Đối với hệ thống cấp nước

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 78)

- Phương hướng phát triển giao thông ngoại ô:

3.1.1.3.Đối với hệ thống cấp nước

1 Tốc độ tăng tổng sản lượng

3.1.1.3.Đối với hệ thống cấp nước

Theo quy hoạch cấp nước, khu đô thị trung tâm đạt tỷ lệ 100%, bảo đảm từ 180 đến 200 lít nước cho một người/ngày; khu đô thị vệ tinh đạt tỷ lệ 90%, bảo đảm cấp từ 150 đến 180 lít nước cho một người/ngày; ở khu vực nông thôn lần lượt là 90% và từ 100 đến 120 lít nước cho một người/ngày. Dự báo, đến năm 2020, khu vực đô thị và nông thôn liền kề sẽ dùng trung bình hơn 1.224.000 m3/ngày; đến năm 2030 là gần 2.000.000 m3/ngày; đến năm 2050 sẽ là hơn 2.500.000 m3/ngày. Tỷ lệ thất thoát và thất thu trung bình của hệ thống cấp nước Hà Nội theo từng giai đoạn sẽ là: năm 2020 thất thoát 27%; năm 2030 là 22%; năm 2050 là 20%.[8]

Trong 5 năm tới, Hà Nội sẽ tập trung vào 7 dự án tăng nguồn nước ngầm, 28 dự án phát triển mạng cấp nước. Sở Xây dựng cũng đã tính tới việc giảm dần việc khai thác nước ngầm bằng cách chuẩn bị phương án xây dựng Nhà máy Nước mặt sông Hồng và sông Đuống (công suất giai đoạn I mỗi nhà máy 150.000m3/ngày đêm) và đầu tư nâng công suất Nhà máy Nước mặt sông Đà lên 600.000m3/ngày đêm.

Đối với phát triển mạng lưới cấp nước, toàn thành phố sẽ đầu tư 284,6 km đường ống truyền dẫn cấp I (đường kính từ 300mm - 1.500mm). Cụ thể: Tại khu vực phía Tây Thủ đô sẽ hình thành 13 tuyến truyền dẫn dọc theo các trục Hòa Lạc - Xuân Mai, Quốc Oai - Phúc Thọ, Thạch Thất, Hoài Đức... với tổng chiều dài 94,7km; khu vực phía Bắc hình thành 2 tuyến truyền dẫn Yên Viên và Sóc Sơn - Đông Anh - Mê Linh với tổng chiều dài 42,6km; khu vực phía Đông hình thành tuyến Đại lộ Thăng Long - Sơn Tây dài 71,9km,…

Về nguồn nước, xu hướng chính sẽ là giảm dần khối lượng khai thác nước ngầm tại Hà Nội cũ và tăng dần việc khai thác, sử dụng nước mặt sông Hồng, sông Đà, sông Đuống và sông Lô. Theo các báo cáo khoa học, chất lượng nước các sông trên đều có các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép. Trong khi đó, nước ngầm tại Hà Nội cũ có chất lượng không đồng đều và đang có xu hướng xấu dần.

Dự kiến có 2 phương án cấp nước cho Hà Nội. Phương án 1 là xây mới 2 nhà máy nước mặt sông Hồng, sông Đuống; mở rộng công suất nhà máy nước sông Đà và khai thác hợp lý công suất các nhà máy nước ngầm. Phương án 2, xây mới nhà máy nước mặt sông Hồng, mở rộng nâng công suất nhà máy nước mặt sông Đà và khai thác hợp lý công suất các nhà máy nước ngầm.

Một phần của tài liệu một số vấn đề về quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật từ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố hà nội. thực trạng và giải pháp (Trang 78)