Hệ thống giao thông

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 44)

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 –

2.2.1.2.Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ:

- Hệ thống đường quốc lộ: Hiện nay Hà Nội có 7 tuyến quốc lộ liên tỉnh bao gồm:

Quốc lộ 1A đi qua các tỉnh, thành: Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh - Hà Tĩnh - Đồng Hới - Đông Hà - Huế - Đà Nẵng - Tam Kỳ - Quảng Ngãi - Qui Nhơn - Tuy Hòa - Ninh Hòa - Nha Trang - Cam Ranh - Phan Rang - Phan Thiết - Biên Hoà - Tp. Hồ Chí Minh - Tân An - Mỹ Tho - Vĩnh Long - Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Năm Căn

Quốc lộ 2 đi qua: Phù Lỗ (Hà Nội) - Phúc Yên - Vĩnh Yên - Việt Trì - Tuyên Quang - Hà Giang

Quốc lộ 3 đi qua: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Quảng Yên - Tà Lùng

Quốc lộ 5 đi qua: Hà Nội - Mỹ Hào (Hưng Yên) - Hải Dương - Hải Phòng Quốc lộ 6 đi qua: Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình - Mai Châu - Mộc Châu - Sơn La - Tuần Giáo (Điện Biên)

Quốc lộ 23 đi qua: Đông Anh (Hà Nội) - Mê Linh (Vĩnh Phúc)

Quốc lộ 32 đi qua: Hà Nội - Sơn Tây - Phú Thọ - Nghĩa Lộ - Mù Căng Chải - Than Uyên - Tam Đường (Lai Châu)

Nhìn chung các tuyến quốc lộ trên luôn được nâng cấp, tu sửa, đảm bảo cho việc lưu thông liên tỉnh được thông suốt, thuận lợi.

- Hệ thống giao thông nội đô:

Thực tế, trong nhiều năm qua, mạng lưới giao thông nội đô của Hà Nội vẫn bị coi là thiếu và yếu. Nhiều đường phố trong nội đô tuy đã được nâng cấp sửa chữa nhưng vẫn không thể đáp ứng được lưu lượng người tham gia giao thông với mật độ quá cao, nhất là vào các giờ cao điểm. Nhiều con đường cứ làm xong lại bị đào lên làm đường điện, đường nước,… làm ảnh

hưởng chất lượng công trình và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn, gây ùn tắc giao thông.

Những năm gần đây, nhiều công trình xây dựng cơ bản đã được đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông đô thị bằng nhiều nguồn lực. Trong đó, ngân sách Trung ương đầu tư do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư gồm: đường vành đai III, Cầu vượt Ngã tư Sở, Cầu Nhật Tân, cầu vượt cho người đi bộ, hầm Kim Liên,… Vốn đầu tư theo hình thức BT gồm: đường Lê Văn Lương kéo dài, đường trục phát triển phía bắc Hà Đông, đường trục phát triển phía nam,… Vốn ngân sách thành phố cho các dự án Cầu Vĩnh Tuy, đường 5 kéo dài, đường Lạc Long Quân, bến xe Yên Nghĩa, đường Văn Cao - Hồ Tây, đường Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng, đường vành đai I,…

Các dự án giao thông nói trên được triển khai trên cơ sở kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đã được phê duyệt. Các dự án này cơ bản được tổ chức thực hiện đảm bảo tuân thủ đúng quy định về trình tự đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý chất lượng xây dựng công trình, định kỳ có báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội.

Giao thông đường sắt:

Đường sắt Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách, được nối liền với hầu hết với mọi miền ở Việt Nam. Hà Nội là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu do Pháp xây dựng. Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi ra cảng Hải Phòng.

Nhìn chung, đường sắt tại Hà Nội hiện nay là thuận tiện, nhưng đa số hệ thống đường sắt đã quá cũ nên phải bảo dưỡng thường xuyên, khá tốn

kém. Đường sắt trong nội đô cũng hầu như chưa tham gia vận chuyển hành khách, góp phần giải quyết ách tắc giao thông. Thời gian tới, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng các tuyến đường sắt cao tốc, đường sắt trên cao,… để góp phần giải tỏa ách tắc giao thông trong nội đô.

Giao thông đường thủy:

Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường sông. Các tuyến sông chính bao gồm: Sông Hồng ; Sông Đáy ; Sông Đuống ; Sông Cà Lồ ; Sông Nhuệ ; Sông Lừ ; … Các tuyến sông này tạo điều kiện cho thành phố có thể sử dụng các tầu thuyền có tải trọng lớn để vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng, tiếp cận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam để hạ giá thành hàng hóa sản phẩm. Ngoài ra còn phục vụ cho công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 44)