Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đào tạo đội ngũ tri thức trẻ là một trong những công tác được quan tâm hàng đầu đặc biệt là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1 MỤC LỤC MỤC LỤC . 1 LỜI NÓI ĐẦU 1 PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN TRỰC THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 3 1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư .3 1.2. Cơ cấu tổ chức 7 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư .7 1.2.1.1. Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước .7 1.2.1.2. Các tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ .8 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân .8 1.3. Chức năng nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân .9 PHẦN II: CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TỔNG HỢP KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN 12 2.1. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN .12 2.1.1. Lập báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế xã hội 12 SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2 2.1.1.1. Về tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế 12 2.1.1.2. Về các cân đối vĩ mô .13 2.1.1.3. Về bảo đảm an sinh xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác 15 2.1.2. Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân 15 2.1.2.1. Bối cảnh bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 15 2.1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội .16 2.1.2.3. Dự báo một số cân đối lớn của nền kinh tế trong kế hoạch .18 2.1.2.4. Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực .19 2.1.3. Xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 22 2.1.3.1. Các giải pháp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển .22 2.1.3.2. Các giải pháp, chính sách để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 23 2.1.3.3. Các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô .23 2.1.3.4. Thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp .23 2.1.3.5. Thực hiện cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 23 2.1.3.6. Các giải pháp khác .24 SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 3 2.1.4. Lập kế hoạch phân bổ vốn cho đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 24 2.1.4.1. Lập kế hoạch đầu tư phát triển theo ngành và lĩnh vực 24 2.1.4.2. Phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước của các Bộ, ngành, trung ương .24 2.1.4.3. Phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối do địa phương quản lý .25 2.2. ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN .27 2.2.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện năm 2009 .27 2.2.1.1. Những thành tích, kết quả chủ yếu 27 2.2.1.2. Về những khó khăn, tồn tại 29 2.2.2. Những kết quả cụ thể đã đạt được trong năm 2009 29 2.2.2.1. Công tác chuyên môn: .29 2.2.2.2. Công tác học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học .33 2.2.2.3. Về tổ chức cán bộ, cải cách hành chính, cải tiến lề lối làm việc, kỷ luật lao động .34 2.2.2.4. Các công tác khác .34 2.2.3. Kết quả bình bầu các danh hiệu thi đua, khen thưởng năm 2009. 35 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN .36 3.1. Định hướng các công tác chủ yếu năm 2010 36 3.1.1. Về công tác chuyên môn .36 SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 4 3.1.2. Nghiên cứu khoa học, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn 37 3.1.3. Công tác tổ chức, cán bộ .38 3.1.4. Các công tác khác 38 3.1.5. Đăng ký thi đua năm 2010 38 3.2. Một số kiến nghị với Lãnh đạo Bộ 38 KẾT LUẬN .40 SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Ái Liên LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá, đào tạo đội ngũ tri thức trẻ là một trong những công tác được quan tâm hàng đầu đặc biệt là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường. Xu thế thời đại hiện nay là thời đại của tri thức khoa học, sự phát triển không ngừng của công nghệ. Vì vậy những thử thách đặt ra đối với sinh viên ngày một lớn đòi hỏi không chỉ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân, tiếp thu những kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn phải học hỏi những kiến thức thực tế ngoài xã hội và vận dụng những kiến thức đã học đó vào trong thực tiễn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan có chức năng tham mưu tổng hợp cho Chính phủ về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý nhà nước về lĩnh vực đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổng hợp kế hoạch kinh tế - xã hội và đầu tư. Được vinh dự thực tập tại Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, em đã hiểu biết hơn về chuyên nghành Kinh tế đầu tư khi áp dụng vào thực tiễn đồng thời học hỏi được những kinh nghiệm và có được những thông tin hữu ích trong lĩnh vực đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trong 5 tuần thực tập tổng hợp vừa qua, nhờ sự phân công của khoa Kinh tế đầu tư cùng với sự hưỡng dẫn, giúp đỡ tận tình của giáo viên phụ trách cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Ái Liên và các chuyên viên tại Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, do vậy em đã được tìm hiểu về tình hình chung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các công việc và hoạt động liên quan đến công tác tổng hợp kinh tế xã hội và tổ chức quản lý đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, em xin được trình bày báo cáo với bố cục như sau: Phần I: Giới thiệu chung về Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phần II: Các hoạt động liên quan đến công tác tổng hợp kinh tế xã hội và tổ chức quản lý hoạt động đầu tư của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B 1 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Ái Liên Phần III: Định hướng cho các hoạt động của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân Bản báo cáo chắc không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn của cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B 2 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Ái Liên PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VỤ TỔNG HỢP KINH TẾ QUỐC DÂN TRỰC THUỘC BỘ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ 1.1. Lịch sử hình thành phát triển của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Công tác kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội được Đảng và Chính phủ quan tâm ngay từ khi Cách mạng thành công. Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra sắc lệnh số 78 – SL thành lập Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ kế hoạch kiến thiết quốc gia về kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Sau đó 5 năm, ngày 14/4/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban kinh tế Chính phủ thay cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết. Từ khi miền Bắc được hoàn thành giải phóng, hòa bình lập lại trên nửa đất nước, Đảng và Chính phủ ta đã bắt tay ngay vào việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam tiến tới thống nhất Tổ quốc. Trong phiên họp ngày 8/10/1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và sau đó ngày 14/10/1955. Thủ tướng Chính phủ ra thông tư số 603 TTg xác định nhiệm vụ chức năng của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và nêu rõ: “Trong chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta ở miền Bắc, việc khôi phục và phát triển kinh tế và văn hóa phải dần dần kế hoạch hóa, Ủy ban Kế hoạch Quốc gia sẽ thực hiện từng bước công việc kế hoạch hóa này”. Kể từ đó, hệ thống cơ quan Kế hoạch từ Trung ương đến địa phương được thành lập, bao gồm Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các bộ phận kế hoạch của các Bộ Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện đảm đương nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, tiến hành công tác thống kê, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Bộ phận tổng hợp luôn luôn được đặt ở vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu tổ chức ở các thời kỳ của cơ quan kế hoạch nhà nước. Trong năm 1958, tiền thân của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân là một nhóm tổng hợp (trong Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết và sau đó là Ban kinh tế SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B 3 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Ái Liên Chính phủ). Đến tháng 1 năm 1958, Vụ Kế hoạch Tổng hợp Kinh tế Quốc dân được thành lập trong cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia. Ngày 9 tháng 10 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158/CP đổi tên Ủy ban Kế hoạch Quốc gia thành Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; đồng thời đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân đã được khẳng định là giúp Ủy ban nghiên cứu và tổng hợp nghiên cứu xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ngày 9 tháng 3 năm 1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 47/CP, theo quyết định này, Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân được tách làm 2 vụ là Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân ngắn hạn và Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân dài hạn. Ngày 9 tháng 7 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 69-HĐBT đổi tên Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân ngắn hạn thành Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân; giải thể Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân dài hạn, thành lập Viên nghiên cứu kế hoạch dài hạn. Ngày 18 tháng 4 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết dịnh số 66-HĐBT chính thức hóa lại cơ cấu tổ chức của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; theo đó, toàn bộ chức năng của Vụ Tài chính – giá thành – giá cả, một phần chức năng của Vụ Kế hoạch Vật tư (chủ yếu là chức năng cân đối), một phần chức năng của Vụ Kế hoạch Đầu tư xây dựng cơ bản (chủ yếu là chức năng cân đối) được chuyển về Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân. Ngày 30 tháng 10 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định 179-HĐBT tách chức năng cân đối tổng hợp tài chính ra khỏi Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân và hình thành Vụ Kế hoạch Tài chính làm nhiệm vụ cân đối tài chính tổng hợp, thu chi tiền tệ dân cư; cân đối ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Sau đó tách chức năng tổng hợp vật tư sang cho Vụ Kế hoạch Thương mại và Dịch vụ. Hiện nay, tại Quyết định 606/QĐ-BKH ngày 19 tháng 8 năm 2003 Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định nhiệm vụ, chức năng chính của Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân là: -Tổng hợp kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ của nền kinh tế quốc dân. Dự thảo các văn kiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để trình các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Lập các bảng cân đối tổng hợp kinh tế quốc dân. SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B 4 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Ái Liên -Tổng hợp và cân đối các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế quốc dân; phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước theo ngành, lĩnh vực, địa phương, lãnh thổ, các chương trình dự án quốc gia, các mục tiêu về quy hoạch và chuẩn bị đầu tư. -Chủ trì phối hợp các đơn vị trong và ngoài cơ quan để tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch quý, 6 tháng, 9 tháng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kiến nghị các chủ trương, biện pháp chỉ đạo, điều hành kế hoạch và tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và ngắn hạn. -Nghiên cứ đề xuất các chủ trương về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, kế hoạch hóa nhằm đảm bảo thực hiện định hướng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. -Tổ chức nghiên cứu, dự báo, thu thập và hệ thống hóa các thông tin để phục vụ cho việc tổng hợp kế hoạch trung hạn và ngắn hạn về phát triển kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. -Xây dựng mô hình kế hoạch hóa, các cơ chế, phương pháp kế hoạch hóa và công tác định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong từng thời kỳ. Soạn thảo các chỉ dẫn về phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp định mức. Xác định hệ thống chi tiêu, mẫu biểu, phương pháp tính toán các chỉ tiêu để Bộ ban hành áp dụng cho việc xây dựng, tổng hợp, phân tích và báo cáo kế hoạch của các ngành, địa phương và đơn vị cơ sở. Ngay từ khi hình thành cơ quan kế hoạch, bộ phận phụ trách tổng hợp đã được giao nhiều nhiệm vụ giúp cơ quan hoàn thành công việc Đảng và Nhà nước giao cho. Từ những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, những người làm công tác tổng hợp đã có công đóng góp cho Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến thiết trong việc nghiên cứu soạn thảo các chương trình diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Khi Ban Kinh tế Chính phủ được thành lập (năm 1950), những người làm công tác nghiên cứu tổng hợp đã tích cức tham gia soạn thảo, đệ trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng các kế hoạch quan trọng về kinh tế nhằm động viên sức người sức của cho công tác kháng chiến lần thứ nhất của nhân dân ta đi đến thắng lợi. Những chương trình lớn về thi đua tăng gia sản xuất, tự túc tự cấp, thực hiện giảm tô, tiến tới cải cách ruộng đất… đã ra đời từ đó. SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B 5 Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: ThS. Nguyễn Ái Liên Hòa bình lập lại trên miền Bắc; Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được thành lập; nhóm Tổng hợp (tiền thân là Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân hiện nay) đã tích cực đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng kế hoạch khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1956 – 1957) và sau đó, với việc thành lập Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, các cán bộ trong Vụ đã tham gia vào việc xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo phát triển kinh tế ở miền Bắc (1958-1960), tập trung giải quyết những nhiệm vụ còn lại của công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: Chia ruộng đất cho nông dân, tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp và thiết lập quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, phục hồi và xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, phát triển mạng lưới thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế, xã hội… Trong những thời kỳ tiếp theo, với chức năng nhiệm vụ của mình, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân đã tổ chức nghiên cứu giúp Ủy ban Kế hoạch Nhà nước soạn thảo kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), kế hoạch chuyển hướng thời chiến (1965-1975) với việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược qua từng chặng đường lịch sử của đất nước. Từ giữa năm 1975, đất nước đã hoàn toàn giải phóng, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu và xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980) với mục tiêu đưa ra cả nước cùng tiến lên Chủ nghĩa xã hội và sau đó, các kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985), lần thứ 4 (1986- 1990), lần thứ 5 (1991-1995), lần thứ 6 (1996-2000) và lần thứ 7 (2001-2005) với mục tiêu đưa nền kinh yế của đất nước từng bước thoát khỏi những khó khăn thử thách, vượt qua tình trạng nghèo nàn lạc hậu, đổi mới kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Qua nhiều thời kì, trải qua các biến cố của lịch sử, các thế hệ trước chuyển công tác hoặc nghỉ hưu, thế hệ sau tiếp bước hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm cao, tính cần cù, chăm chỉ, tính khoa học và sáng tạo trong công tác của nhiều thế hệ đàn anh đã ghi lại những nét son của Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân qua mỗi thế hệ. SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B 6 [...]... quả của bộ máy Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển; Các giải pháp tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí v.v… 2.1.4 Lập kế hoạch phân bổ vốn cho đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 2.1.4.1 Lập kế hoạch đầu tư phát triển theo ngành và lĩnh vực Vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn ngân sách nhà nước được bố trí để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các dự... về chi đầu tư phát triển (chủ yếu là đầu tư xây dựng cơ bản), chi sự nghiệp kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh, chi trả nợ và viện trợ + Đầu tư phát triển • Ước tính tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và giá trị biến động so với cùng kỳ Trong đó bao gồm số liệu về nguồn vốn Nhà nước, nguồn vốn ngoài Nhà nước, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tỷ lệ nguồn vốn của từng khu vực trên so... tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội • Về vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Tình hình giải ngân nguồn vốn tín dụng đầu tư ước tính qua các tháng đầu năm so với kế hoạch năm • Về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư và tổng vốn đầu tư của các dự án các tháng đầu năm, tình hình biến động so với cùng kỳ năm trước Tổng số lượt dự án tăng vốn đầu tư. .. thông qua các nguồn chủ yếu: • Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước • Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trái phiếu giáo dục, trái phiếu y tế v.v… • Nguồn vốn tín dụng • Nguồn vốn từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước • Nguồn đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư • Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài • Các nguồn khác SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B Báo cáo thực tập tổng... tế phát triển nhanh và bền vững Huy động các nguồn vốn và định hướng đầu tư phát triển Trên cơ sở cân đối, tích lũy tiêu dùng, triển khai đồng bộ các giải pháp thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phục vụ mục tiêu tăng trưởng và bền vững của nền kinh tế Đề ra các biện pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư và giải ngân vốn. .. đối ngân sách của Nhà nước: • Dự kiến tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước, bao gồm: thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ xuất khẩu • Dự kiến tổng thu ngân sách Nhà nước • Dự kiến bội chi ngân sách Nhà nước Dự báo cán cân thanh toán quốc tế Dự báo cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân thương mại và cán cân dịch vụ Dự báo cân đối vốn đầu tư phát triển Dự báo khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển. .. vốn FDI để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng với những hình thức thích hợp như: BOT, BT, BO… Dự kiến huy động và định hướng đầu tư theo các nguồn vốn chủ yếu: SV: Lê Thị Thu Hằng Lớp: Kinh tế đầu tư 49B Báo cáo thực tập tổng hợp 22 GVHD: ThS Nguyễn Ái Liên • Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước • Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và trái phiếu giáo dục • Nguồn vốn tín dụng Nhà nước • Nguồn vốn ODA • Nguồn. .. với nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, cần đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác chuẩn bị và thẩm định dự án, đánh giá và giám sát bảo đảm sử dụng nguồn vốn đầu tư ưu đãi đúng ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn, dự án phải đảm bảo tính khả thi thu hồi vốn và có lãi • Ban hành danh mục các công trình dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, việc phân bổ ngân sách hàng năm cho đầu tư phát triển. .. phương án phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho việc tổng hợp kế hoạch 5 năm và hàng năm 3 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, tổng hợp và lập các đề án, báo cáo để Bộ trình Chính phủ về: kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh vực; tổng mức và phân bổ chi tiết vốn đầu tư trong... 2.1.3.1 Các giải pháp nhằm huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm huy động tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển • Các giải pháp nhằm hỗ trợ việc triển khai các dự án FDI đã được cấp phép, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng vốn mở rộng quy mô dự án, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư cả trong và ngoài nước • . hợp và lập các đề án, báo cáo để Bộ trình Chính phủ về: kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc. 2.1.4.1. Lập kế hoạch đầu tư phát triển theo ngành và lĩnh vực........24 2.1.4.2. Phân bổ vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước của các Bộ, ngành,