Phương hướng phát triển giao thông đô thị:

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 75)

+ Đô thị hạt nhân: Chỉ tiêu mật độ mạng lưới đường chính cấp thành phố: 3 - 5 Km/Km2; Tỷ lệ đất giao thông 20% – 26%; Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 45% – 55%; Mạng lưới giao thông công chính: 2,0 - 3,0 Km/Km2[8]. Đối với trung tâm hiện tại: Hoàn thiện tuyến Vành đai II, Vành đai III. Xây dựng các tuyến đường 2 tầng giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại các khu vực khó có điều kiện mở rộng hoặc nâng cấp đường. Đối với chuỗi Đô thị mới từ vành đai III đến vành đai IV, xây dựng mới tuyến ”3,5” kết nối các đô thị mới theo hướng Bắc Nam. Xây dựng các nút giao cắt khác mức trên các đường trục chính đô thị. Kiểm soát và dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe. Phát triển hệ thống đường sắt vận tải hành khách khối lượng lớn (UMRT) kết hợp với mạng lưới xe buýt nhanh tạo thành mạng lưới liên hoàn, hiệu quả. Xây dựng 7 tuyến đường sắt đô thị, kéo dài kết nối đô thị hạt nhân với các đô thị vệ tinh.

+ Các đô thị vệ tinh: Xây dựng mới hoàn toàn hệ thống giao thông theo quy hoạch thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp tính chất chức năng

và điều kiện đặc thù của các đô thị, đảm bảo liên hệ nhanh với đô thị trung tâm và các đô thị khác.

+ Tăng cường vận chuyển hành khách bằng giao thông công cộng:

Xây dựng hệ thống tàu điện ngầm khu vực nội đô từ đường vành đai III trở vào để kết nối với hệ thống đường sắt công cộng ngoại đô để giảm tải giao thông cá nhân. Xây dựng hệ thống nhà ga tàu điện ngầm kết nối với các điểm đô thị. Nơi đây sẽ là điều kiện phát triển trung tâm kinh tế, thương mại và dịch vụ. Hoàn thiện hệ thống xe buýt với các tuyến đi riêng biệt.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 75)