HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2006 –
2.3.2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới KCHTKT, cân đối nguồn vốn và bố trí vốn ngân sách
cân đối nguồn vốn và bố trí vốn ngân sách
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 của Thủ tướng, Hà Nội đã hoàn thành và công bố nhiều dự án, nghiên cứu rà soát, điều chỉnh quy hoạch không gian, hệ thống KCHT đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng đã hoàn thành, một số cầu qua sông Hồng được triển khai xây dựng. Hệ thống sông, hồ, công viên, vườn hoa được cải tạo với diện tích đất cây xanh bình quân đạt 5,3 m2/người. Trên 40 khu đô thị mới với hơn 400 nhà cao tầng, nhiều khu nhà ở và chung cư cao tầng được xây dựng với khoảng 6 triệu m2, tạo không gian đô thị mới, kiến trúc hiện đại.
Công tác quản lý đô thị được đổi mới với nhiều cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Thành phố cũng đã phân cấp cho quận, huyện được mở rộng. Công tác GPMB phục vụ đầu tư phát triển được thực hiện quyết liệt. Nhiều vấn đề đô thị bức xúc, một số việc tồn đọng lâu ngày được quan tâm giải quyết dứt điểm. Chất lượng dịch vụ đô thị được cải thiện. Vận tải hành khách công cộng phát triển nhanh với 43 tuyến xe buýt, đáp ứng 25% nhu cầu đi lại của nhân dân. Hệ thống cấp, thoát nước được tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, từng bước giải quyết bức xúc về nước sinh
hoạt, giảm úng ngập cục bộ. Công tác thu gom và vận chuyển rác thải, vệ sinh môi trường đã thực hiện theo hướng mở rộng xã hội hóa.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn nhiều hạn chế. Quy hoạch xây dựng chậm đổi mới, tiến độ và chất lượng lập quy hoạch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nghiên cứu tổ chức không gian và kiến trúc đô thị chưa được quan tâm đúng mức, sự khớp nối giữa các quy hoạch, giữa dự án phát triển đô thị với các khu dân cư xung quanh còn thiếu đồng bộ. Quản lý đất đô thị, trật tự xây dựng, xã hội hóa dịch vụ đô thị vẫn còn hạn chế. Công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, quỹ nhà tái định cư còn thiếu. Đầu tư xây dựng còn dàn trải, một số công trình trọng điểm thực hiện chậm tiến độ hoặc hiệu quả khai thác chưa cao. Hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt hệ thống giao thông tĩnh chưa được đầu tư đúng mức; trật tự giao thông, ùn tắc giao thông, úng ngập cục bộ, ô nhiễm môi trường... vẫn là những vấn đề bức xúc.
Trên cơ sở những việc đã làm được và những hạn chế, việc xây dựng, phát triển và quản lý Hà Nội đến năm 2010 phải gắn kết chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với các quy hoạch phát triển vùng và cả nước, kết hợp hài hòa với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh quốc phòng. Tiếp đến là nâng cao chất lượng quy hoạch, bảo đảm định hướng phát triển bền vững, ổn định lâu dài. Quy hoạch kiến trúc đô thị phải kết hợp hài hòa tính hiện đại với truyền thống văn hóa, gắn liền phát triển và bảo tồn, gắn quy hoạch với phân bổ lại dân cư. Đồng thời đầu tư xây dựng đồng bộ giữa hệ thống HTKT với HTXH, trong đó HTKT phải đi trước một bước.
Tại khu vực nội thành, hạn chế xây dựng nhà cao tầng, không xây thêm bệnh viện, trường đại học, cao đẳng và hạn chế đầu tư cải tạo nâng công suất các công trình dịch vụ đô thị công cộng. Thực hiện kiên quyết, nhất quán chủ trương chuyển mạnh đầu tư ra ven nội và ngoại thành theo hướng tập trung
đầu tư nhanh, gọn vào khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống HTKT, HTXH đồng bộ, hiện đại. Quản lý đô thị theo hệ thống thống nhất, kết hợp giữa phát triển và quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư, quản lý cho quận, huyện. Hà Nội cần xây dựng và hoàn thành Chiến lược phát triển tổng thể Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, làm cơ sở điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành. Thành phố phối hợp với các bộ, ngành, tỉnh, thành lân cận nghiên cứu, sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng thủ đô, bao gồm phương án điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội phù hợp với chiến lược phát triển thủ đô và đất nước.