vốn đầu tư từ NSNN
Tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN xuất phát từ đặc điểm vốn đầu tư xây dựng KCHTKT từ NSNN đã trình bày ở trên. Nguồn vốn NSNN chủ sở hữu là Nhà nước, khi cấp phát đến các dự án dễ dẫn đến tham nhũng, thất thoát, lãng phí.
Phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng từ NSNN có hiệu quả sẽ góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực NSNN, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đề ra. Vì vậy, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là một yêu cầu quan trọng của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Trên cơ sở quyền lực nhà nước, bằng các cơ chế, chính sách, luật pháp, các chế tài và các giải pháp khác, Nhà nước tác động đến quá trình cấp phát vốn tại các dự án xây dựng KCHTKT từ NSNN thông qua các chủ thể quản lý nhà nước, các nhà thầu nhằm phòng, chống tham nhũng, thất thoát vốn đầu tư từ NSNN. Thực hiện yêu cầu này, nhà nước cần tạo ra một hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp để hạn chế tối đa việc cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được nhà nước giao quản lý và sử dụng vốn NSNN và các nhà thầu thực hiện dự án tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Yêu cầu này là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm mà Đảng và Nhà nước ta đã và
đang quyết tâm thực hiện.
Chương 2