Đối với hệ thống thoát nước

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 80)

- Phương hướng phát triển giao thông ngoại ô:

3.1.1.4.Đối với hệ thống thoát nước

1 Tốc độ tăng tổng sản lượng

3.1.1.4.Đối với hệ thống thoát nước

Phương hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050. Quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội sẽ rà soát lại quy hoạch tổng thể thoát nước năm 1995 và xây dựng một chương trình phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải các đô thị tập trung của Hà Nội một cách đồng bộ, hợp lý nhằm đạt các mục tiêu chính là: cải thiện điều kiện vệ sinh, góp phần bảo vệ môi trường nước bền vững, phát triển hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải đô thị đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao trước mắt và lâu dài; quy hoạch hệ thống thoát nước mưa bảo vệ khu vực đô thị khỏi tình trạng ngập úng với trận mưa có chu kỳ tính toán 10 năm và có thể điều tiết lũ với chu kỳ cao hơn… Xây dựng các công trình đầu mối thoát nước đô thị cho từng lưu vực sông Tô Lịch, lưu vực Tả Nhuệ, lưu vực Hữu Nhuệ, lưu vực Hữu Đáy. Đồng thời xây dựng hàng loạt các trạm bơm cưỡng bức tại Yên Nghĩa (Hà Đông), Sơn Tây, Văn Khê (Mê Linh), Vĩnh Thanh (Gia Lâm)... và cải tạo, nạo vét các tuyến sông. Đối với khu đô thị trung tâm thì tập trung triển khai và hoàn thành sớm Dự án Thoát nước Hà Nội giai đoạn 2.

Quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội lần này sẽ gắn chặt với quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải,… Theo tính toán đến năm 2020 lượng nước thải sẽ là trên 1,014 triệu mét khối/ngày, đêm và đến năm 2030 là 1,38 triệu mét khối/ngày, đêm. Việc thu gom, xử lý nước thải cũng đã được

tính toán phấn đấu đến năm 2020 thu gom xử lý 90% nước thải và đến năm 2030 đạt 100%.[8]

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 80)