Hệ thống thủy lợ

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 46)

HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 –

2.2.1.3. Hệ thống thủy lợ

- Hệ thống đê điều:

Những năm gần đây, thành phố Hà Nội ngoài việc củng cố vững chắc các tuyến đê chính (đê ngoại cấp và đê trung ương ) còn tập trung triển khai xây dựng một số tuyến đê bao nhằm đảm bảo thêm cho các tuyến đê chính và khai thác vùng đất bồi phục vụ cho sản xuất.

Thành phố hiện có 20 tuyến đê chính với tổng chiều dài 469,913 km, trong đó: 37,709 km đê hữu Hồng là đê cấp đặc biệt ; 211,569 Km đê cấp I (hữu Hồng, tả Hồng, hữu Đuống, tả Đáy) ; 67,464 km đê cấp II (hữu Đà, tả Đáy, La Thạch, Ngọc Tảo, tả Đuống) ; 87,325 km đê cấp III (Vân Cốc, Tiên Tân, Quang Lãng, Liên Trung, hữu Cầu, tả-hữu Cà Lồ) ; 65,846 Km đê cấp IV (tả Tích, tả Bùi, Đường 6 Chương Mỹ, Mỹ Hà). Ngoài ra còn có 23 tuyến đê bối với tổng chiều dài 73,350 Km.

Hiện nay, ngành thuỷ lợi Trung ương và thành phố Hà Nội, ngoài việc tu bổ sửa chữa về khối lượng còn đặc biệt chú ý xem xét đánh giá một cách tổng hợp trên cơ sở khoa học thực trạng của các tuyến đê, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối các tuyến đê quan trọng của thủ đô.

- Hệ thống thủy nông:

Trên toàn địa bàn thành phố, các công trình tưới tiêu hiện có cơ bản đã bảo đảm tưới với những năm thời tiết bình thường. Tuy vậy, hiệu quả tưới chưa cao, chi phí còn lớn vì đa số các trạm bơm được xây dựng từ những năm 60 - 80 của thế kỷ trước, công nghệ lạc hậu, thường xuyên phải tu bổ sữa chữa, hiệu suất bơm tưới chỉ đạt 60 - 70 % công suất. Hệ thống kênh và công trình trên kênh tưới đã xuống cấp do không được đầu tư, nạo vét định kỳ.

Để nâng cao năng lực tiêu thoát úng, các trạm bơm tiêu đã và đang được nâng cấp cải tạo. Tuy vậy, hệ thống công trình tiêu hiện có chỉ bảo đảm khi có mưa với lượng mưa trong 3 ngày từ 250 - 300mm. Những diễn biến ngày càng bất lợi của thời tiết, tình trạng xuống cấp của hệ thống tiêu nội đồng, tình trạng đổ phế thải, vi phạm lấn chiếm dòng chảy ngày càng gia tăng khó kiểm soát; tốc độ đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp dịch vụ, khu dân cư tập trung... đã và đang làm thay đổi quy hoạch tiêu của các hệ thống.

Công tác quản lý còn nhiều tồn tại như: tình trạng vi phạm công trình thủy lợi ngày càng gia tăng; ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao; ruộng đất manh mún, bờ ruộng hiện nay không còn tác dụng giữ nước, điều tiết nước, dẫn đến hạn úng cục bộ, hiệu quả khai thác chưa cao. Việc phân cấp quản lý công trình chưa rõ ràng, sự phối hợp giữa các doanh nghiệp thủy lợi với chính quyền các địa phương chưa chặt chẽ.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w