1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc

75 1,2K 16
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 538 KB

Nội dung

Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Thanh Hóa là một có địa hình phức tạp , gồm nhiều huyện vùng cao Khibước vào thực hiện công cuộc đổi mới, Thanh Hóa gặp không ít khó khăn cả về địahình, khí hậu và xuất phát điểm kinh tế chủ yếu là thuần nông Trong những nămqua, với quyết tâm cao Thanh Hóa đã từng bước chuyển tư nền kinh tế thuần nôngtự cấp tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá và thực hiện chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Nhìn lại 10 năm đổi mới, kinh tế Thanh Hóa liên tục phát triển, GDP tăngđều qua các năm, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng phát triển.

Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của Thanh Hóa đóchính là hoạt động đầu tư Sự nỗ lực của tỉnh trong việc gia tăng đầu tư đã đem lạicho kinh tế Thanh Hóa những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạtđộng đầu tư của tỉnh trong những năm qua còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập cầnphải được khắc phục như: đầu tư toàn xã hội còn thấp, hiệu quả và chất lượng đầutư một số ngành còn chưa cao, sức cạnh tranh còn yếu, cơ cấu đầu tư chuyển dịchchậm chưa phát huy lợi thế so sánh của từng ngành, từng vùng, năng lực sản xuất vàkết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Chínhvì vậy, việc nâng cao hiệu quả đầu tư, đầy mạnh đầu tư trên địa bàn tỉnh trongnhững năm tới là vấn đề nổi cộm cần được quan tâm hàng đầu Vì lý do này, chuyên

đề " Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnhThanh Hóathực trạng và giải pháp ” được hoàn thành với mong muốn đóng gópmột phần vào việc giải quyết vấn đề trên.

Trang 2

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA

I KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH THANH HÓA1 Điều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý, kinh tế, chính trị

Tỉnh Thanh Hoá thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 153km về phía Nam, có tọa độ địa lý từ 19o18 - 20o00 vĩ độ Bắc và 104o22 - 106o04kinh độ Đông; phía Bắc giáp 3 tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình; phía Nam giáptỉnh Nghệ An; phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDC nhân dân Lào; phíaĐông giáp Vịnh Bắc Bộ Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính gồm 1 thànhphố, 02 thị xã và 24 huyện, với tổng diện tích tự nhiên 11.134,73 km2, dân số trungbình năm 2007 khoảng 3,7 triệu người, chiếm 3,4% diện tích và 4,3% dân số cảnước Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của Thanh Hóa có những điểm nổi bật sau:

- Nằm ở cửa ngõ giao lưu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa VùngKTTĐ Bắc Bộ với Vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lưuquan trọng của hệ thống đường quốc tế và quốc gia như: tuyến đường sắt ThốngNhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đường 15A và đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùngTrung du Miền núi của tỉnh; có đường 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn củaLào nên có nhiều điều kiện để phát triển Thanh Hoá có đường biên giới chung vớinước CHDCND Lào dài trên 190 km; có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tần Trongđó, tại cửa khẩu Na Mèo được quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế Cửa khẩuthời kỳ 2008-2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2008 củaChính phủ); đây là những lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mởrộng hợp tác và giao lưu thương mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc TháiLan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đường xuyên á trong khuvực

- Trong tương lai Vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ được mở rộng khônggian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tư pháttriển nhanh hơn Đặc biệt Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngoài Khuliên hợp lọc hóa dầu (công trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn (tươnglai sẽ là cảng nước sâu lớn ở phía Bắc), nhiều công trình kinh tế lớn khác sẽ đượcxây dựng… mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và

Trang 3

chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng như của vùng Bắc Trung Bộ theo hướngCNH, HĐH

- Thanh Hóa có nhiều dân tộc anh em sinh sống, có nền văn hóa rất đa dạngvề ngôn ngữ, phong tục tập quán Đây là một lợi thế lớn để khai thác phục vụ pháttriển du lịch, song cũng đặt ra nhiệm vụ hết sức quan trọng trong vấn đề giữ gìnkhối đại đoàn kết các dân tộc và ổn định chính trị xã hội Vùng núi phía Tây củatỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thông cách trở, kết cấu hạ tầng yếu kém, kinhtế xã hội chậm phát triển… đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết cả về kinh tế xã hộivà an ninh quốc phòng.

1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình ở Thanh Hoá đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và chiathành 3 vùng rõ rệt:

* Vùng núi và trung du: gồm 11 huyện (Như Xuân, Như Thanh, Thường

xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lặc, CẩmThuỷ và Thạch Thành) với diện tích tự nhiên 7999 km2 (chiếm 71,8% diện tích tựnhiên toàn tỉnh) Đây là vùng nối liền giữa hệ núi cao phía Tây Bắc và hệ núiTrường Sơn phía Nam Độ cao trung bình ở vùng núi từ 600 - 700 mét, độ dốc trên25o, vùng trung du có độ cao trung bình 150-200 mét, độ dốc từ 150 đến 200 Vùngcó địa hình phức tạp, chia cắt mạnh gây trở ngại lớn cho phát triển kinh tế và xâydựng kết cấu hạ tầng.

* Vùng đồng bằng: gồm 10 huyện (Thọ Xuân, Thiệu Hoá, Yên Định, Đông

Sơn, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hà Trung, TP Thanh Hoá và TX Bỉm Sơn)với diện tích tự nhiên 1905 km2 (chiếm 17,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh) Đây làvùng được bồi tụ bởi hệ thống sông Mã, sông Yên Vùng có địa hình xen kẽ giữavùng đất bằng với các đồi thấp và núi đá vôi độc lập, độ cao trung bình từ 5 - 15mét, một số nơi trũng như Hà Trung có độ cao chỉ từ 0 - 1 mét Nhìn chung vùngđồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển nông nghiệpvà công nghiệp.

* Vùng ven biển: gồm 6 huyện chạy dọc bờ biển từ huyện Nga Sơn, Hậu

Lộc, Hoằng Hoá, Sầm Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, với diện tích hơn 1230,6km2 (chiếm 11,1% diện tích tự nhiên) Vùng có địa hình bằng phẳng, độ cao trungbình từ 3 - 6 mét, riêng phía Nam huyện Tĩnh Gia địa hình có dạng sống trâu do cácdẫy đồi kéo dài ra biển Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp(trồng trọt, chăn nuôi gia cầm), đặc biệt là nuôi trồng thủy sản, phát triển công

Trang 4

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cảng và phát triển dịch vụ vận tải sông,biển

tích ôn cả năm khoảng 8.600 - 8.7000C ở vùng đồng bằng ven biển, giảm xuống còn8.0000C và thấp hơn ở vùng núi phía Tây; số giờ nắng cao, trung bình từ 1310 -1460giờ/năm Tháng có số giờ nắng cao nhất (tháng 6) là 225 giờ, tháng có số giờ nắngthấp nhất (tháng 12) là 46 giờ)

Tóm lại, là một tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình nên Thanh

Hoá có khí hậu khá đa dạng và phân hoá mạnh theo không gian và thời gian Lượngmưa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sảnxuất nông lâm ngư nghiệp Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán,bão lụt, gió nóng,… ở đồng bằng ven biển phía Đông và lũ quét, lạnh giá, sươngmuối… ở vùng núi phía Tây cũng gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển chung,nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.

2 Các tài nguyên thiên nhiên chính

2.1 Tài nguyên đất

Theo kết quả phúc tra thổ nhưỡng của FAO- UNESCO, tỉnh Thanh Hoá có 8nhóm đất chính với 20 loại đất khác nhau và được phân bố như sau:

- Nhóm đất xám: Diện tích 717.245 ha, chiếm 64,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,

phân bố chủ yếu ở vùng trung du miền núi, thuộc các huyện Quan Hoá, Bá Thước, NhưXuân, Thường Xuân, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Lang Chánh Đất có tầngdầy, dễ thoát nước, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp và các cây công nghiệp dàingày, cây ăn quả như cao su, cà phê, chè, cam, chanh, dứa

- Nhóm đất đỏ: Diện tích 37.829 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, phân bố

ở độ cao trên 700 mét tại các huyện: Quan Hoá, Lang Chánh, Thường Xuân Nhómđất này có tầng dày, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, ít chua nên thích hợpvới nhiều loại cây trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng Tuy nhiên, do phân bố ở địa

Trang 5

hình cao, chia cắt mạnh và dễ bị rửa trôi nên việc khai thác sử dụng gặp nhiều khókhăn và cần có biện pháp bảo vệ đất

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 191.216 ha, chiếm 17,2% diện tích tự nhiên,

phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển Đất có thành phần cơ giới thườnglà thịt nhẹ, ít chua, giàu chất dinh dưỡng nên có chất lượng tốt, thích hợp với nhiềuloại cây trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày như lương thực, hoa màu và cây côngnghiệp ngắn ngày khác.

- Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 16.537 ha, chiếm 1,49% diện tích đất tự

nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và các dãy núi độc lập ở đồng bằng venbiển như Nông Cống, Thiện Hoá, Yên Định, Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc, TĩnhGia, Đông Sơn Đặc điểm của nhóm đất này là có tầng mỏng và bị xói mòn trơ sỏiđá, trên cần được đầu tư, cải tạo và đưa vào khai thác.

- Nhóm đất glây: Diện tích 2.583 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên Hầu

hết đất đã bị bạc màu cần được cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhóm đất đen: Diện tích 5.903 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên Đất bị lầy

thụt và bùn, cần cải tạo đưa vào sản xuất nông lâm nghiệp

- Nhóm đất mặn: Diện tích 21.456 ha, chiếm 1,93% diện tích tự nhiên, phân bố

chủ yếu ở vùng ven biển Đất thường có độ phì nhiêu khá cao, thành phần cơ giới từtrung bình tới thịt nặng, độ pH từ 6,0 - 7,5 thích hợp cho trồng cói và nuôi trồngthuỷ sản.

- Nhóm đất cát: Diện tích 20.247 ha, chiếm 1,82% diện tích tự nhiên, phân

bố tập trung ở các huyện ven biển Đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinhdưỡng, khả năng giữ nước, giữ màu kém nên năng suất cây trồng thấp Song đấtcó thành phần cơ giới nhẹ nên dễ canh tác, thích hợp cho nhiều loại cây trồng nhưtrồng rừng, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản Tuynhiên trong quá trình canh tác cần tăng cường bón phân cho đất và áp dụng các biệnpháp cải tạo đất.

- Đất khác: Diện tích 97.610 ha, chiếm 8,79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,

trong đó núi đá vôi là 37.909 ha và ao, hồ, sông suối là 60.701 ha.

2.2 Tài nguyên rừng

Với hơn 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi, tỉnh Thanh Hoá có tài nguyên rừngkhá lớn, đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phòng hộ đầu nguồn và pháttriển kinh tế xã hội Theo QĐ số 571/QQĐ-UBND ngày 12/3/2008 về việc công bốsố liệu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2007, diện tích đất có rừng toàn tỉnh

Trang 6

là 511785,2 ha; trong đó rừng tự nhiên là 386.245,4 ha, rừng trồng 125.539,8 ha; tỷlệ che phủ đạt 45,1%, tăng 13% so năm 2000 (năm 2000 là 32,1% và năm 2005 là43%)

- Rừng phòng hộ có diện tích 158.470,2 ha; chiếm gần 40,0% diện tích có

rừng, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây và một số ít ở ven biển Chức năng củarừng là phòng hộ đầu nguồn các sông lớn như sông Chu, sông Mực, sông Bưởi, HồYên Mỹ và phòng hộ ven biển.

- Rừng đặc dụng bao gồm Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Cúc

Phương và các Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, Pù Luông, Xuân Liên, với tổng diệntích 76.457,9 ha, chiếm 14,5% diện tích có rừng Chức năng của rừng là bảo tồn đadạng sinh học, hệ động thực vật quí hiếm, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái vàbảo vệ môi trường….

- Rừng sản xuất có diện tích 276.857 ha, chiếm 54,1% diện tích có rừng; tập

trung ở vùng đồi núi thấp và vùng trung du

Rừng của Thanh Hoá chủ yếu là rừng lá rộng với hệ động thực vật kháphong phú, đa dạng về giống loài Về thực vật có các loại gỗ quý như lát, pơmu,trầm hương, lim, sến, vàng tâm…; các loại thuộc họ tre có luồng, nứa, vầu, giang,bương, tre…; ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến… Tuy nhiêntrong những năm cuối thập kỷ trước do bị khai thác quá mức nên chất lượng rừnggiảm sút nghiêm trọng, các loại thực vật quí hiếm như lim, lát… chỉ còn rải rác ởmột số địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, địa hình hiểm trở và tại các khu bảotồn, vườn Quốc gia.

Về động vật, có thể nói hệ động vật rừng ở Thanh Hóa trước đây rất phongphú, nhưng do trong nhiều năm bị săn bắt bừa bãi nên đã bị giảm sút nhiều Tuynhiên hiện nay vẫn thuộc loại phong phú so với nhiều tỉnh khác ở Bắc Bộ Trongmột số khu rừng còn xuất hiện các loài bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng vànhiều loại chim, thú, bò sát khác… Đặc biệt một số nơi còn có các loài động vật quýnhư hổ, báo, gấu, gà lôi, công trĩ… Riêng ở Vườn quốc gia Bến En hiện còn hệđộng vật rất phong phú gồm 162 loài chim, 53 loài thú, 39 loài bò sát…, trong đó cónhiều loài quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả thế giới, do vậycần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Tóm lại, rừng của Thanh Hóa rất phong phú và đa dạng về chủng loại rừngvà lâm sản, nhưng chất lượng rừng thấp Do địa hình phức tạp, giao thông cách trởnên công tác quản lý và bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn; Tình trạng đốt nương làm

Trang 7

rẫy và khai thác lâm sản trái phép vẫn còn tái diễn

2.3 Tài nguyên nước và thủy nănga/ Nước mặt

Trên địa bàn Thanh Hoá có 4 hệ thống sông lớn là Sông Mã, sông Yên, sôngHoạt, sông Bạng và 173 sông suối nhỏ, tạo ra một mạng lưới thuỷ văn dày đặc vàphân bố khá đều trên địa bàn, bình quân mật độ sông suối đạt 0,5 - 0,6 km/km2.Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm từ 20 - 21 tỷ m3 năm, trong đó khoảng10 tỷ m3 lượng dòng chảy sinh ra trong nội tỉnh; cao nhất xấp xỉ 26 tỷ m3, năm nhỏnhất khoảng 12 tỷ m3

b/ Tiềm năng thủy điện

Do hệ thống sông suối ở Thanh Hóa khá dầy, trong đó có một số sông lớn,lưu vực rộng (nhất là hệ thống sông Mã) bắt nguồn từ những vùng núi cao, nhiềuthác ghềnh… nên Thanh Hóa có tiềm năng thuỷ điện khá lớn Riêng hệ thống sôngMã có trữ năng lý thuyết tới 12 tỉ KWh với các bậc thang có thể khai thác thủy điệnnhư: Bản Uôn, Bản Mon, Cẩm Hoàng, La Hán (trên sông Mã) và Cửa Đặt (trênsông Chu)… Hiện nay công trình hồ Cửa Đặt đang được xây dung, cùng với hệthống Bái Thượng cũ tưới cho gần 88.000 ha đất canh tác kết hợp thủy điện (côngsuất 97 MW)

c/ Nước ngầm

Thanh Hoá có nguồn nước ngầm khá phong phú và đa dạng, thuộc hai dạngchính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứakhe nứt Các kết quả thăm dò cho thấy nước ngầm phân bố ở nhiều nơi, từ ThạchThành tới thị xã Sầm Sơn ở phía Bắc, khu vực Tĩnh Gia ở phía Nam và một phầndọc ven biển

d/ Nước khoáng

Nước khoáng ở Thanh Hoá chưa được điều tra nghiên cứu nhiều Theo kếtquả điều tra ban đầu cho thấy, toàn tỉnh có 14 điểm có dấu hiệu khác thường vềnhiệt độ, thành phần hoá, lý trong nước, nhưng chưa có nguồn nào được nghiên cứuchi tiết Hiện mới phát hiện nước khoáng ở một số khu vực như: lỗ khoan 12 tại GaNghĩa trang thuộc xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá; lỗ khoan 31 xã Đông Yên,huyện Đông Sơn và các lỗ khoan UNICEF ở xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương

2.4 Tài nguyên biển

Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km (từ cửa Càn, Nga Sơn đến Hà Nẫm, TĩnhGia); vùng lãnh hải rộng hơn 1,7 vạn km2 Vùng biển và ven biển Thanh Hoá có tài

Trang 8

nguyên khá phong phú, đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên thuỷ sản, tài nguyêndu lịch biển và tiềm năng xây dựng cảng và dịch vụ hàng hải.

* Về tài nguyên thuỷ sản: Vùng biển Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của các

dòng hải lưu nóng và lạnh tạo thành những bãi cá, tôm có trữ lượng lớn so với cáctỉnh phía Bắc Tại vùng biển Thanh Hoá đã xác định có hơn 120 loài cá, thuộc 82giống, 58 họ gồm 53 loài cá nổi, 69 loài cá đáy và các loại hải sản khác Tổng trữlượng hải sản ước khoảng 140.000 - 165.000 tấn; khả năng khai thác từ 60.000 -70.000 tấn/năm, trong đó cá nổi chiếm hơn 60% và cá đáy chiếm gần 40%

* Về tiềm năng xây dựng cảng: Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Thanh Hoá

có tiềm năng rất lớn về xây dựng cảng và phát triển vận tải biển, trong đó đáng chúý nhất là khu vực Nghi Sơn Đây là khu vực được đánh giá có điều kiện thuận lợinhất của vùng ven biển từ Hải Phòng đến Nam Hà Tĩnh Tại đây trong tương lai sẽxây dung cụm cảng nước sâu lớn trong vùng (gắn với Khu kinh tế Nghi Sơn) với 3khu cảng chính là cảng tổng hợp Nghi Sơn, cảng cho Khu liên hợp lọc hóa dầu vàcác cảng chuyên dùng cho nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện và nhà máy đóngtầu Nghi Sơn tạo điều kiện để Thanh Hóa mở rộng giao lưu hàng hoá với các tỉnhtrong nước và với thế giới.

Tóm lại, Thanh Hoá có bờ biển dài, có tiềm năng lớn về khai thác, nuôi trồng

thuỷ sản, phát triển du lịch, phát triển cảng và vận tải biển Đây là lợi thế rất lớn đểThanh Hoá phát triển kinh tế nhanh, hội nhập mạnh với khu vực và với thế giới.

2.5 Tài nguyên du lịch

Thanh Hoá có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyêndu lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, là điều kiện thuận lợi để phát triểnnhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái…

Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Thanh Hoá có bờ biển dài với nhiều bãi biển

đẹp như Sầm Sơn, Hải Tiến-Hoằng Hóa, Hải Hoà-Tĩnh Gia, Các bãi biển này đềucó đặc điểm chung là dài, độ dốc thoải, cát trắng mịn, nước trong rất phù hợp chotắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí Bên cạnh những bãi tắm đẹp là nhữngthắng cảnh như Hòn Trống Mái, đền Độc Cước, Đền Cô Tiên ở Sầm Sơn Ngoàikhơi có các đảo như Hòn Nẹ, Hòn Mê, làm cho các tuyến du lịch ven biển thêmphần hấp dẫn Hiện nay, bãi biển Sầm Sơn đã được khai thác với cơ sở hạ tầngtương đối hoàn chỉnh Các bãi biển khác hầu như vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơvới môi trường thoáng đãng, trong lành và đang được đầu tư xây dựng như : Hải

Trang 9

Tiến, Hải Hòa…

Với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai việc xây dựng các điểm,các tour du lịch hợp lý, có sự liên kết chặt chẽ của từng địa danh trong tỉnh sẽ tạocho ngành du lịch ở Thanh Hóa có cơ hội phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấpdẫn và lý thú của nhiều du khách

2.6 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hoá khá phong phú về chủng loại và đa dạngvề cấp trữ lượng Hiện toàn tỉnh có tới 257 mỏ và điểm quặng, với 42 loại khoángsản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như Crôm, đá ốp lát, đôlô mít, chì kẽm, thiếc, vonfram, antimoan, đá quý Nhiều mỏ có trữ lượng lớn vàphân bố tập trung, cho phép khai thác với quy mô công nghiệp như đá vôi, đất sétlàm xi măng Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khaikhoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng

Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác như chì kẽm, Ăngtimon, Niken Coban, đồng, thiếc, thiếc-vonfram, Manhezit, Asen, thuỷ ngân, Barit, Pyrit, Berin,Môlip đen, cát kết (chất trợ dung), sét trắng Mác sa lít, Fensfat, cát thuỷ tinh, đáxây dựng, đá granit, đá thạch anh và than chì, than đá và than bùn… tuy trữ lượngkhông lớn nhưng có giá trị cao, có thể khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triểncông nghiệp địa phương.

-3 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.Về kinh tế:

* Về tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm và dự kiến 11,5% giaiđoạn 2006-2010; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm, côngnghiệp - xây dựng tăng 15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,2%/năm Điều đáng chú ý làtốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ củakế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.

Trang 10

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2010

Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ

Tăng BQ (%/n.)2001-

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT* Về quy mô nền kinh tế

Bảng 2: Tình hình thu chi ngân sách của tỉnh Thanh Hoá

IITổng chi trên địa bàn2.032.5046.379.10210.000.000

Tr.đó: Chi đầu tư XDCB295.0091.016.1036.000.000

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&Đ

Do xuất phát điểm thấp; nên hiện tại quy mô nền kinh tế chưa tương xứngvới quy mô và tiềm năng phát triển của tỉnh; thu nhập dân cư thấp, đời sống dân cư,đặc biệt là ở các vùng cao, vùng xa còn nhiều khó khăn Thu nhập bình quân đầungười/năm đạt gần 7 triệu đồng (tính theo giá thực tế), chỉ bằng 51% mức trungbình của cả nước Thu ngân sách trên địa bàn không lớn, chỉ đáp ứng dưới 50% nhucầu chi thường xuyên của tỉnh.

Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh phát triển khả quan, đạt tốc độ tăngtrưởng khá cao và có xu hướng tăng dần vào những năm cuối kỳ; các lĩnh vực văn hoá- xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trậttự xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc tạo đà

Trang 11

* Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Biểu 1: Cơ cấu ngành

lâm nghiệp

công nghiệp,xây dựngdịch vụ

Cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá cũng từng bước chuyển dịch theo hướng tíchcực, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng trong tổng GDP ngày càng tăng lên Năm2007, cơ cấu giữa 3 khối ngành nông lâm nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụtrong tổng GDP của tỉnh là 28,4-36,8-34,8 so với 31,6%-35,1%-33,3% năm 2005 và39,6%-26,6%-33,8% (năm 2000); dự kiến năm 2010, các con số tương ứng là24,1%-40,6%-35,3% Nền kinh tế của tỉnh đang hình thành rõ nét cơ cấu kinh tế:công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp Đây là một kết quả đáng khích lệ trong chuyểndịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Trang 12

Biểu 2: Cơ cấu thành phần kinh tế

Quốc doanhNgoài quốc doanhVốn đầu tư nước ngoài

Với chính sách phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN vàchuyển đổi mô hình quản lý các doanh nghiệp quốc doanh, cơ cấu thành phần kinhtế của tỉnh đã chuyển dịch phù hợp dần với cơ chế thị trường Khu vực kinh tế ngoàiquốc doanh được phát triển, chiếm ưu thế trong sản xuất nông nghiệp và các ngànhdịch vụ.

* Cơ cấu thành thị và nông thôn: Hiện nay 67,2% số lao động của Thanh

Hóa làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp với gần 90% dân số sống ở khu vựcnông thôn, nhưng tổng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm nghiệp chỉ chiếm28,4% trong GDP của tỉnh Điều đó cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao độngtừ khu vực nông lâm nghiệp sang các lĩnh vực khác diễn ra rất chậm Mức chênhlệch về thu nhập giữa lao động nông lâm nghiệp với lao động trong các ngành nghềkhá cao, khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn cũng ngày càng lớn.

* Cơ cấu vùng: Kinh tế các vùng đều tăng trưởng nhanh, nhưng đang có xu

hướng tập trung cao ở vùng đồng bằng và ven biển

- Vùng ven biển : Kinh tế vùng ven biển liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ

8,6% giai đoạn 1996 - 2000 lên hơn 12% giai đoạn 2001 - 2010, đứng đầu các vùngvề tốc độ tăng trưởng Tỷ trọng kinh tế của vùng này trong nền kinh tế cũng tăng dầntừ 25,6% năm 1995 lên 29,7% năm 2005, khoảng 35% năm 2010 Đây là vùng cónhiều tiềm năng, dự báo trong thời gian tới vùng này còn phát triển với tốc độ caohơn.

Trang 13

- Vùng Đồng bằng Có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng

nền kinh tế khá phát triển, trong nhiều năm duy trì tốc độ ở mức 8-10%/năm Tỷtrọng trong GDP toàn tỉnh giữ mức khá cao, trên 50%

- Vùng Trung du-Miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác về

nhiều mặt Tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng chỉ đạt 5-6%/năm thấp hơn nhiềuso với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cả tỉnh Tuy nhiên trong những nămgần đây, thực hiện Quyết định 253 của Chính phủ, một số huyện miền núi đã có mứctăng trưởng trên 10%/ năm, như : Thạch Thành, Như Thanh,

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Thanh Hoá thời gian qua có sự chuyển dịchđúng hướng, phù hợp với lợi thế của tỉnh, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế pháttriển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH Tuy nhiên, tỉnhcần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngànhcông nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bềnvững giữa các vùng miền trong tỉnh.

3.2.Về xã hội

Sự nghiệp giáo dục-đào tạo của Thanh Hóa đã có sự chuyển biến tích cực vàđạt nhiều thành quả cả về số lượng và chất lượng Niên học 2008-2009 toàn tỉnh có645 trường mầm non; 1.507 trường phổ thông các cấp, gồm: 727 trường tiểu học;649 trường THCS ; 102 trường THPT; 28 Trung tâm giáo dục thường xuyên; 01Trung tâm kỹ thuật thực hành-hướng nghiệp Về cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy vàhọc trên địa bàn toàn tỉnh, kể cả ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa Số trườngđạt chuẩn quốc gia ở bậc tiểu học là 251 trường (đạt 34,5%), bậc THCS là 67trường (đạt 10,3%) và bậc THPT là 7 trường (đạt 6,9%); Đội ngũ giáo viên được bổsung thường xuyên, từng bước hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao chất lượng giảngdạy, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.Công tác giáo dục dạy nghề và đào tạo chuyên nghiệp có bước phát triển mạnh cảvề số lượng và chất lượng; và khá phong phú về loại hình đào tạo.

Công tác khoa học-công nghệ và quản lý tài nguyên-môi trường đã cóchuyển biến rõ rệt cả trong nhận thức cũng như triển khai ứng dụng vào thực tiễnsản xuất

Mạng lưới y tế được xây dựng khá hoàn thiện từ tỉnh đến xã phường, các cơsở y tế được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; nguồn nhân lực ngàycàng được tăng cường Năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 736 cơ sở khám chữa bệnhbao gồm 37 bệnh viện(tuyến tỉnh 10 bệnh viện; 01 bệnh viên dân lập); 29 phòng

Trang 14

khám khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng, 1 khu điều trị bệnh phong và 634 trạm y tếxã, phường với tổng số 7.691 cán bộ y tế định biên , trong đó có 1.591 bác sỹ và134 dược sỹ có bằng đại học và trên đại học, trung bình 4,3 bác sỹ/1vạn dân Sốgiường bệnh hiện có 4.790gường, trung bình 12,8 giường/1vạn dân; 100% xã cótrạm y tế, 57% xã đạt 10 tiêu chuẩn quốc gia về y tế Đến tháng 8/2009, Bệnh việnnhi quy mô 200 giường đã đi vào hoạt động.

Văn hoá - thông tin Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhoá” mà trọng tâm là xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình làng bản, cơ quan văn

hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội phát triểnmạnh và thu nhiều kết quả Số làng văn hoá, cơ quan văn hoá tăng nhanh

3.3.Dân số

Năm 2009 dân số trung bình của tỉnh là 3,7 triệu người (lớn thứ 2 trong cảnước, sau Tp Hồ Chí Minh), chiếm xấp xỉ 34,6% dân số vùng Bắc Trung Bộ và4,4% dân số cả nước Mật độ dân số bình quân gần 332 người/km2, gấp 1,6 lần mậtđộ dân số trung bình của vùng (207 người/km2) và 1,3 lần mật độ dân số trung bìnhcả nước (255 người/km2)

Thanh Hoá có cơ cấu dân số tương đối trẻ, sức khỏe tốt Đây là nguồn nhânlực chủ yếu sẽ được huy động vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong10 - 15 năm tới Trình độ học vấn của người dân cũng ngày càng được nâng cao Đếnnay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS đúng độ tuổi; 473 trường đạt chuẩnquốc gia, trong đó 69 trường mầm non, 343 trường tiểu học, 56 trường THCS và 5trường THPT Tuy nhiên, tại một số huyện miền núi phía Tây, nhất là các huyện giápbiên do phần lớn dân cư là người dân tộc với nhiều tập tục lạc hậu, lại sống rải rác ởcác khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đầu tư cho giáo dục khó khăn nên trình độ dân trí và học vấn của dân cư còn thấp, tình trạng tái mù chữ còn tươngđối phổ biến.

II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2009

1 Tình hình đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa

1.1 Vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa

Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế,phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường Nhận thức được tầm quan trọng này, Thanh hóa đã huy động tối đa mọi nguồn nhân lực cho đầu tư , khối lượng vốn đầu tư của tỉnh tăng nhanh trong các năm đó là một tín hiệu đáng mừng và là tiền đề

Trang 15

để Thanh Hóa tiếp tục phát triển manh mẽ trong những giai đoạn sau.

Bảng 3: Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: triệu đồng,%

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

đồng 839,199 1,060,377 1,808,479 2,560,683 4,664,774

Tốc độ tăng liênhoàn

Tốc độ tăng định gốc

Tổng vốn đầu tư cả nước

đồng 161635000 185102000 208100000 580000000 416200000

%Tổng vốn đầu tư ThanhHóa/cả nước

Từ kết quả cụ thể trong Bảng 3, ta có thể thấy tổng vốn đầu tư từ năm

2005-2009 đạt 10933512 triệu đồng, tăng gấp 7 lần so với thời kỳ 1991 – 1995 và gấp 4lần so với thời kì 1996 – 2000, bình quân đạt 2186700 triệu đồng/ năm Có thể nóiđây là một bước phát triển đáng ghi nhận mà tỉnh đã đạt được trong thời kỳ kếhoạch của tỉnh 2006 – 2010 Quy mô vốn đầu tư toàn tỉnh có xu hướng tăng qua cácnăm, năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước Cụ thể lànăm 2005 vốn đầu tư của tỉnh chỉ có 839199 triệu thì đến năm 2006 là 1060377triệu đồng tăng 221178 triệu đồng , tăng 26,36% so với năm trước Và năm 2009khoảng cách vốn đầu tư so với năm 2008 đã là 2104091 triệu đồng tăng đến 82,17%

Trang 16

gấp 3.12 lần so với năm 2005-2006

Không những thế , Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2009 đã được thực hiệntrong bối cảnh khủng hoảng tài chính thế giới và suy giảm kinh tế trong nước, cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư pháttriển Tuy nhiên, nhờ việc thực hiện các chính sách kích cầu đầu tư của Chính phủ,trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, giá cả vật tư, nguyên liệu ổn định, với sự chỉđạo điều hành quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp,các ngành, các chủ đầu tư, nhà thầu; tình hình đầu tư phát triển năm 2009 đạt đượckết quả tích cực: huy động vốn đầu tư phát triển vượt kế hoạch và tăng cao so vớicùng kỳ, tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án đạt mục tiêu kếhoạch và có chuyển biến rõ nét so với các năm trước, góp phần đáng kể vào tăngtrưởng kinh tế năm 2009.

Để đạt những thành tích trên là do thời gian qua Thanh Hóa đã tập trung sửdụng nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư trongtoàn xã hội Với cơ chế đầu tư thông thoáng và ưu đãi đầu tư hấp dẫn đã và đanglàm tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tiếnhành sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh khôngngừng tăng lên qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra.

1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Thanh Hóa

Vốn đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa gồm 2 nguồn là nguồn vốn đầu tư trong nước vànguồn vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm nguồn vốn đầu tưtrực tiếp và một số nguồn tài trợ khác như ODA, JIBIC, NGO được thực hiện thôngqua hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển nhà nước… Nguồn vốn đầu tư toàn

Trang 17

xã hội bao gồm:

 Vốn ngân sách nhà nước

 Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước Vốn đầu tư tư nhân

 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 18

Bảng 4 : Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa

toàn XH

Nguồn Cân ĐốiNS Tỉnh

Vốn TD ĐTPTcủa NN

Nguồn vốnTW hỗ trợtheo mục tiêu

Một sốnguồn bổxung khác

Trang 19

Nhìn chung vốn đầu tư của tỉnh dựa phần lớn vào 2 nguồn đó là nguồn cânđối ngân sách tỉnh và nguồn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu, 2 nguồn nay chiếm tỷtrọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh.

Năm 2005 chiếm lần lượt là 33,4% và 40% trong khi các nguồn vốn còn lại chỉchiếm con số nhỏ so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tình hình này chỉ khác đi rõ rệt vào những năm 2008 và 2009 , nhìn vàobảng số liệu và so sánh ta thấy tỷ trọng nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh giảm dần16.53% năm 2008 và chỉ còn 8.08% năm 2009 mà thay vào đó là sự tăng lên củamạnh mẽ của nguồn vốn bổ xung khác ( 3127.9 tỷ dồng ở năm 2009 gần gấp 3 lầnvốn bổ xung khác năm 2008 ) Tỷ trọng của nguồn cân đối ngân sách tỉnh giảmđáng kể lý do không phải nguồn vốn này bị giảm đi mà thực chất là sự gia tăngmạnh mẽ của của một số nguồn vốn bổ xung khác và vốn trái phiếu chính phủ tạo ramột sự vươt trội hơn hẳn so với nhưng năm trước đó.

Trong giai đoạn này tỉnh Thanh Hóa chủ trương đầu tư vào cơ sở hạ tầngnhư : các công trình giao thông (cầu, đường, hệ thống chiếu sáng, ); các công sở;trường học; hệ thống kênh mương thuỷ lợi; điện thoại, thông tin liên lạc Các dự ánnày chủ yếu sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước Các nguồn vốn khác cũng cónhưng không đáng kể Một số công trình nhỏ được đầu tư bằng nguồn vốn tự có củađịa phương, tuy nhiên số lượng các dự án này còn rất hạn chế, cả về quy mô vốn lẫnchất lượng.

2 Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh ThanhHóa

2.1 Quy mô đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh ThanhHóa

Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng nhanh, góp phần quan trọng thúc đẩytăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, văn hoá xã hội, đảm bảo quốc phòng anninh, từng bước cải thiện điều kiện sản xuất và đời sống nhân dân Giai đoạn 1996 -2000 tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 14.823,5 tỷ đồng và giai đoạn 2001- 2005 đạt 22.014,2 tỷ đồng, tăng 7.180 tỷ đồng so với giai đoạn 1996 - 2000 Giaiđoạn 2006-2010 dự kiến đạt 44.500 tỷ đồng

Trang 20

Bảng 5 : Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành)

Nguồn Niên giám Thống kê Thanh hoá; sở KH&ĐT.

Cơ cấu vốn đầu tư đã có chuyển biến đáng kể, đã huy động tốt mọi nguồn vốntrong xã hội Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh đã tăng lên từ 5.047,8 tỷ(giaiđoạn 1996 - 2000) lên 10.923,7 tỷ đồng (giai đoạn 2001 - 2005) và giai đoạn 2006-2010, dự kiến đạt 16.100 tỷ đồng Tuy nhiên vốn đầu tư từ ngân sách và có nguồngốc từ ngân sách vẫn chiếm tỷ lệ khá cao

Bảng 6 : So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tổng vốn đầu tưtoàn xã hội

đồng 839,199 1,060,377 1,808,479 2,560,683 4,664,774Vốn đầu tư từ

ngân sách nhànước

đồng 764,449 913,877 1,670,479 2,415,683 4,485,974Tốc độ tăng lien

VĐT NSNN/Tổng VĐT toànXH

% 91.0927 86.184159 92.369278 94.337448 96.16701688

Trong nhưng năm qua nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội không ngừng tănglên từ 839199 triệu đồng vào năm 2005 nhưng sang đến năm 2009 con số này đã là4664774 triệu đồng gấp 5,6 lần năm 2005.

Trang 21

Biểu 3: so sánh nguồn vốn đầu tư ngân sách và VĐT toàn xã hội

Với nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư phát triển , trong nhữngnăm qua Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng, năng lực sản xuất củacác ngành được tăng cường, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện và nângcao, cụ thể là:

- Về công nghiệp Nhiều nhà máy mới được đầu tư xây dựng trong giai đoạn

này như nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy đường Việt Đài, nhà máy bao bì PPKráp, nhà máy xi măng Công Thanh, nhà máy ô tô VEAM, Nhiều khu, cụm côngnghiệp mới được hình thành Năng lực sản xuất của các ngành công nghiệp chủ lựctrong tỉnh đều tăng mạnh Năm 2007, sản xuất xi măng đạt gần 9 triệu tấn công suất;bia trên 80 triệu lít; đường trên 200 ngàn tấn

Trang 22

- Về kết cấu hạ tầng Hệ thống giao thông được phát triển cả về số lượng và

chất lượng Một số tuyến giao thông quan trọng được xây dựng trong thời gian nàynhư: Mục Sơn-Cửa Đặt (16,5 km); Hồi Xuân-Tén Tằn (112 km); đường Hồ ChíMinh (133 km); Cầu Cừ - Kim Tân (23 km) Ngoài ra các tuyến đường biên giới,đường ven biển và hệ thống giao thông nông thôn cũng được nâng cấp, cải tạo, nângtỷ lệ nhựa hóa và bê tông hoá lên 27% Dự kiến đến năm 2010, sẽ tập trung đầu tưnâng cấp các tuyến đường lên cấp III, cấp IV ở vùng Đồng bằng và cấp IV ở Miềnnúi; thi công hoàn thành tuyến đường Tây Thanh Hóa (183 km); đầu tư nâng cấp 7tuyến đường ngang đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A, mặt rải nhựa Đã hoànthành và đưa vào sử dụng bến số 1 và số 2 của cảng tổng hợp Nghi Sơn cùng hệthống bến bãi, thiết bị xếp dỡ cho phép tiếp nhận tàu đến 30.000 tấn.

Tổng năng lực tưới của hệ thống thủy lợi đạt 222.000 ha, trong đó tưới tự chảylà 119.000 ha; năng lực tiêu đạt 114.736 ha Tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa đạtgần 50% Đặc biệt công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đặt đang được gấp rút hoànthành, tạo nguồn nước tưới ổn định cho vùng lúa trọng điểm của tỉnh

Đã xây dựng mới thêm 1 trạm biến áp 220 KV, 5 trạm 110 KV, 3 trạm trunggian; cải tạo 23 trạm trung gian và mỗi năm xây dựng được 23,8 km đường dây 110KV Hệ thống điện lưới quốc gia được đầu tư đến 27/27 huyện thị, thành phố trongtỉnh.

Ngoài khu vực đồng bằng ven biển, đến nay 11 thị trấn huyện miền núi trongtỉnh đã được phủ sóng di động Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin có bước pháttriển đáng kể Hệ thống internet được đầu tư phát triển trên diện rộng, tạo điều kiệntích cực cho phát triển kinh tế - xã hội

Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm thương mại Thanh Hoá và mộtsố siêu thị, hệ thống các cửa hàng và các chợ trên toàn tỉnh được cải tạo, nâng cấp.Nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng như: Vạn Chài Resort; khu dulịch biển Hải Tiến, Hải Hoà Kết cấu hạ tầng khu du lịch Sầm Sơn, suối cá CẩmLương, khu di tích lịch sử Lam Kinh được quan tâm đầu tư, từng bước đáp ứngnhu cầu của khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao,phát thanh truyền hình cũng được đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, đápứng ngày càng cao nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.

Trang 23

2.2 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo lĩnh vực

Bảng 7 : Cơ cấu nguồn vốn ngân sách dành cho ĐTPT theo nguồn vốn đầu tư tù ngân sách nhà nước và các nguồn chi khác

Trang 24

Ngành xây dựng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồngthời góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thời gian qua ngànhxây dựng Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu nhất định Năm 2005 giá trị giatăng ngành xây dựng đạt 1214 tỷ đồng (giá 94); Năm 2010 ,dự kiến đạt 2210 tỷđồng; chiếm trên 10 % tổng GDP toàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2001-2007 nền kinh tế của tỉnh đã thu hút được một sốlượng lớn vốn đầu tư (40.514 tỷ đồng), trong đó hơn 70% dành cho xây dựng cơbản và do ngành xây dựng thực hiện Với kết quả đó, ngành xây dựng đã có vai tròquan trọng trong việc làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của các ngành, lĩnh vực.Nhiều cơ sở sản xuất mới được xây dựng và đi vào hoạt động, hệ thống kết cấu hạtầng được nâng cấp, các công trình văn hoá xã hội được đầu tư mới và cải thiệnđáng kể.

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy quy mô chi cho đầu tư xây dựng cơ bảncủa tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua không ngừng tăng từ 702216 triệu đồngnăm 2005 lên 4278369 triệu đồng năm 2009, bình quân đạt 1888001.2 triệu đồng/năm Bên cạnh đó, chi cho đầu tư phát triển khác (khoản chi lớn, bảo trì bảo dưỡngcác công trình hạ tầng cơ sở, thực hiện các mục tiêu chương trình, các công trìnhnghiên cứu khoa học…) cũng đang có xu hướng tăng lên trong dài hạn, năm 2005 là62233 triệu đồng, năm 2009 chiếm 207605 triệu đồng, bình quân đạt 162094.8 triệuđồng/ năm Như vậy có thể thấy, cơ cấu đầu tư từ ngân sách nhà nước theo lĩnh vựcđầu tư thì đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn, bình quân đạt 91.055%, cònlại là 8.94% là chi cho hoạt động đầu tư phát triển khác (chủ yếu là sử dụng chohoạt động di tu bảo dưỡng, bảo trì…)

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tập trung chủ yếuvào các công trình trọng điểm của các ngành nông nhiệp , công nghiệp, giao thôngvận tải và các công trình xây dựng hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sởchăm sóc khám chữa bệnh, công trình giữ gìn bảo vệ môi trường, công trình phúclợi xã hội khác…) Tuy nhiên, nếu xét trong dài hạn thì tỷ trọng chi đầu tư xây dựngcơ bản có xu hướng tăng lên trong dài hạn, điều này chứng tỏ hoạt động đầu tư xâydựng cơ bản tạo lập cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn chiếmmột tỷ trọng lớn trong nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư, dẫn đến các hoạt độngđầu tư phi vật chất, thực hiện các chương trình mục tiêu xã hội vẫn chưa được quantâm đúng mức Trong những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung bỏ vốn đầu tư mộtsố công trình lớn phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, du lịch như đườnggiao thông , nhiều cơ sở công nghiệp lớn hoàn thành đưa vào sản xuất, đưa năng lực

Trang 25

sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể như: nhà máy xi măng Công Thanh (giaiđoạn 1); dây truyền 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, nhà máy gạch Ceramic(giai đoạn 2); nhà máy Bia Nghi Sơn, thuỷ điện Cửa Đạt Đồng thời cũng đã khởicông xây dựng một số cơ sở công nghiệp lớn, tạo tiền đề cho tăng trưởng trong giaiđoạn sau như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, luyện cán thép Cao Ngọc, xi măng ThanhSơn, Ferocrom Nam Việt, Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có quy mô lớn củatỉnh như xi măng, đường, bia, thuốc lá, vật liệu xây dựng luôn duy trì được mứctăng trưởng cao, trong đó một số sản phẩm tăng gấp 2 lần so với năm 2005 như: ximăng, Bia, đáp ốp lát, gạch xây

Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư, tạo điều kiệnthuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Hiện nay, toàn tỉnh có 01 khukinh tế, 05 khu công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng với diện tích 615,6ha; trong đó riêng KCN Lễ Môn và KCN Tây Bắc ga có tỷ lệ lấp đầy trên 90%.Ngoài ra, còn có 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 572 ha, đã cho thuê 312 ha,đạt tỷ lệ lấp đầy 55% Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếptục phát triển; đã nhân cấy nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp có hiệu qủa kinh tế như:thêu ren đính hạt cườm, đan đèn lồng, thêu tranh, đá trang sức, dâu tằm tơ

Ngành xây dựng có bước phát triển mạnh; tốc độ tăng trưởng bình quân hàngnăm thời kỳ 2005 – 2009 đạt 20% (thời kỳ 2000 - 2004 là 11,4%); năm 2010 dựkiến giá trị gia tăng ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt 6.960 tỷ đồng, chiếm14,4% GDP toàn tỉnh

Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lýở tỉnh Thanh Hóa được chia làm 6 lĩnh vực :

+ Lĩnh vực nông nghiệp+ Lĩnh vực giao thông+ Lĩnh vực giáo dục+ Lĩnh vực y tế

+ Lĩnh vực văn hóa - thể thao+ Lĩnh vực khác

Đây là các lĩnh vực rất quan trọng có tác động rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội của tỉnh và những con số ở bảng dưới đây sẽ cho ta thấy trong giai đoạn2005-2009 Thanh Hóa đang tập trung quan tâm đến lĩnh vực nào và có những dựtính gì cho giai đoạn sắp tới.

Trang 26

-Bảng 8 : cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý theo lĩnh vực

NỘI DUNG

Vốn ( Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệuđồng)

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệuđồng)

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệu

Tỷ lệ(%)

PHÂN THEO

Lĩnh vực nôngnghiệp

1,904,167 18.6 226,499 29.6 280,499 30.7 300,227 18.0 326,001 13.5 770,941 17.2

Lĩnh vực giaothông

3,558,303 34.7 203,764 26.7 200,295 21.9 550,884 33.0 934,750 38.7 1,668,610 37.2

Lĩnh vực giáo dục 1,199,809 11.7 96,081 12.6 57,978 6.3 182,656 10.9 313,016 13.0 550,078 12.3

Lĩnh vực văn hoá,thể thao

Lĩnh vực khác 2,734,911 26.7 196,540 25.7 286,622 31.4 490,455 29.4 632,377 26.2 1,128,917 25.2

Trang 27

Về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản :

Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp vẫn tăng đều trong các năm từ2005-2009 từ 266499 triệu đồng năm 2005, năm 2009 con số này là 770941 triệuđồng gần gấp 3 của năm 2005 Xét trên cả giai đoạn con số này là 18,6% bình quânđạt 380833,4 triệu đồng/ năm Đây là sự quan tâm lớn về lĩnh vực nông nghiệp khimà Thanh Hóa đang từng bước thực hiên quá trình công nghiệp hóa hiên đại hóatheo xu hướng chung của đất nước.

Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, cơ cấu sản xuất trong nôngnghiệp được dịch chuyển theo theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng những sản phẩmcó lợi thế, có giá trị lớn và hiệu quả kinh tế cao Đã hình thành vùng sản xuất lúathâm canh năng suất, chất lượng; tổng sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên1,5 triệu tấn, năm 2010 dự kiến đạt 1,6 triệu tấn, tăng 100 nghìn tấn so với kếhoạch Diện tích, sản lượng các cây thực phẩm đều tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùngtrong tỉnh và bước đầu đã có sản phẩm xuất khẩu như: cà chua cô đặc, ớt, dưa baotử Diện tích các vùng nguyên liệu mía được duy trì ổn định, năng suất và sản lượngđược nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy đường; cácvùng nguyên liệu sắn tiếp tục phát triển theo quy hoạch; cây cao su được quan tâmkhuyến khích phát triển, dự kiến 2010 đạt 13.800 ha, tăng 7.000 ha so với năm2005

Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm được tổ chức theo phương thức côngnghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh và gắn với các cơ sở chế biến tập trung,xử lý chất thải phát triển mạnh; chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng khá, năm 2009tỷ lệ bò lai đạt 55%, tăng 13%; tỷ lệ lợn hướng nạc đạt 15%, tăng 3% so với năm2005.

Hoàn thành cơ bản việc tổ chức, sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh;giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất rừng cho các hộ và chủ rừng Kết hợpgiữa trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ đạt kết quả tốt, diện tích rừng trồng mớigiai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 60.000 ha, tăng 1,8 lần so với giai đoạn 2001 - 2005.Độ che phủ rừng năm 2009 đạt 49%, tăng 6% so với năm 2005.

Sản xuất thủy sản có bước phát triển khá trên cả 3 lĩnh vực: khai thác, nuôitrồng, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá Năng lực khai thác hải sảnđược nâng cao, các tàu đánh bắt xa bờ được tăng cường cả về số lượng và thiết bị,đảm bảo hiệu quả và an toàn trong khai thác Sản lượng khai thác hải sản năm 2009đạt 66.000 tấn, tăng 12.000 tấn so với năm 2005 Nuôi trồng thuỷ sản phát triển

Trang 28

nhanh cả về diện tích và sản lượng; đã phát triển được nhiều mô hình nuôi trồngthủy sản nước lợ theo hướng bền vững, mô hình trang trại tổng hợp gắn nuôi trồngthuỷ sản với trồng trọt, chăn nuôi Các cơ sở chế biến thủy sản, hạ tầng nghề cá(Cảng cá Lạch Bạng, Lạch Hới, Hòa Lộc) được đầu tư, nâng cấp góp phần thúc đẩydịch vụ hậu cần nghề cá phát triển Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàngnăm đạt 8,2%.

Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có nhiều chuyển biến tíchcực, đã khắc phục được tình trạng hoạt động kém hiệu quả; đến nay, có 336 HTX cólãi (chiếm 74%), 71 HTX hòa vốn và 59 HTX bị lỗ vốn (11,8%) Kinh tế trang trạiphát triển nhanh, đến cuối tháng 6/2009 có khoảng 3.748 trang trại, tăng 389 trangtrại so với năm 2005; loại hình trang trại khá đa dạng, bao gồm: 1.532 trang trạitrồng trọt, 853 trang trại chăn nuôi, 345 trang trại lâm nghiệp, 568 trang trại nuôitrồng thủy sản, 450 trang trại tổng hợp

Về giao thông :

Giao thông trong giai đoạn 2005-2009 là lĩnh vực được tỉnh quan tâm nhất ,tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn chiếm tới 34,7% trên tổng số vốn đầu tư So vớinăm 20`05 thì năm 2009 là năm có vốn đầu tư tăng vượt bậc Cũng chính nhờ có sựquan tâm đó ngành giao thông đã đạt được những thanh tựu đáng kể Mạng lướigiao thông đường bộ được đầu tư xây phát triển khá đồng bộ gồm quốc lộ, tỉnh lộ,đường đô thị, đường giao thông nông thôn và đường chuyên dùng, với tổng chiềudài 19.334 km, đạt mật độ 1,7 km/km2, thuộc loại cao so với các địa phương khácvà trung bình cả nước (0,42 km/km2) Đến nay tất cả các đường quốc lộ đều đã đượctrải nhựa đi lại khá thuận lợi, tuy nhiên quy mô đường còn nhỏ hẹp, mới đạt đườngcấp III và IV, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải ngày càng tăng trong thời gian tới.

Về giáo dục :

Chiếm 11,7% vốn đầu tư tù ngân sách nhà nước trong cả giai đoạn Năm2009 có tổng vốn đầu tư là 550.078 triệu đồng gấp 5.72 lần năm 2005 Trong giaiđoạn này giáo dục của tỉnh điển hình là giáo dục phổ thông có chuyển biến tích cực,chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, giáo dục mũi nhọn có bước đột phá.Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững; phổ cập giáo dụcTHCS đã đạt mục tiêu kế hoạch trước thời hạn Năm học 2008 - 2009 có 46 họcsinh đạt giải quốc gia; có 01 học sinh đoạt huy chương đồng tại kỳ thi sinh học quốctế Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường, tỷ lệ giáo viên đạtchuẩn và trên chuẩn ở các ngành học, bậc học chiếm 97% - 99% tổng số giáo viên.

Trang 29

Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, tỷ lệ phòng học kiên cố năm 2010ước tính đạt 82,6 % (năm 2005 là 40%); số trường học đạt chuẩn quốc gia là 681trường, gấp 1,8 lần so với năm 2005.

Quy mô, ngành nghề đào tạo của các trường Đại học, Cao Đẳng, Trung họcchuyên nghiệp và dạy nghề không ngừng được mở rộng; số sinh viên tuyển mới vàođại học và cao đẳng tăng bình quân hàng năm 18,2% Công tác đào tạo nghề đượcđẩy mạnh và chuyển đổi theo hướng tiếp cận với nhu cầu thị trường lao động Tỷ lệlao động qua đào tạo năm 2010 ước đạt 40%, tăng 13% so với năm 2005 (KH đếnnăm 2010 đạt 38%) Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục đào tạo đạt kết quả khá; đến nay,đã có 23 trường tư thục, dân lập được thành lập (5 mầm non, 7 trường THPT, 11trường trung cấp, cao đẳng)

Về y tế :

Đây là một trong 2 lĩnh vực có tỷ lệ % về vốn đầu tư nhỏ nhất trong các lĩnhvực, chỉ đạt có 5,5% trong giai đoạn 2005-2009 đạt 287561 triệu đồng bình quân113142 triệu đồng/ năm mộ con số quá nhỏ so với 1 tỉnh có dân số đông và diệntích rộng lớn như Thanh Hóa Tuy vậy nhưng kết quả đạt được của ngành trong thờigian qua cũng không hề nhỏ.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được củngcố, tăng cường Cơ sở vật chất y tế tuyến tỉnh, huyện được đầu tư nâng cấp, đãthành lập mới 04 bệnh viện chuyên khoa trên cơ sở nâng cấp các đơn vị y tế dựphòng; tổng số giường bệnh công lập là 5.380 giường, tăng 860 giường so với năm2005 Chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến được nâng lên Công tác y tế dựphòng được chú trọng, không để xảy ra các dịch bệnh lớn, các loại dịch bệnh nguyhiểm được phòng chống và ngăn chặn kịp thời, số bệnh nhân mắc các bệnh xã hộigiảm Xã hội hoá lĩnh vực y tế đạt kết quả khá: đã có 03 bệnh viện ngoài công lập đivào hoạt động, 03 bệnh viện đang xây dựng; nhiều phòng khám tư nhân được thànhlập, nhiều hình thức liên doanh, liên kết thiết bị khám chữa bệnh được thực hiện ởcác bệnh viện Năm 2010, dự kiến có 75% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốcgia về y tế, tăng 43 % so với năm 2005 (KH là 75% vào năm 2010); tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 25%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm đã giảmxuống dưới 1%, đạt kế hoạch.

 Về lĩnh vực văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình , thể thao :

Nguồn Kinh phí khá eo hẹp trong vòng 5 năm chỉ đạt 287561 triệu đồng và đạt

Trang 30

bình quân 57512.2 triệu đồng/ năm nhưng không vì thế mà lĩnh vực này không cósự tăng trường theo chiều hướng tích cực.

Văn hoá - thông tin Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhoá” mà trọng tâm là xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình làng bản, cơ quan văn

hoá, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới xin, ma chay, lễ hội phát triểnmạnh và thu nhiều kết quả Số làng văn hoá, cơ quan văn hoá tăng nhanh Năm2009, toàn tỉnh có 5.180 làng, bản, cơ quan văn hóa ; tăng 1060 đơn vị so năm2005 Những di tích, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, đặc biệt là bản sắccủa các dân tộc trong tỉnh luôn được gìn giữ và phát huy Các lễ hội được tổ chứctheo hướng tiến bộ như: tôn vinh các danh nhân, các anh hùng dân tộc; khôi phụccác trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc…

Hoạt động văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển, bản sắc văn hoádân tộc được phát huy Số nhà văn hoá tăng nhanh từ 174 nhà văn hoá năm 2005 lên3.121 nhà văn hoá năm 2009 Các hoạt động sáng tạo văn hoá nghệ thuật được chútrọng, công tác phát hành sách báo, phim ảnh phát triển đúng hướng Năm 2007,phát hành 650 ngàn đầu sách; 2,162 triệu tờ báo nâng cao mức hưởng thụ củamỗi người dân Công tác bảo tồn phát huy di sản văn hoá được quan tâm nhằm nângcao nhận thức và khích lệ lòng yêu nước của nhân dân Tuy nhiên, cơ sở vật chấtcác thiết chế, trang thiết bị, phương tiện hoạt động văn hóa cấp cơ sở, đặc biệt là ởcấp xã, phường, làng, bản còn thiếu nhiều hoặc chưa đồng bộ và lạc hậu ; một sốnơi chưa có Trung tâm văn hóa- thông tin, nhà văn hóa, thư viện, tụ điểm văn hóa.Nguồn kinh phí đầu tư cho xây dựng và mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa-thông tin thời kỳ qua còn eo hẹp; một số di tích, nhất các di tích lịch sử quan trọng,nhiều năm chưa được đầu tư tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp cần được quan tâm hơntrong thời kỳ tới.

Từ nay đến năm 2010, khởi công chính điện Lam kinh để có thể hoàn thànhtoàn bộ dự án vào năm 2015, hoàn thành tượng đài Bà Triệu, Đền thờ các anh hùng,liệt sỹ và Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại khu vực Hàm Rồng, các di tích đang đầu tưnhư đền Lê Hoàn, Thái miếu Nhà Lê, Đền Đồng Cổ Hoàn thành hồ sơ để triểnkhai xây dựng di sản Thành Nhà Hồ và hang Con Moong sau năm 2010.

Phát thanh truyền hình: Công tác phát thanh, truyền hình tăng nhanh cả về số

lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững an ninh và trậntự an toàn xã hội Năm 2009, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 98,7%; tỷ lệ phủ sóngtruyền hình đạt 85,8% Tăng thời lượng phát sóng cũng như việc sử dụng truyền

Trang 31

hình kỹ thuật số và truyền hình cáp đã giúp nâng lên cả về số lượng và chất lượngtruyền hình Chương trình truyền hình bằng tiếng dân tộc (4 chương trình/tháng)được thực hiện đều đặn và đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền các chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào các dân tộc vùng cao.

Thể dục thể thao: Phong trào thể dục thể thao quần chúng được phát triển

rộng khắp, nhất là ở các thành phố, thị xã, thị trấn… đã tạo thành hoạt động thườngxuyên trong rèn luyện sức khỏe của mọi tầng lớp dân cư Cơ sở vật chất TDTT từngbước được tăng cường Tỉnh đã đầu tư xây dựng được một số công trình thể thaoquan trọng như trường tập bắn Trần Oanh, Nhà thi đấu và tập luyện thể thao, nângcấp bể bơi ngoài trời góp phần thúc đẩy các hoạt động TDTT phát triển Số ngườitập thể dục thường xuyên tăng nhanh từ 17% dân số năm 2000 lên 23% năm 2005và 30% năm 2009 Tỉnh luôn duy trì hệ thống đào tạo vận động viên ở 4 tuyến

Nhận xét chung :

Trong những năm qua, Thanh Hóa đã tập trung bỏ vốn đầu tư một số côngtrình lớn phục vụ cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và du lịch nhưđường giao thông đến hàng rào cụm CN, hệ thống thoát lũ , hệ thống Thuỷ lợi …Có thể nói đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình đầu tư phát triển của tỉnh bởinguồn vốn ngân sách nhà nước là nguồn vốn cấp phát nên có xu hướng tăng về khốilượng nhưng giảm về tỷ trọng, có như vậy mới tạo được động lực cho phát triểnkinh tế xã hội và phát huy được tính chủ động và tích cực của tỉnh trong việc thu hútcác nguồn vốn khác phục vụ quá trình phát triển của tỉnh.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng mặc dù tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướnggiảm nhưng nó vẫn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu vốn đầu tưcủa tỉnh, đây là một nguồn vốn vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinhtế xã hội của tỉnh Tỉnh đã tận dụng nguồn vốn này cho các dự án kết cấu hạ tầng,an ninh quốc phòng, hỗ trợ các doanh nghiệp góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng đểtạo nền tảng thu hút đầu tư trong và ngoài nước Với vai trò quan trọng như thế,trong thời gian tới đây nguồn vốn ngân sách nhà nước sẽ vẫn là một nguồn vốnquan trọng trong cơ cấu huy động của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

Trang 32

2.3 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng

Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng

NỘI DUNG

Vốn

( Triệuđồng)

Tỷ lệ

Vốn

Tỷ lệ

Vốn

Tỷ lệ

Vốn

Tỷ lệ

Vốn

Tỷ lệ

Vốn

(Triệuđồng)

Trang 33

Biểu 4 : Tỷ lệ % Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2005-2009phân theo vùng

vùng đồng bằngVùng ven biểnvùng miền núi

- Vùng ven biển : với tỷ lệ % gần như được giữ cân bằng trong các năm trung

bình 25%/ và tổng vốn đầu tư trong cả giai đoạn là 2525491 triệu đồng đã tạo cho dảiđất ven biển một sức sống mới

Kinh tế vùng ven biển liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ 8,6% giai đoạn1996 - 2000 lên hơn 12% giai đoạn 2001 - 2010, đứng đầu các vùng về tốc độ tăngtrưởng Tỷ trọng kinh tế của vùng này trong nền kinh tế cũng tăng dần từ 25,6% năm1995 lên 29,7% năm 2005, khoảng 35% năm 2010 Đây là vùng có nhiều tiềm năng,dự báo trong thời gian tới vùng này còn phát triển với tốc độ cao hơn.

- Vùng Đồng bằng : Đây là vùng trọng điểm về kinh tế - xã hội , nơi tập trung

nhiều khu vực hành chính quan trọng và được xem là bộ não của tỉnh, vì thế việcđầu tư phát triển vào khu vực này là không thể xem nhẹ Tổng vốn đầu tư tù vốnngân sách nhà nước trong toàn bộ giai đoạn 2005-2009 là 3227787 triệu đồng ;645557.4 triệu đồng/ năm Riêng trong năm 2009 con số này là 1545603 triệu đồngchiếm 34.5% tổng vốn đầu tư trong năm Nhờ có nhiều thuận lợi về điều kiện tựnhiên và cơ sở hạ tầng nền kinh tế khá phát triển, trong nhiều năm duy trì tốc độ ởmức 8-10%/năm Tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh giữ mức khá cao, trên 50%

- Vùng Trung du-Miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác về

nhiều mặt như cơ sỏ hạ tầng, giáo dục, giao thông Tốc độ tăng trưởng bình quâncủa vùng chỉ đạt 5-6%/năm thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của nền

Trang 34

kinh tế cả tỉnh Nắm bắt được nhưng khó khăn đó tỉnh đã ưu tiên đầu tư vào khu vựcnàylà 4,499,202 triệu đồng trong cả giai đoạn, chiếm 43.9% tổng vốn đầu tư từ ngânsách tỉnh ; trong những năm gần đây, thực hiện Quyết định 253 của Chính phủ, mộtsố huyện miền núi đã có mức tăng trưởng trên 10%/ năm tăng 4% -5% , như : ThạchThành, Như Thanh,

Nhìn chung cơ cấu đầu tư của Thanh Hoá thời gian qua có sự chuyển dịchđúng hướng, phù hợp với lợi thế của tỉnh, góp phần bảo đảm cho nền kinh tế pháttriển nhanh phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình CNH, HĐH Tuy nhiên, tỉnhcần có những chính sách và giải pháp tích cực để tăng nhanh tỷ trọng các ngànhcông nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm dần mức chênh lệch bảo đảm phát triển bềnvững giữa các vùng miền trong tỉnh.

Trang 35

2.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa

Bảng 10: tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển phân theo tiến độ

NỘI DUNG

Vốn ( Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệu

Tỷ lệ(%)

Vốn (Triệuđồng)

Tỷ lệ(%)

PHÂN THEO TIẾN ĐỘ 10,252,480 100 766,449 100 913,877 100 1,670,497 100 2,415,683 100 4,485,974 100

Trang 36

Đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền phổ biến những văn bản quyphạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản, quản lý vốn ngânsách và quản lý quy hoạch đô thị cho cán bộ cơ quan, dơn vị xã phường Tuy vậy,đây là lĩnh vực khó đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nên việc quản lý tốt các nguồnvốn cho đầu tư phát triển của tỉnh Thanh Hóa đang còn một số hạn chế Số cán bộlàm công tác trên lĩnh vực này còn thiếu và chưa được đào tạo chiều sâu nhiều.

Công tác quản lý hoạt động đầu tư nói chung cũng như quản lý nguồn vốnngân sách nói riêng trên địa bàn trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thànhquả Các dự án đầu tư của bộ, ngành được lập và khởi công xây dựng càng nhiều,lượng vốn cũng tăng theo hàng năm Hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cũng đượccải thiện hơn so với thời kỳ 2000 - 2004.

Riêng trong năm 2009 số lượng các dự án đầu tư của bộ, ngành Trung ươngđược lập và khởi công xây dựng là 5 dự án với tổng mức vốn đầu tư là 4485974triệu đồng, khối lượng thực hiện trong năm là 4471984 triệu đồng, bằng 99.7% sovới tổng mức đầu tư, giá trị thanh toán là 511940 triệu đồng, băng 11,4% so vớikhối lượng thực hiện Các dự án được khởi công mới có tổng vốn đầu tư là 1757151triệu đồng chiếm 39.3% tổng khối lượng thực hiện Các dự án chuyển tiếp chiếm49.3% tổng khối lượng thực hiện.

Số lượng các dự án đầu tư của Tỉnh được lập và khởi công xây dựng là 5 dựán trong năm 2005 với tổng mức đầu tư 766449 triệu đồng, khối lượng thực hiệntrong năm là 753662 triệu đồng, bằng 98.3% so với tổng mức đầu tư; Giá trị thanhtoán 127099 triệu đồng 16.9 % so với khối lượng thực hiện Có 2 dự án được đầu tưchuyển tiếp từ năm 2003 sang năm 2004 với tổng mức đầu tư là 3,473 tỷ đồng khốilượng thực hiện trong năm 2009 là 4471984 triệu đồng bằng 99.7 % so với tổngmức đầu tư , giái trị thanh toán 511940 triệu đồng, bằng 11.4 % so với tổng mứcđầu tư và Bố trí vốn để trả nợ và thanh toán các dự án hoàn thành 217,6 tỷ đồng(chiếm 4,6%), bố trí cho các dự án chuyển tiếp 2202893 triệu đồng (chiếm 49.3%),bố trí cho các dự án khởi công mới 1757151 triệu đồng (chiếm 39.3%) và bố trí chocông tác chuẩn bị đầu tư 33 tỷ đồng (chiếm 0,7%).

Năm 2009 được xác định là "năm đầu tư xây dựng cơ bản"; vì vậy, ngay từđầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo với những giải pháp quyết liệt; các cấp,các ngành, các chủ đầu tư đã có nhiều cố gắng và điều kiện khách quan có nhữngthuận lợi cơ bản về thời tiết, giá cả nên tình hình đầu tư phát triển từ nguồn vốnngân sách do địa phương quản lý có chuyển biến rõ nét so với kế hoạch và so với

Trang 37

các năm trước, kết quả cụ thể như sau:

- Các chủ trương đầu tư đảm bảo mục tiêu theo quy hoạch và định hướngphát triển kinh tế - xã hội, tình hình thực tế và để tranh thủ tối đa các nguồn vốn hỗtrợ của Trung ương.

- Công tác chuẩn bị đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều dự án đã đượcphê duyệt và có chủ trương đầu tư để chuẩn bị cho kế hoạch năm 2010 và những nămtiếp theo (khoảng 120 dự án đã được phê duyệt với tổng cộng TMĐT khoảng trên4.000 tỷ đồng và 110 dự án đã có chủ trương đầu tư đang lập và trình duyệt dự án đầutư).

- Công tác kế hoạch đầu tư phát triển đã có chuyển biến tốt hơn nên tuynguồn vốn lớn nhưng tiến độ và kết quả thực hiện đạt khá so với kế hoạch và so vớicùng kỳ các năm trước Các nguồn vốn, chương trình có tiến độ thực hiện và tốc độgiải ngân nhanh là nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh, vốn chương trình MTQG,chương trình 135, vốn thực hiện Nghị quyết 37, Nghị quyết 39, vốn đầu tư hạ tầngdu lịch, vốn TPCP lĩnh vực y tế

- Tổng giá trị khối lượng thực hiện đến ngày 30/11/2009 ước đạt khoảng3.514 tỷ đồng (bằng 75% kế hoạch); giải ngân đạt khoảng 3.012 tỷ đồng (bằng64%KH) và dự kiến đến hết năm 2009 sẽ giải ngân đạt khoảng 4.442 tỷ đồng (bằng95% kế hoạch), số vốn còn lại 249 tỷ đồng (bằng 5% kế hoạch) sẽ tiếp tục giải ngântrong quý I năm 2010, cụ thể là:

+ Vốn kế hoạch đầu năm: đến ngày 30/11/2009 giải ngân đạt khoảng 80% kế

hoạch (tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2008 là 65%, năm 2007 là 58%); dự kiến hếtnăm 2009 sẽ giải ngân hết kế hoạch.

+ Vốn bổ sung kế hoạch: đến ngày 30/11/2009 giải ngân khoảng 40% kế

hoạch; dự kiến hết năm 2009 giải ngân đạt khoảng 85% kế hoạch; số vốn còn lạikhoảng 15% (vốn TPCP, vốn ứng thực hiện Nghị quyết 30a, vốn tạm ứng Kho bạcNhà nước) sẽ tiếp tục giải ngân trong quý I năm 2010.

+ Vốn ứng kế hoạch năm 2010, 2011: đến ngày 30/11/2009 giải ngân đạt

khoảng 35% kế hoạch; dự kiến hết năm 2009 giải ngân đạt khoảng 87% kế hoạch;số vốn còn lại khoảng 13% sẽ tiếp tục giải ngân trong quý I năm 2010.

- Công tác đấu thầu trên địa bàn nhìn chung đảm bảo quy định của pháp luật,minh bạch hơn và rút ngắn được thời gian đấu thầu Các sở, ngành chức năngthường xuyên kiểm tra, thanh tra nên chất lượng các công trình xây dựng có chuyểnbiến tốt hơn.

Ngày đăng: 14/11/2012, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Nguyễn Hồng Minh, Đinh Đào ánh Thuỷ, Bài giảng: Quản trị Đấu Thầu, ĐHKTQD Hà Nội Khác
2.TS.Nguyễn Bạch Nguyệt, TS.Từ Quang Phương, Giáo trình kinh tế đầu tư , Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội Khác
3.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư, Đại hoc KTQD Hà Nội Khác
4.Định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,Quốc phòng - an ninh 5 năm 2011 - 2015 Khác
5.Niên giám thống kê tỉnh Thanh hóa các năm 2000 - 2009 Khác
6.Quy định pháp luật về quản lý quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng - Nhà xuất bản chính trị quốc gia-2003 Khác
7. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 - UBND tỉnh Thanh Hóa Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001- 2010 - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001- 2010 (Trang 10)
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2010 - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2010 (Trang 10)
Từ kết quả cụ thể trong Bảng 3, ta có thể thấy tổng vốn đầu tư từ năm - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
k ết quả cụ thể trong Bảng 3, ta có thể thấy tổng vốn đầu tư từ năm (Trang 15)
Bảng 4: Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 4 Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa (Trang 18)
Bảng 4 : Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển  tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 4 Quy mô nguồn vốn đầu tư phát triển tỉnh Thanh Hóa (Trang 18)
Bảng 6: So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 6 So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Trang 20)
Bảng 5: Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành) - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 5 Tình hình thu hút vốn đầu tư (giá hiện hành) (Trang 20)
Bảng 6 : So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn  đầu tư toàn xã hội - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 6 So sánh vốn đầu tư ngân sách nhà nước so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Trang 20)
Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn ngân sách dành cho ĐTPT theo nguồn vốn đầu tư tù ngân sách nhà nước và  các nguồn chi khác - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 7 Cơ cấu nguồn vốn ngân sách dành cho ĐTPT theo nguồn vốn đầu tư tù ngân sách nhà nước và các nguồn chi khác (Trang 23)
Bảng 7 : Cơ cấu  nguồn vốn ngân sách dành cho ĐTPT theo nguồn vốn đầu tư tù ngân sách nhà nước và  các nguồn chi khác - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 7 Cơ cấu nguồn vốn ngân sách dành cho ĐTPT theo nguồn vốn đầu tư tù ngân sách nhà nước và các nguồn chi khác (Trang 23)
Bảng 8: cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý theo lĩnh vực - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 8 cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý theo lĩnh vực (Trang 26)
Bảng 8 : cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý theo lĩnh vực - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 8 cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý theo lĩnh vực (Trang 26)
Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 9 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng (Trang 32)
Bảng 9: Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 9 Cơ cấu vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hóa theo vùng (Trang 32)
2.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
2.4. Tình hình quản lý và sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 35)
Bảng 10: tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển phân theo tiến độ - Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp .doc
Bảng 10 tình hình sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư phát triển phân theo tiến độ (Trang 35)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w