Phương hướng phát triển giao thông đối ngoại:

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 72)

+ Đường bộ: Cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông đường bộ hiện hữu gồm các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ hướng tâm về đô thị lõi lịch sử và đường vành đai. Xây dựng các tuyến song hành trên các hướng tuyến chính như QL32, đường láng Hòa Lạc, QL6, QL1A, 1B, QL5, QL3 nhằm chia sẻ sự quá tải cho các tuyến hướng tâm này. Đối với các tuyến vành đai: Hoàn thiện tuyến Vành đai IV, vành đai V, các tuyến cao tốc dọc các hành lang kinh tế quan trọng và kết nối các đô thị đối trọng với thủ đô Hà Nội. Trong đó tuyến đường vành đai IV là đường vành đai ngoài của đô thị hạt nhân. Xây dựng mới 7 cầu, 1 hầm qua sông Hồng; Xây dựng hệ thống các nút giao cắt khác

mức; Cải tạo xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối.

Trong giai đoạn 2011 – 2020, mục tiêu quan trọng đối với giao thông thành phố là: tăng diện tích đường giao thông mà không chiếm dụng thêm mặt bằng; giải quyết được yêu cầu về giao thông đối ngoại; có thể giúp tách dòng xe hỗn hợp thành dòng xe thuần đi với cự li dài, cùng tốc độ, làm tăng năng lực thông hành, giảm bớt ùn tắc giao thông; đáp ứng sự phát triển nhanh của phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô.

Để đạt được mục tiêu trên, thành phố dự kiến xây dựng 06 tuyến đường trên cao, cụ thể là trục vành đai II: Bưởi - Ngã Tư Sở - Vĩnh Tuy; Trục vành đai III: Nam Thăng Long - Thanh Xuân - Pháp Vân; Trục QL32 - Hoàng Quốc Việt - Bưởi; Trục Phú Đô - Yên Hòa - Vành đai II; Trục Tôn Thất Tùng - Vành đai III - vành đai 3,5; Trục Pháp Vân - Minh Khai.

Theo dự kiến, hệ thống đường trên cao sẽ chạy phía trên dải phân cách giữa của các tuyến đường nói trên với chiều cao khoảng 5m. Mặt cắt đường trên cao là 19m chia hai chiều. Riêng mặt cắt đường trên cao đường vành đai III đoạn Pháp Vân - Mai Dịch lên đến 24m.

Bảng 3.1. Các tuyến đường trên cao dự kiến được xây dựng tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2020

TT Tên tuyến Chiều dài cầu (km) Bề rộng cầu (m) Ước khái toán (tỷ đồng) Giai đoạn đầu tư 1

Vành đai II: Bưởi – Ngã Tư

Sở – Vĩnh Tuy 11,0 19,0 16.820 2011-2020 2

Vành đai III: Nam Thăng Long

– Thanh Xuân – Pháp Vân 17,5 24,0 17.710 2010-2015 3

Tuyến QL32 – Hoàng Quốc

Việt – Bưởi 6,0 19,0 10.460 2011-2020 4

Tuyến Phú Đô – Yên Hòa –

Vành đai II 4,0 19,0 4.117 2011-2020 5

Tuyến Tôn Thất Tùng – Vành

đai III – Vành đai 3,5 8,0 19,0 13.582 2011-2020 6 Tuyến Pháp Vân – Minh Khai 3,5 19,0 6.483 2011-2020

Cộng: 50,0 69.172

Nguồn: [8]

+ Đường sắt: Trước mắt là cải tạo và xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường sắt vành đai song song theo hành lang vành đai IV, đồng thời xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Theo kế hoạch, đến năm 2015 thành phố Hà Nội sẽ cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường sắt nội đô, bao gồm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội và Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt cho thành phố Hà Nội xây dựng 5 tuyến đường sắt ngầm nối từ ngoại thành vào nội đô. Trong đó, UBND thành phố đã phê duyệt dự án tuyến đường sắt thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến số 3), có tổng chiều dài 12,5km, trong đó 8,5km đi nổi; 4km chạy ngầm, với 12 ga ngầm, nổi. Dự án tuyến Đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình, dài 11,5km, trong đó khoảng 8,5km đi ngầm và 3km đi trên cao, gồm 10 ga, (7 ga đi ngầm và 3 ga

trên cao), một trạm bảo dưỡng, sửa chữa tại xã Xuân Đỉnh (Từ Liêm).

+ Đường hàng không: Nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu triệu hành khách/năm sau năm 2030; Sân bay Gia Lâm phục vụ nội địa tầm ngắn.

+ Đường thuỷ: Khơi thông luồng lạch nhằm khai thác tối đa các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh. Cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy phục vụ du lịch và nông nghiệp trên các sông này. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây, liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 72)