối tượng quản lý là vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN vàtoàn bộ các hoạt động liên quan đến sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHTKT

từ NSNN Việc quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN được phâncấp theo đối tượng từ trung ương tới các địa phương

- Về mục tiêu quản lý, mục tiêu cuối cùng của việc quản lý vốn đầu tư xâydựng KCHTKT từ NSNN là đồng vốn phải được sử dụng một cách hiệu quả

Trang 29

nhất, với chi phí thấp nhất và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của quốc gia, của địa phương, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.

- Phương thức quản lý được thực hiện thông qua quy hoạch phát triểnmạng lưới KCHTKT của quốc gia, của địa phương; hình thành khung khổpháp luật; ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách; bố trí đội ngũ cán bộgiám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tại các công trình

1.2.1.2 Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Một là, quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có vai trò tạo

lập môi trường, điều kiện để các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT được thựchiện một cách thuận lợi Nhà nước ban hành pháp luật, cơ chế, chính sách, cácquy định về quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN từ khâu hìnhthành ý tưởng, khâu chuẩn bị thực hiện và đánh giá dự án đầu tư xây dựngKCHTKT

Hai là, quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có vai trò

đảm bảo nguồn lực và thúc đẩy sử dụng nguồn lực của địa phương một cách

có hiệu quả Việc bố trí vốn NSNN được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị dự

án, giai đoạn thực hiện dự án, đến khi hết thúc dự án và những phát sinh khiđưa dự án vào sử dụng Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thúc đẩy sử dụngcác nguồn lực một cách có hiệu quả Đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sáttừng bước sử dụng vốn đầu tư để đảm bảo mục tiêu sử dụng đúng đắn và tiếtkiệm các nguồn lực

Ba là, quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN góp phần thực

hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành, lĩnh vực, quốcgia Thông qua việc tổ chức, chỉ đạo triển khai quá trình cấp phát vốn, quátrình giám sát kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, mục tiêu của việc sử dụngvốn đầu tư được thực hiện trên thực tế, từ đó góp phần thực hiện mục tiêuphát triển kinh tế - xã hội

Trang 30

Bốn là, vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN góp phần thực hiện

an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh, quốc phòng

1.2.2 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN được tiếnhành thông qua quản lý các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN Cónghĩa là, quản lý không chỉ dừng ở chiến lược, kế hoạch mà còn phải đặc biệtchú ý đến phần thực hiện; quản lý không phải chỉ tập trung vào sử dụng đồngvốn đã bỏ ra đối với dự án đã có, đang thực hiện, mà còn phải chú trọng đồngvốn sẽ bỏ ra đối với các dự án sẽ hình thành

Với cách tiếp cận như vây, nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN bao gồm 5 nội dung sau:

1.2.2.1 Thực thi khung khổ pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Khung khổ pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNNgồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thựchiện của nhà nước và địa phương như: hiến pháp, luật (bộ luật), pháp lệnh,nghị quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư, quy chế, quy định, quyết định, quychuẩn, tiêu chuẩn, quy tắc,…

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc quản lý vốn đầu tưxây dựng KCHTKT từ NSNN với những nội dung phức tạp, rất đa dạng vàthuộc nhiều ngành luật như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý

và sử dụng NSNN (Luật NSNN); hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vềđầu tư, xây dựng (Luật Xây dựng, Luật Đầu tư); các văn bản quy phạm phápluật liên quan khác như đấu thầu, thanh tra, kiểm toán, thực hành tiết kiệm,chống lãnh phí,…

Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh việc quản lý vốn đầu tư

Trang 31

xây dựng KCHTKT từ NSNN về nguyên tắc sẽ tạo ra được một khung khổpháp lý đồng bộ, đầy đủ, không chồng chéo, tạo điều kiện cho các chủ thểquản lý nhà nước, các chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động xây dựngKCHTKT từ NSNN chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ củamình trong quá trình quản lý và thực hiện dự án

Khung khổ pháp luật quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

có tác dụng hạn chế, kiểm soát, phòng, chống thất thoát, lãng phí NSNN tạicác dự án đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN; hướng hoạt động sử dụngvốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN ngày càng phù hợp với cơ chế thịtrường và thông lệ quốc tế

1.2.2.2 Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới KCHTKT

Quy hoạch mạng lưới KCHTKT được thực hiện trên cơ sở chiến lược,quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng, lĩnhvực; xây dựng chương trình đầu tư công cộng, kế hoạch, chương trình đầu tưphát triển của địa phương trong từng giai đoạn

Việc quy hoạch mạng lưới KCHTKT phải khớp với mục tiêu của dự

án Mục tiêu của các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN là góp phần vàoviệc thực hiện các mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng, lĩnh vực

Các quan điểm đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN được thể hiện quaviệc xác định nguyên tắc các dự án được sử dụng vốn NSNN; việc lưạ chọn,

ưu tiên các hạng mục đầu tư dựa trên cơ sở các mục tiêu kinh tế - xã hội, nhucầu và tiềm lực của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, khu vực theo

xu hướng trung và dài hạn

1.2.2.3 Ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu

tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN là

hệ thống các biện pháp, công cụ, cách thức mà nhà nước tác động vào hoạt

Trang 32

động đầu tư tại các dự án xây dựng KCHTKT sử dụng vốn NSNN nhằm điềuchỉnh hoạt động các dự án đó để đạt được mục tiêu chung.

Việc phân bổ vốn NSNN cho các dự án đầu tư xây dựng KCHTKT căn

cứ vào chủ trương, phương hướng và mục tiêu đầu tư, các định mức, khảnăng nguồn vốn, được cụ thể hoá theo các điều kiện để được ghi vào danhmục các dự án được đầu tư, được phân bổ vốn đầu tư trong năm kế hoạch

Các quy định về quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tưxây dựng KCHTKT từ NSNN ban hành đầy đủ, kịp thời một mặt có tác dụngkiểm soát chặt chẽ chi tiêu NSNN, mặt khác tạo điều kiện cho các dự án xâydựng KCHTKT được hoàn thành theo đúng tiến độ, tiết kiệm chi phí, nângcao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN

Việc phân bổ vốn, cấp phát và thanh toán cho các dự án xây dựngKCHTKT từ NSNN có thể được thự hiện theo các mô hình và phương thức sau:

- Phân bổ, cấp phát và thanh toán vốn NSNN theo quá trình đầu tư xâydựng của dự án xây dựng KCHTKT Đây là phương thức mà việc phân bổvốn cho dự án căn cứ vào giá trị khối lượng công việc dự kiến thực hiện trongnăm kế hoạch, việc thanh toán vốn dựa vào giá trị khối lượng công trình hoànthành thực tế trong năm

- Phân bổ, cấp phát và thanh toán vốn cho dự án xây dựng KCHTKTtheo mô hình “mua” công trình theo hướng tổng thầu “chìa khoá trao tay”.Việc phân bổ và thanh toán vốn theo mô hình này không nhất thiết phải dựavào giá trị khối lượng công trình hoàn thành thực tế trong năm

- Phân bổ, cấp phát và thanh toán vốn cho dự án xây dựng KCHTKTtheo phương thức gắn với đầu ra và kết quả Việc phân bổ vốn căn cứ đầu racủa hoạt động đầu tư xây dựng được dự kiến theo năm kế hoạch, việc thanhtoán vốn dựa vào giá trị khối lượng công trình hoàn thành thực tế trong năm

và các điều khoản cụ thể trong hợp đồng xây dựng

Trang 33

Các quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với việc sửdụng vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN được xây dựng và ban hànhtheo hướng vừa đề cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể quản lý nhà nước,chủ thể tham gia vào hoạt động tại các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN,vừa tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của Nhànước nhằm phòng ngừa, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm, sai phạmkịp thời

Luật hóa các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tăngcường vai trò giám sát của cộng đồng, cơ quan Mặt trận tổ quốc, các cơ quanbáo chí đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN nhằmhạn chế các hành vi tham nhũng, thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia

Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN đồng bộ, kịp thời và phù hợp với những đặc điểm đặc thùcủa vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có tác dụng trong việc thực hiệnmục tiêu cụ thể của từng dự án xây dựng KCHTKT, của cả chương trình pháttriển KCHTKT từ NSNN, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lượcphát triển từng ngành, lĩnh vực và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh, của vùng và của cả nước

1.2.2.4 Tổ chức bộ máy và cán bộ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN chính là cácchủ thể của quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

- Quốc hội: ban hành các văn bản pháp luật về quy hoạch, xây dựng,quản lý đầu tư, quản lý NSNN và các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư(Luật Ngân sách, Luật đấu thầu, Luật xây dựng, Luật đầu tư, Luật đất đai,

…) Đưa ra các quyết định về thu chi NSNN, phân bổ ngân sách trung ương,

Trang 34

giám sát việc thực hiện, phê chuẩn các quyết toán, cũng như có quyền thôngqua các dự án công trình trọng điểm quốc gia.

- Chính phủ: Ban hành các dự án luật, pháp lệnh, văn bản quy phạmpháp luật, dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương, báocáo tình hình thực hiện NSNN, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, dự

án công trình quan trọng cho Quốc hội Thủ tướng ra quyết định đầu tư đốivới các dự án đã được Quốc hội thông qua, chỉ định các gói thầu đối với các

dự án mang tính chất bí mật quốc gia, cấp bách, an ninh và an toàn nănglượng Chính phủ phân cấp cho các chính quyền địa phương, ban hành cácquy định về định mức phân bổ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN

- Bộ xây dựng: đưa ra các cơ chế chính sách về xây dựng, quản lý xâydựng, quy hoạch xây dựng Quyết định đầu tư với các dự án nhóm A, B, C,kiểm tra, phát hiện và kiến nghị xử lý chất lượng các công trình,…

- Bộ Tài chính: xem xét các chế độ chính sách về huy động quản lý cácnguồn vốn đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ, chuẩn bị các dự án luật,pháp lệnh, ban hành văn bản pháp luật của các dự án về tài chính – ngân sách,phối hợp với bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành phân bổ vốn đầu tư cho các bộ,các địa phương và các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn NSNN Kiểmtra, quyết toán vốn đầu tư các dự án, hướng dẫn quá trình cấp phát vốn chocác dự án NSNN, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành

- Bộ kế hoạch và Đầu tư: xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, quản

lý Nhà nước về đầu tư, trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh liên quanđến đầu tư, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội, phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán NSNN, phương ánphân bổ NSNN, hướng dẫn nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các

dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, phốihợp với các bộ ngành kiểm tra đánh giá hiệu quả vốn đầu tư

Trang 35

- Các bộ ngành khác có liên quan: góp phần vào quá trình quản lý nhànước theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- HĐND các cấp: quyết toán thu chi NSNN, phân bổ dự toán ngânsách, quyết định các chủ trương và biện pháp thực hiện các dự án đầu tư trênđại bàn mình

- UBND các cấp: lập dự toán NSNN, danh mục đầu tư, phương án phân

bổ điều chỉnh ngân sách đối với các dự án thuộc cấp mình quản lý, kiểm tranghị quyết của HĐND cấp dưới và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quanđơn vị trực thuộc

- Chủ đầu tư: là người sở hữu vốn được giao có nhiệm vụ thẩm địnhphê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình thanh toán cho các nhà thầu,nghiệm thu công trình, quản lý chất lượng khối lượng chi phí, tiến độ, an toàn

và vệ sinh môi trường của các công trình cụ thể Chủ đầu tư đối với các dự án

sử dụng NSNN thường là các cơ quan nhà nước

Để quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN có hiệu quả thìvấn đề cốt lõi là công tác cán bộ Nhà nước chịu trách nhiệm về số lượng vàchất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức; bố trí cán bộ đúng năng lực,chuyên môn, sở trường theo từng chức danh công chức trong từng cơ quannhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có tầm nhìn; thực hiện việc đàotạo, đạo tạo lại, luân chuyển cán bộ một cách thích hợp

1.2.2.5 Kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Nội dung này đảm bảo cho việc sử dụng vốn đầu tư xây dựngKCHTKT từ NSNN đạt hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng các quy định củapháp luật Kiểm tra, giám sát gắn với các biện pháp xử phạt thích đáng đối vớicác vi phạm các quy định về điều kiện năng lực hành nghề, các hoạt động tưvấn công trình Theo dõi kiểm tra các kết quả đạt được, tiến hành đối chiếu

Trang 36

với các yêu cầu của quá trinh đầu tư, đảm bảo phù hợp với mục tiêu địnhhướng phát triển trong phạm vi cả nước

Quá trình giám sát tức là giám sát đánh giá tổng thể đầu tư, dự án đầu

tư, thực hiện các chức năng thanh tra chuyên ngành xây dựng, thanh tra tàichính và cuối cùng là ngăn ngừa và xử lý các vi phạm

1.2.3 Các yêu cầu của quản lý vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN

Cần thực hiện 4 yêu cầu sau:

1.2.3.1 Đảm bảo thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển hệ thống KCHTKT từ NSNN

Các mục tiêu phát triển hệ thống KCHTKT từ NSNN được thể hiệntrong các chương trình, kế hoạch đầu tư xây dựng KCHTKT Chương trìnhphát triển hệ thống KCHTKT từ NSNN có vai trò quan trọng trong việc địnhhướng, động viên các nguồn vốn khác cũng đầu tư nhằm thực hiện các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong mỗi giai đoạn nhất định

Trên cơ sở chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạchphát triển ngành, lĩnh vực, các sở, ngành xây dựng danh mục các dự án xâydựng KCHTKT triển khai mới và các dự án chuyển tiếp của từng năm kếhoạch, triển khai thực hiện các dự án đã xác định, sử dụng chức năng quản lýcủa mình tác động đến hoạt động tại các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN

để đạt được mục tiêu trong thực tế

Đạt được mục tiêu đề ra là một yêu cầu cần thiết, thể hiện trách nhiệmcủa Nhà nước, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ công chức trong quá trìnhquản lý

1.2.3.2 Đảm bảo sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của Nhà nước kết hợp hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường

Các nguồn lực của Nhà nước cho thực hiện các dự án xây dựng

Trang 37

KCHTKT từ NSNN chính là lao động, tiền vốn NSNN, đất đai và tài nguyênkhác Các nguồn lực này luôn khan hiếm so với nhu cầu đầu tư xây dựng nóichung và dự án xây dựng sử dụng vốn NSNN nói riêng, vì vậy, cần đảm bảo

sử dụng tiết kiệm các nguồn lực này

- Đối với nguồn lực lao động (con người): cần bố trí, sử dụng cán bộ,công chức xuất phát từ mục tiêu công việc, đúng người, đúng việc, đúng kỹthuật, năng lực, sở trường được chuẩn hoá theo các tiêu chuẩn Nhà nước quyđịnh

- Đối với nguồn lực NSNN (tiền vốn): cần lập kế hoạch, phân bổ vốn,giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư theo đúng trình tự, quy định của phápluật về NSNN

Việc chọn địa điểm xây dựng đối với mỗi dự án xây dựng KCHTKTđều rất quan trọng, tác động lâu dài tới việc phát huy hiệu quả kinh tế - xã hộicủa dự án, liên quan đến việc sử dụng tài nguyên đất đai, một nguồn lựckhông thể thiếu trong bất kỳ dự án xây dựng nào

Bên cạnh việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực của Nhà nước, thì cầnquan tâm tới những lợi ích đạt được về hiệu quả kinh tế - xã hội và môitrường, đó là yêu cầu, đồng thời là mục tiêu cần hướng tới trong quá trìnhNhà nước sử dụng chức năng của mình nhằm thực hiện các mục tiêu của quản

lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững

1.2.3.3 Đảm bảo đúng trình tự cấp phát, thanh toán nguồn vốn NSNN đối với từng lĩnh vực cụ thể, hài hoà các lợi ích

Việc ghi kế hoạch vốn hàng năm cần tuân thủ các quy định của nhànước về quản lý, thanh toán vốn đầu tư từ nguồn NSNN, ngăn ngừa những viphạm, hạn chế sai sót trong quản lý vốn đầu tư từ nguồn NSNN

Đối với các dự án xây dựng KCHTKT không trực tiếp kinh doanh, việc

Trang 38

cấp phát, thanh toán nguồn vốn NSNN đúng thời điểm, sẽ đảm bảo đúng tiến

độ thực hiện dự án, có tác dụng thúc đẩy kịp thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc đẩy giao lưu hàng hoá, tạo sự lan toả, thúc đẩy các thành phần kinh tếtham gia bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, thực hiện các mục tiêu của chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1.2.3.4 Đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư từ NSNN

Tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từNSNN xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN đãtrình bày ở trên Nguồn vốn NSNN chủ sở hữu là Nhà nước, khi cấp phát đếncác dự án dễ dẫn đến tham nhũng, thất thoát, lãng phí

Phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng từNSNN có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguồn lực, đặcbiệt là nguồn lực NSNN, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra Vì vậy,đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tưxây dựng từ NSNN là một yêu cầu quan trọng của quản lý nhà nước tronglĩnh vực này

Trên cơ sở quyền lực nhà nước, bằng các cơ chế, chính sách, luật pháp,các chế tài và các giải pháp khác, Nhà nước tác động đến quá trình cấp phátvốn tại các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN thông qua các chủ thể quản lýnhà nước, các nhà thầu nhằm phòng, chống tham nhũng, thất thoát vốn đầu tư

từ NSNN Thực hiện yêu cầu này, nhà nước cần tạo ra một hệ thống cơ chế,chính sách, giải pháp phù hợp để hạn chế tối đa việc cơ quan nhà nước, cán

bộ, công chức được nhà nước giao quản lý và sử dụng vốn NSNN và các nhàthầu thực hiện dự án tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư Yêu cầu này

là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan trong công cuộc đấu tranh phòng, chốngtham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm mà Đảng và Nhà nước ta đã và

Trang 39

đang quyết tâm thực hiện.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KCHTKT TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long - HàNội được xem là vùng đất “địa linh - nhân kiệt”, nơi hội tụ nhiều điều kiện tựnhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của

cả nước Tọa độ 105°44’-106°02’ kinh độ đông ; 20°53’-21°23’ vĩ độ Bắc.Diện tích 3.328,89 km2, dân số khoảng 6,688 triệu người, mật độ dân sốkhoảng 2.009, người/km2 Hiện nay toàn thành phố có 29 quận, huyện với

555 phường, xã và 22 thị trấn Hà Nội tiếp giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ởphía bắc ; Bắc Ninh, Hưng Yên ở phía đông ; Vĩnh Phúc ở phía Tây ; HàNam, Hòa Bình ở phía nam [9]

Nhìn chung, địa hình Hà Nội khá đa dạng với núi thấp, đồi và đồngbằng, trong đó phần lớn diện tích của thành phố là vùng đồng bằng, thấp dần

từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng Điềunày cũng ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xãhội của Thành phố Hà Nội có nhiều hồ, đầm thuận lợi cho phát triển Thủysản và du lịch, nhưng do thấp trũng nên khó khăn trong việc tiêu thoát nước

Trang 40

nhanh, gây úng ngập cục bộ thường xuyên vào mùa mưa Vùng đồi núi thấp

và trung bình ở phía Bắc Hà Nội thuận lợi cho xây dựng, phát triển côngnghiệp, lâm nghiệp và tổ chức nhiều loại hình du lịch

Khí hậu ở Hà Nội được hình thành và tồn tại nhờ cơ chế nhiệt đới giómùa, mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều Hà Nội có mùađông lạnh rõ rệt so với các địa phương khác ở phía Nam

Một trong những nét đặc trưng của địa hình Hà Nội là có nhiều hồ, đầm

tự nhiên Tuy nhiên, do yêu cầu đô thị hóa và cũng do thiếu quy hoạch, quản

lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng Diện tích ao, hồ,đầm của Hà Nội hiện còn lại vào khoảng 3.600 ha Có thể nói, hiếm có mộtThành phố nào trên thế giới có nhiều hồ, đầm như ở Hà Nội Hồ, đầm của HàNội đã tạo nên nhiều cảnh quan sinh thái đẹp cho Thành phố, điều hòa tiểukhí hậu khu vực, rất có giá trị đối với du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng

Hà Nội không phải là vùng dồi dào nước mặt, nhưng có lượng nướcchảy qua khổng lồ của sông Hồng, sông Cầu, sông Cà Lồ có thể khai thác

sử dụng

Xét trên góc độ yêu cầu sử dụng đất thì Hà Nội có 2 nhóm đất có ýnghĩa lớn nhất đối với phát triển kinh tế - xã hội, đó là đất nông lâm nghiệp vàđất xây dựng Phần lớn diện tích đất đai ở nội thành Hà Nội được đánh giá làkhông thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt,sụt lún, nứt đất, sạt lở, trôi trượt dọc sông, cấu tạo nền đất yếu

Hà Nội có một số kiểu hệ sinh thái đặc trưng như hệ sinh thái vùng gòđồi ở Sóc Sơn và hệ sinh thái hồ, điển hình là hồ Tây, hệ sinh thái nôngnghiệp, hệ sinh thái đô thị,… Trong đó, các kiểu hệ sinh thái rừng vùng gòđồi và hồ có tính đa dạng sinh học cao hơn cả

Hiện tại Hà Nội có 48 công viên, vườn hoa, vườn dạo ở 7 quận nộithành với tổng diện tích là 138 ha và 377 ha thảm cỏ Ngoài vườn hoa, công

Ngày đăng: 15/09/2014, 04:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Ân (2005), Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội tốc độ nhanh, bền vững, chất lượng cao ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Ân
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2005
2. Phạm Đăng Bình, Nguyễn Văn Lập (1995), Từ điển kinh tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển kinh tế
Tác giả: Phạm Đăng Bình, Nguyễn Văn Lập
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2003), Phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn phục vụ tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Tài liệu hội thảo tổ chức tại Hà Nội ngày 25/9/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn phục vụ tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo
Tác giả: Bộ Kế hoạch và đầu tư
Năm: 2003
7. Chính phủ, Ngân hàng thế giới (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo
Tác giả: Chính phủ, Ngân hàng thế giới
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2005
9. Cục thống kê thành phố Hà Nội (2011), Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2010, Nxb thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê thành phố Hà Nội năm 2010
Tác giả: Cục thống kê thành phố Hà Nội
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2011
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
14. I.D.Udanxốp và F.I.Pôlianxki (1994), Lịch sử tư tưởng kinh tế, phần thứ nhất, tập 2, Nxb Khoa học - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng kinh tế
Tác giả: I.D.Udanxốp và F.I.Pôlianxki
Nhà XB: Nxb Khoa học - xã hội
Năm: 1994
16. Quốc hội (2005), Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đấu thầu số 61/2005/QH11
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
17. Quốc hội (2005), Luật đầu tư số 59/2005/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật đầu tư số 59/2005/QH11
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
19. Quốc hội (2005), Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí số 48/2005/QH11
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2005
20. Quốc hội (2003), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân số 11/2003/QH11
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2003
21. Quốc hội (2003), Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật xây dựng số 16/2003/QH11
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2003
23. Phạm Thị Túy (2006), “Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo”., Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 332, tháng 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo”
Tác giả: Phạm Thị Túy
Năm: 2006
3. Bộ Giao thông vận tải (2005), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ Khác
5. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2007), Sách tham khảo bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ mới Khác
6. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư Khác
8. Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/07/2011 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Khác
10. Đảng bộ thành phố Hà Nội (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ thành phố Hà Nội ngày 28/10/2010 Khác
13. HĐND thành phố Hà Nội (2011), Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 15/7/2011 về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Các bộ phận chính của hệ thống KCHT - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Hình 1.1. Các bộ phận chính của hệ thống KCHT (Trang 20)
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 2.2. Cơ cấu GDP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 (Trang 42)
Bảng 2.3. Tổng nguồn vốn đầu tư vào thành phố Hà Nội - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 2.3. Tổng nguồn vốn đầu tư vào thành phố Hà Nội (Trang 49)
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 2.4. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2006-2010 (Trang 50)
Bảng 2.5. Vốn NSNN đầu tư vào các ngành trên địa bàn thành phố - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 2.5. Vốn NSNN đầu tư vào các ngành trên địa bàn thành phố (Trang 52)
Bảng 3.1. Các tuyến đường trên cao dự kiến được xây dựng - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 3.1. Các tuyến đường trên cao dự kiến được xây dựng (Trang 74)
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển điện lực thành phố Hà Nội - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển điện lực thành phố Hà Nội (Trang 77)
Bảng 3.3. Nhu cầu vốn phát triển KCHTKT thành phố Hà Nội - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 3.3. Nhu cầu vốn phát triển KCHTKT thành phố Hà Nội (Trang 82)
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT - một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp
Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển KCHTKT (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w